Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Thảm họa Pompeii

04/03/2014

Paul W.S. Anderson, đạo diễn đứng sau Resident EvilMortal Kombat, đưa tình yêu dành cho thể loại hành động hoang dã của ông vào thảm kịch của thành phố Pompeii, một thành phố đã bị chôn vùi dưới tro bụi và dung nham khi núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên.

Kit Harington, trái, và Emily Browning trong một cảnh phim

Kit Harington (Game of Thrones) trong vai một võ sĩ giác đấu quyết cứu mạng người yêu (Emily Browning) trong cơn hỗn loạn tầm cỡ thế giới của thảm họa thiên nhiên này.

Mục bình luận sẽ cân nhắc xem bộ phim này có đáng để bạn dành thời gian đi xem hay không, còn ở đây sẽ chỉ tập trung vào việc sử dụng 3D của bộ phim. Qua bảy hạng mục riêng biệt, mục 3D hay không 3D đánh giá toàn bộ các phương diện của trải nghiệm xem 3D. Hãy coi đây là một hướng dẫn sử dụng dành cho người tiêu dùng để quyết định xem Pompeii ở định dạng nào.

Tính phù hợp - 5/5

Liệu bộ phim này có xứng đáng để làm phép loại suy 3D? Trên lý thuyết, bạn nghĩ là có. Vừa là phim dã sử, vừa là phim thảm họa, hẳn sẽ có rất nhiều cơ hội cho các loại vũ khí chĩa vào trong khán phòng cùng với những quả cầu lửa, và những đại cảnh về một Pompeii lộng lẫy -- từ những ngôi nhà đẹp say đắm đến những đấu trường hoàh tráng -- có cảm giác đa chiều và vĩ đại hơn. Hiệu ứng thị giác bằng vi tính về thảm họa thiên nhiên sẽ liền tù tì! Về lý thuyết, phim hoàn toàn phù hợp.

Kế hoạch & công sức - 1/5

Đoạn trên là lời tựa cho cả đống từ "nhưng". Nhưng Pompeii lãng phí gần hết cơ hội ứng dụng 3D thuyết phục. Chẳng hạn, phần lớn bộ phim được quay cận cảnh, là một khuôn hình khiến 3D hầu như vô dụng và nhìn chung là không ngoạn mục. Một ví dụ khác, đạo diễn Anderson chuộng phong cách quay phim thiên về cảnh nền -- và thi thoảng một số yếu tố cật cảnh -- ngoài trọng tâm, làm vô hiệu hóa 3D. Tệ hơn hết có lẽ là hiệu ứng cắt cảnh nhanh các cảnh hành động lên 3D, tựu trung khiến bạn không thể nào tập trung vào diễn biến đang xảy ra.

Trước màn ảnh - 3/5

Đây là khía cạnh 3D khiến cho nhiều vật thể trong phim dường như vươn vào trong khán phòng. Khoản này Pompeii làm cũng tạm ổn. Tro bụi bay như tuyết, và sau đó là những quả cầu lửa và và đá nóng chảy phụt vào không trung, để lại những vệt khói đen. Những khoảnh khắc này hiệu quả, chỉ là quá ít và cách nhau khá lâu.

Sâu trong màn ảnh - 2/5

Đây là chỗ 3D đẩy thế giớ trong phim có vẻ như vào sâu trong màn ảnh. Khi được sử dụng đúng cách, hiệu ứng này tạo cảm nhận chiều sâu hơn cho một bối cảnh, khiến các lâu đài thành quách như lớn hơn, hang động như âm u hơn và rừng cây rậm rạp hơn. Tuy nhiên, đa phần cảnh nền trong Pompeii đều nằm ngoài tiêu điểm hoặc bị thu nhỏ đến tối thiểu trong các cảnh quay cận cảnh, công nghệ 3D chẳng ích gì ở đây. Chỉ đến màn ba khi một đại cảnh chiến đấu ở đấu trường dẫn đến sự hủy hoại chung cuộc của Pompeii thì chúng ta mới thấy được những đường phố và công trình kiến trúc theo một cách thú vị mơ hồ.

Độ sáng - 5/5

Vì quá nhiều khói, ánh sáng không bao giờ cản trở chúng ta nhìn thấy hành động. Kể cả với tính làm mờ đi cố hữu của cặp kính 3D, Pompeii được đánh sáng rất rõ ràng.

Thử bỏ kính - 3/5

Đây là cách đơn giản để thử xem 3D được áp dụng nhiều hay ít. Bỏ kính 3D ra, quan sát sự nhòe đi. Mang kính trở lên, xem mọi thứ có nổi lên không! Tác giả bài viết đã thử làm việc này nhiều lần trong suốt bộ phim và mặc dù quả là có nhiều lớp trong mỗi khuôn hình, không lớp nào đủ rõ để thực sự nổi lên khi tác giả mang kính vào trở lại.

Sức khỏe khán giả - 2/5

Khi 3D được ứng dụng tệ, phim có thể khiến bạn khó chịu. Một số người phàn nàn sự khó chịu do 3D tệ hại gây ra gồm buồn nôn, căng mắt và nhức đầu. Xem Pompeii, tác giả bị căng mắt lẫn nhức đầu. Thực sự tác giả bị nhức mắt trong một cảnh chiến đấu cắt cảnh nhanh, vì cố nhìn cho ra hình thù nào có thể giúp hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Rồi một cơn nhức dữ dội chiếm lấy đầu óc. Yếu tố 3D của bộ phim này nói nôm na là tệ đến gây hại. Ít ra phim chưa làm người viết phải buồn nôn, đúng không nào?

BẢNG ĐIỂM
Tính phù hợp
5
Kế hoạch và công sức
1
Trước màn ảnh
3
Sâu trong màn ảnh
2
Độ sáng
5
Thử bỏ kính
3
Sức khỏe của khán giả
2
Tổng điểm
21 (trên tối đa 35 điểm)

Kết luận: Đừng xem phim này bản 3D. Chớ có xem 3D đấy.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi