Ở giữa cơn sốt màn ảnh khổng lồ này, người Trung Quốc đang tiết lộ phòng
chiếu phim đặc biệt, và thậm chí giới thiệu công nghệ mới gây chấn động
ngành công nghiệp điện ảnh.
Hệ thống công nghệ hỗ trợ các bộ phim định dạng IMAX do ba người Canada
phát minh vào những năm 1960, và phát triển thành khuynh hướng chủ đạo ở
phương Tây trong những năm 1990. Màn ảnh tiêu chuẩn có chiều rộng 22
mét và cao 16 mét, rộng như là một sân bóng rổ, và rộng hơn nhiều so với
màn ảnh thông thường. Khán giả yêu thích sự trải nghiệm hình ảnh chất
lượng cao, với màn ảnh khổng lồ chiếm gần như mỗi diện tích tầm nhìn.
Nhưng thiết bị IMAX rất đắt tiền, và các rạp muốn trình chiếu các bộ phim định dạng IMAX đòi hỏi phải trả thêm phí.
Chi
phí đắt đỏ của công nghệ IMAX khiến các rạp và công ty điện ảnh Trung
Quốc tạo nên các phiên bản màn ảnh rộng của riêng họ. Wang Bozheng,
nguyên tổng giám đốc công ty Điện ảnh Hòa Bình Thượng Hải, cho
China Culture Daily
biết rằng các thiết bị cần thiết để xây dựng một rạp chiếu phim IMAX
tốn hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD), trong khi các thiết
bị sản xuất trong nước chỉ khoảng một phần mười giá đó. “Đó là chưa nói
đến việc bạn sẽ không đáp ứng nổi chi phí bảo trì hoặc phí chuyển đổi
phim,” ông nói.
Tháng 4 năm 2010, Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc
và Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật điện ảnh Trung Quốc bắt đầu hợp tác
sản xuất các thiết bị màn ảnh khổng lồ Trung Quốc.
Tháng 7 năm 2011, màn ảnh rộng Trung Quốc đã sẵn sàng cho thời điểm chín muồi, cả phim nội địa lẫn nước ngoài, chẳng hạn như
The Smurfs (
Xì Trum,
China 1911 (
Xả mệnh báo quốc), và
It's Love (
Thanh xà Bạch xà)
đã được trình chiếu trên những màn ảnh khổng lồ này, cho khán giả kinh
ngạc với hiệu ứng hình ảnh mà nhiều người nói là tuyệt vời như công nghệ
IMAX.
Màn ảnh khổng lồ của Trung Quốc dường như chiếm lợi thế hơn so với IMAX
Tháng 12 năm 2011, những màn ảnh khổng lồ của Trung Quốc đã được giới
thiệu chính thức ở UME Cinemas thuộc Bắc Kinh, tạo nên sự khác biệt giữa
màn ảnh khổng lồ Trung Quốc và ngành công nghiệp IMAX. Cùng thời gian
này, Poly Cinemas đã khai trương các rạp với màn ảnh khổng lồ POLYMAX,
tuyên bố rằng họ đã du nhập thiết bị trình chiếu tối tân nhất thế giới.
Và
trước đó một năm rưỡi, Jackie Chan Cinema ở Wukesong thuộc Bắc Kinh đã
giới thiệu màn ảnh khổng lồ của họ, gồm công nghệ mà chính rạp đó đã tự
nghiên cứu và sản xuất. Rạp có sức chứa hơn 590 người với màn ảnh có
chiều rộng 25 mét và chiều cao 17 mét, dự án có quy mô khá ấn tượng ở
châu Á, chưa nói là toàn thế giới.
“Khi quyết định xây một rạp
chiếu phim khổn g lồ, bàn đầu chúng tôi nghĩ đến việc sử dụng công nghệ
IMAX, nhưng thật là tốn kém. Sau đó chúng tôi chọn việc phát triễn công
nghệ của riêng mình mà có thể trình chiếu hiệu ứng hình ảnh thú vị như
thế trên màn ảnh khổng lồ,” Liu Zhenhua, phó chủ tịch Jackie Chan
Cinema nói.
So sánh với IMAX, màn ảnh khổng lồ của Trung Quốc sản
xuất dường như chiếm lợi thế. Theo Yang Xuepei, giám đốc Viện nghiên
cứu khoa học kỹ thuật điện ảnh Trung Quốc, mỗi năm chỉ khoảng 10 bộ phim
được phát hành định dạng IMAX, trong khi công nghệ màn ảnh khổng lồ của
Trung Quốc sẵn sàng cho nhiều loại phim hơn. Về lý thuyết, bất kỳ phim
nào cũng có thể trình chiếu trên màn ảnh này.
Sau khoảng 10 ngày
định dạng lại, một bộ phim có thể trình chiếu trên bất kỳ màn ảnh khổng
lồ nào của chúng tôi. Việc có thêm nhiều bộ phim đặc sắc được phát hành
trên màn ảnh khổng lồ chỉ còn là vấn đề thời gian,” Yang Xuepei nói với
People's Daily Overseas Edition.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi