Có một dạng người là dân chơi trò chơi điện tử trung thành đến phút chót. Họ theo dõi say mê lúc trò chơi bắn đạn mở đường cho Pong, khi các khu trò chơi sản sinh ra hệ thống chơi trò chơi tại nhà. Họ dành nhiều năm bên Mario và Luigi, khóa mình trong Mortal Kombat với Nhím Sonic.
Tác giả bài viết này không phải dạng người đó.
Nhưng vẫn thích
Wreck-It Ralph (ra mắt ở Việt Nam với tựa
Rap-phờ đập phá).
Ralph (trái) và Felix
Và nếu bạn là người chơi
Space Invaders đến mức chai tay, thuộc tên các nhân vật trong
Pac-Man và nghĩ Chuck E. Cheese là nơi tuyệt hảo dành cho bữa tối kỷ niệm, chắc bạn sẽ yêu phim này.
Phim bắt đầu trong một trò chơi điện tử, nơi đó Rap-phờ Đập phá đã chán ngán việc làm kẻ xấu trong trò chơi có tên
Fix-It Felix Jr. Anh phá đồ đạc, tên Felix chẳng phàn nàn gì lại đặt chúng vào chỗ cũ, rồi cứ thế cứ thế đến khi người chơi hết tiền.
Vì vậy Ralph chạy trốn và nhảy vào một trò chơi khác, hy vọng sẽ nhấn được nút khởi động lại và thay đổi đời mình.
Dĩ
nhiên, chuyện đâu có dễ vậy. Và không đợi lâu, các nhân vật trong nhiều
thế giới ảo đã trộn lẫn vào nhau – Ralph kẹt trong một trò chơi con nít
do một tên vua ác độc trị vì và mọi người bị các con bọ máy có thể thay
hình đổi dạng tấn công.
Đây là một nồi lẩu văn hóa đại chúng hài hước. Thế giới kẹo ngọt dính tay của trẻ em có vẻ được làm từ các mảnh của trò chơi
Candyland và hoạt hình cổ
Perils of Penelope Pitstop, trong lúc đó các con côn trùng ngoài hành tinh (và những người lính quyết chí đuổi theo chúng) rõ là bước ra từ
Aliens.
Ralph to đùng, vụng về loạng choạng bước đi trong mọi thứ đó.
Phim
vui, dù chưa tận dụng hết khả năng hài hước nhẽ ra phải có. Phần lớn
các nhân vật nhìn giống như hoạt hình đồ họa vi tính thay vì giống cư
dân trong trò chơi điện tử. Và Ralph đến từ một thế giới cũ, đời đầu;
giá mà chuyển động của anh cũng mang tính cổ điển nguyên chất hơn thì đã
tuyệt hơn rồi.
Ralph cùng các nhân vật trò chơi điện tử đóng vai khách mời trong phim
Nhưng John C. Reilly tuyệt vời đã làm tốt việc lồng tiếng cho anh chàng
vụng về đáng yêu này, và Jack McBrayer vào vai Felix “úi trời” thật hoàn
hảo. Và trong lúc Sarah Silverman chỉ hơi hoạt bát đến phiền hà trong
vai cô trợ thủ nhỏ của Ralph, Alan Tudyk mang đến cho tên vua lập dị nét
lảo đảo tham lam kiểu Ed Wynn.
Tuyệt nhất trong số đó là Jane
Lynch, lồng tiếng cho người chỉ huy đội ngũ diệt bọ máy – một chiến binh
cứng cỏi như chiếc áo chống đạn, sự bẳn tính kiểu trung sĩ huấn luyện
của cô luôn được giữ ở mức an toàn và được tiết giảm hài hước thành dạng
ngớ ngẩn hợp với mức PG (cần có phụ huynh xem cùng).
Và nếu bạn
là một 'game thủ'… chà, một tầng hài hước khác mở ra, khi nhiều nhân vật
xuất hiện bất ngờ trong suốt phim. (Không có Mario và Luigi vì phí bản
quyền quá cao. Nhưng này, thử tìm một anh thợ ống nước trong lúc gấp rút
mà xem.)
Nói thật thì kịch bản có nhiều chỗ lỏng lẻo (và dựa quá
nhiều vào các chuyện hài về đại tiện) và giọng con nít hư hỏng của
Silverman hơi quá mức cần thiết. Nhưng những đoạn có kẹo bao phủ thực sự
sáng tạo, và với một tác phẩm được Disney “nuôi” thì phim này đã hơi
liều mạng (thậm chí còn có cả một cảnh tinh tướng nhắm vào truyền thống
tôn thờ công chúa của hãng này).
Với những ai có con nhỏ và một
ngày thứ bảy rảnh rỗi, đây là một ván cược khá an toàn và nhẹ nhàng. Và
là một cái cớ tuyệt vời để sau đó đi lên gác mái và xem mình có lục lọi
ra được máy chơi điện tử Atari 2600 cũ không.
Chú ý: Phim có cảnh hài hước trong phòng tắm và một số cảnh bạo lực đáng sợ
Rap-phờ đập phá (PG) Disney (93 phút)
Do Rich Moore đạo diễn. Các diễn viên lồng tiếng: John C. Reilly, Sarah Silverman, Jack McBrayer, Jane Lynch, Alan Tudyk.
Đánh giá ★★★
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi