Làm sao mà một phim đầy dung nham nóng bỏng như thế lại khiến khán giả lạnh nhạt?
60 phút đầu của phim
Pompeii thật dễ sợ, gần như không đáng
xem. Một câu chuyện tình ảm đạm u ám khuôn sáo-đến-từng chút, nàng công
chúa thơ mộng, nhợt nhạt (rất nhợt nhạt, nếu xét chất Địa Trung Hải của
nàng) phải lòng chàng trai và quyền lực hẹp hòi cản trở đôi uyên ương.
Ôi chán chưa!
Nàng công chúa nhợt nhạt của Emily Browning
Tuy nhiên, 45 phút cuối của bộ phim, bởi ý chí tuyệt đối, thì có tính
giải trí rõ rệt. Ít ra cũng có cái chết ập xuống dưới dạng những quả cầu
lửa phá hủy chốn đó.
Tất nhiên, có một nghịch lý cố hữu đó là: để thưởng thức
Pompeii bạn
cần môi trường màn ảnh rộng. Paul W.S. Anderson là một trong số ít đạo
diễn quay 3D từ đầu, và biết cách dàn dựng hình ảnh đập vào mắt. Nghĩa
là để tận hưởng bộ phim bạn sẽ không được thả cửa bình phẩm cạnh khóe và
nhại lời thoại cọc cạch cùng những diễn xuất cứng đờ, trừ phi bạn là
những tên ngốc nói chuyện trong lúc xem phim.
Kit Harrington trong vai “The Celt” và đây là một sự chọn vai tệ hại. Không thể không nghĩ tới
Game of Thrones và Jon Snow, và trong một tiếng đồng hồ ì ạch đầu tiên bạn sẽ ngồi đó mà nói, “Ước gì mình đang xem
Game of Thrones
chứ không phải cái bịch rác này.” Tất cả sắc thái của bộ phim truyền
hình đó, câu chuyện khó hiểu và phong cách mở rộng thể loại chẳng thấy
đâu. Chàng đấu sĩ quả cảm đấu với đế chế La Mã tàn bạo vẫn đang được
trình chiếu khi bạn xem phim kinh điển trên kênh TCM vào chiều chủ nhật.
Nhưng giờ là năm 2014 và mức độ miêu tả tính cách nhân vật không có
chiều sâu của
Pompeii với kiểu xoay mòng mòng hoàn toàn không sáng tạo là tuyệt đối không thể chấp nhận được.
Núi lửa phun trào, thảm họa ập xuống thành phố
The Celt và gã đấu sĩ tay chân Atticus (Adewale Akkinnuoye-Agbaje) huấn
luyện và dè bỉu và ngày trận đấu lớn đang đến – trò tiêu khiển giết chóc
của đám trai trẻ – thì núi lửa bùng nổ.
Giống những phim rẻ tiền của Irwin Allen thập niên 1970 như
Earthquake hay
The Towering Inferno hay, phim yêu thích của tác giả bài viết này,
The Swarm,
Pompeii cơ
bản là một đám ngồi đợi CÁI CHUYỆN đã khiến bạn tới rạp chiếu xảy ra.
Rốt cuộc chuyện cũng xảy ra và khi đó bạn được thấy cả đám người chạy
tán loạn và la hét và chết, trong trường hợp của phim này, bằng cách do
vi tính tạo ra.
Kiefer Sutherland là người duy nhất có vẻ hiểu
rằng phim này là để giải trí. Không hiểu anh ta nói giọng gì nhưng ít ra
cũng khiến bật cười đôi chút. Anh ta đong đưa liếc mắt với cô gái của
The Celt (Emily Browning). Cô này là con gái của gã bẩn tưởi của thành
phố Jared Harris, công việc của gã này là nói giọng Anh, và Carrie-Anne
Moss, công việc của bà này là khiến bạn nói “Carrie-Anne Moss ĐÓ SAO?!?”
Kiefer Sutherland
Những phim hay nhất của Paul W.S. Anderson,
Event Horizon và, tin hay không thì tùy,
Resident Evil
phần mới nhất, hiệu quả khi chúng liều mọi thứ và cố gắng hết sức và để
sự điên rồ xảy ra. Không có kiểu mạo hiểm đó trong bộ phim gà gật này.
Đúng là có vài khuôn hình lộng lẫy, đặc biệt là khói lan tỏa khắp thành
phố, dàn đồng ca Hy Lạp đeo mặt nạ vàng và ký ức khó chịu của The Celt,
nhưng ngay cả
Three Musketeers tệ hại của Anderson cũng có một vài cảnh hay.
Pompeii chỉ có thể cho bạn những hình ảnh rời rạc là hết cỡ.
Tác
giả bài này rất thích những phim La Mã được Hollywood hóa và thích
người ta đấu nhau đến chết trong đấu trường La Mã. Nhưng thứ lấp chỗ
trống giữa những hành động ít ra cũng phải giữ cho máy chạy. Thương
thay,
Pompeii chẳng có tính lịch sử gì để mà nhớ hết.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi