Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Kung Fu Panda 2

31/05/2011

Lại một tuần nữa một phim 3D khác được tung ra rạp.

Mỗi cuối tuần trong tháng 5 này lại có một phim 3D mới toanh, bao gồm Thor, Priest, và Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides. Lịch chiếu tuần này là Kung Fu Panda 2, phần tiếp theo siêu phẩm thành công rực rỡ năm 2008 của Dreamworks Animation, hãy đặt câu hỏi lớn như vầy: bộ phim 3D này có đáng với tiền vé thu thêm không?

Hãy đọc phân tích dưới đây và tự tìm ra liệu bạn có muốn trả thêm tiền để xem gấu trúc và công đánh nhau trên không gian ba chiều không nhé.

Có phù hợp không?

Có nhiều lý do tại sao một bộ phim hợp hay không hợp với định dạng, nhưng có lẽ Kung Fu Panda 2 chính là mẫu phù hợp hoàn hảo. Ngay trước tiên, đây là phim hoạt hình, một thể loại đã đem lại kết quả một số phim 3D hay nhất chúng ta đã xem tới giờ. Kế, phim có những yếu tố hành động tạo ra vô số khoảnh khắc cho những thứ vọt ra màn hình đến trước mặt khán giả. Rồi đến bối cảnh Trung Hoa cổ xưa đẹp tuyệt, mà với hình ảnh ba chiều, càng thu hút khán giả hơn. Công nghệ 3D không chỉ phù hợp với dự án phim này mà còn hoàn thiện nó.

Kế hoạch và công sức

Như đã nói trên, phim hoạt hình thường có tỷ lệ thành công cao hơn ở định dạng 3D. Đó là vì mọi góc cạnh và mọi yếu tố trong từng khuôn hình có thể được dựng, thay đổi và di chuyển để hiện ra một cách hoàn hảo ở ba chiều. Đây là con đường của Kung Fu Panda 2, mà từ ý tưởng khởi nguyên đã được tính toán là một phim 3D (Jeffrey Katzenberg, Tổng giám đốc điều hành của Dreamworks Animation, trước đó từng đề cập rằng từ đây mọi bộ phim của hãng sẽ tận dụng công nghệ mới này). Kết quả của việc lập kế hoạch đó là mọi khuôn hình trong bộ phim mới này đều được thể hiện và chạm khắc cho phù hợp một cách đẹp đẽ với 3D, thậm chí tránh được hình ảnh “cắt bìa cứng” thấy ghê mà nhiều phim khác đã có. Những họa sĩ hoạt hình kết hợp mọi thứ họ có thành 3D và điều này được hậu tạ.

Bên ngoài cửa sổ

Người xem có thể có hai dạng trải nghiệm với phim 3D: “Bên ngoài cửa sổ” và “Đằng trước cửa sổ”. Loại đầu nói tới trải nghiệm về chiều sâu mà phim 3D mang lại; tức là không phải bạn nhìn vào một bức tranh mà là nhìn vào một thế giới khác. Vì những họa sĩ hoạt hình có thể làm được bất cứ điều gì họ muốn khi dựng hình cái thế giới khác đã nói đó, đặc tính này vốn là dấu hiệu phân biệt của phim hoạt hình và Kung Fu Panda 2 không làm thất vọng. Nhìn sâu vào phía sau nhân vật khán giả có cảm giác họ thực sự nhìn thấy Trung Hoa cổ đại. Những ngoại cảnh mở rộng mọi hướng về phía chân trời còn nội cảnh cho bạn cảm giác mình đang sống trong cùng một không gian như nhân vật. Nói đơn giản là, bộ phim ghi điểm xuất sắc về trải nghiệm “Bên ngoài cửa sổ”.

Đằng trước cửa sổ

Đây là khi bộ phim nỗ lực mở rộng ra khỏi giới hạn của màn hình và thay vì đưa bạn đi vào bộ phim, bộ phim đi ra thế giới của bạn. Đây là đất dụng võ cho những pha hành động của Kung Fu Panda 2. Qua rất nhiều cảnh đánh nhau, khán giả liên tục hụp và né những cú đấm đá tung vào mặt họ. Bộ phim còn có sự hài hước với những thứ phóng ra, khi vũ khí tiêu diệt võ lâm của Tước Thiên Vương thường xuyên nã vào khán giả. Nhưng thậm chí ngoài hành động, bộ phim còn tìm cách tận dụng dạng trải nghiệm 3D này, những thành phần của môi trường như bụi và tuyết – để thổi vào khán phòng. Không hề tạo cảm giác cường điệu hay gượng ép mà chỉ có tuyệt đẹp.

Độ sáng

Chừng nào công nghệ tiến bộ được tới mức mà chúng ta không phải đeo kính để xem nữa thì vấn đề là chúng ta còn phải tiếp tục đeo kính. Mặc dù bộ phim đã làm hết sức để đền bù lại, sự thật là tất cả chúng ta vẫn phải mang kính râm trong nhà, ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức. Không may, đây là điều Kung Fu Panda 2 chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Sử dụng gam màu tối và thể hiện nhiều cảnh ban đêm, một lượng lớn bộ phim này bị tối tăm và mờ ảo vì cặp kính. Mặc dù không phá hỏng hoàn toàn, chắc chắn điều này chẳng có lợi gì cho bộ phim.

Thử bỏ kính ra

Sẽ có những bạn đọc bướng bỉnh có thể nghĩ, “3D quỉ quái, tôi không xem phim qua cặp kính ngu xuẩn thế đâu!” À, nghĩ cách này có thể tác động mạnh đến khả năng thưởng thức một phim 3D chất lượng đấy. Rốt cuộc, những ai gỡ cái cặp kính gọng nhựa rẻ tiền đó ra trong lúc xem một phim 3D chất lượng cao sẽ nhận ra rằng có rất nhiều cảnh bị nhòe do công nghệ này. Thường là, bạn càng thấy không rõ khi không có kính, thì công nghệ 3D càng được áp dụng xuyên suốt.

Sức khỏe của khán giả

Có người không làm sao trong khi xem phim 3D, có người luôn phát bệnh. Mỗi người phản ứng với công nghệ này mỗi khác, vì thế cũng khó nói. Phần lớn những gì gây ra chứng đau đầu khi xem 3D là việc có những phim không thành công trong việc hướng dẫn mắt bạn vào hành động, bỏ mặc khán giả tự tìm tiêu điểm của khuôn hình và bị mất phương hướng. Không có lúc nào trong khi xem Kung Fu Panda 2 mà lại thấy có vấn đề này, đạo diễn Jennifer Yuh luôn thành công trong việc dẫn dắt mắt bạn.

Bạn sẽ xem Kung Fu Panda 2 định dạng 2D hay 3D?

* 2D - 20%
* 3D - 72%
* Không xem - 8%

Phán quyết chung cuộc: 32 điểm là một số điểm cao đáng buồn cười, và, nếu bạn chưa nghĩ ra, số điểm đó có nghĩa là bạn nên xem Kung Fu Panda 2 định dạng 3D. Bộ phim hoàn toàn lợi dụng lợi thế hoạt hình và là một phim dễ làm thành phim 3D hay nhất. Hãy giữ lại tiền mà bạn chưa phung phí cho Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides tuần rồi và chi vào việc xem những con thú biểu diễn một thứ võ thuật ma mị.


Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend