Bộ phim mới nhất của đạo diễn Bành Hạo Tường ngập tràn biểu tượng, từ
một quái vật khổng lồ tới con người trong một thành phố giấy.
Nữ ca sĩ – diễn viên Dương Thiên Hoa dạo chơi trong chiếc xe hơi bằng
giấy nom như vật hỏa tế cho các linh hồn. Sau đó cô bước vào một căn hộ
bằng giấy cũng được chế tạo nhằm dâng lên các vị thần.
Áp phích phim
Ở những cảnh khác, một quái vật tắc kè hoa khổng lồ ì ạch lê qua mô hình
Hồng Kông bằng giấy và một chú cá voi đồ sộ mắc cạn trên bờ biển, gây
nhiều hiếu kỳ cho người xem.
Tác phẩm mới nhất của đạo diễn Bành Hạo Tường
Aberdeen có vẻ bị nhồi nhét nhiều biểu tượng, nếu bạn muốn tìm kiếm chúng – và có lẽ ngay cả khi bạn không có ý đó.
Bởi
vì cả một đội ngũ khán giả coi anh là người dẫn đường của điện ảnh Hồng
Kông đích thực, khi anh tiếp tục làm phim về trải nghiệm sống Hồng Kông
trong thời kỳ nhân lực ngành điện ảnh thành phố ngày càng hướng lên
phía bắc tới Trung Quốc để thực hiện các bộ phim đồng sản xuất kinh phí
lớn.
Aberdeen – là một tác phẩm nữa của đạo diễn Bành –
lấy bối cảnh Hồng Kông và kể về một đại gia đình Hồng Kông trong đó các
thành viên đau đầu vì những bí mật của chính họ. Phim hội tụ những tên
tuổi bậc nhất Hồng Kông, bao gồm Dương Thiên Hoa, Tằng Chí Vỹ, Cổ Thiên
Lạc và Lương Vịnh Kỳ.
Tựa đề phim nhắc đến khu vực phía nam đảo
Hồng Kông, nơi người Anh lần đầu cập bến vào năm 1841, đồng thời là nơi
được cho là “điểm khởi đầu của câu chuyện Hồng Kông” theo lời đạo diễn
Bành. Tựa đề tiếng Hoa của
Aberdeen,
Hương Cảng tể, cũng là chơi chữ của “em bé Hồng Kông” hay “Hồng Kông nhỏ bé”.
Đạo diễn Bành Hạo Tường
Bất chấp nhiều chứng cứ, Bành Hạo Tường bác bỏ ý kiến anh là ngọn đèn soi sáng ngành điện ảnh quê nhà.
“Không
phải thế. Tôi chỉ làm những bộ phim mình muốn xem, về những câu chuyện
mình muốn kể. Tôi ngẫu nhiên đồng cảm về Hồng Kông vì tôi được sinh ra
và lớn lên ở đây, và thật tình cờ khi tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Quảng
Đông.
“Nhưng tôi không đặt mục tiêu chỉ làm phim về Hồng Kông. Tôi không ngại làm phim về các nền văn hóa khác,” anh điềm đạm nói.
Thực
ra, thái độ của anh có thể được xem là điển hình của Hồng Kông – rất
thực tế. Phát ngôn sứ mệnh lớn lao và biểu tượng mang đậm tính châu Âu.
Chẳng hạn cảnh tắc kè hoa khổng lồ và cá voi trên bãi biển được đưa vào “chỉ vì tôi muốn thế,” đạo diễn Bành nói.
Vị
đạo diễn 40 tuổi lặng lẽ cười bổ sung: “Tôi luôn luôn hâm mộ Godzilla
và tôi nghĩ sẽ thú vị khi làm điều tương tự trong tác phẩm của mình. Còn
cách nào hiện thực hóa mộng tưởng hay hơn tự mình đóng vai quái vật, và
phá hủy thành phố như thế?”
Chú cá voi trên bờ biển là điều anh đã muốn đưa vào bộ phim trước của mình là
Love in a Puff (2010).
“Khi
tôi còn nhỏ, một chú cá voi mắc cạn trên bãi biển Hồng Kông và tôi nhớ
đã đòi cha mẹ mình đưa đi xem, nhưng họ từ chối. Thế nên tôi luôn tưởng
tượng về điều đó và muốn đưa lên màn ảnh rộng. Chúng tôi không có kinh
phí để thực hiện trong
Love in a Puff nhưng bây giờ chúng tôi có nhiều tiền hơn, nên tôi đưa hình ảnh đó vào
Aberdeen.”
Lý Mân Quế (phải) và Cổ Thiên Lạc trong một cảnh phim
Đó là dấu hiệu cho thấy Bành Hạo Tường tự tin biết mấy trong vai trò đạo
diễn – và anh có lý do chính đáng để tự tin như thế. Danh sách các tác
phẩm độc đáo của anh luôn được ca ngợi nhiệt liệt dù ở bất kỳ thể loại
nào – từ phim lãng mạn thành thị xuất sắc
Love in a Puff đến phim tâm lý nghệ thuật
Isabella (2006) tới phim khiêu dâm trào phúng thô tục vui nhộn
Vulgaria (2013).
Và
mặc dù phim của anh từ trước đến nay đều bắt nguồn từ đời sống Hồng
Kông, anh tin rằng những câu chuyện đó gây đồng cảm với khán giả bất cứ
nơi đâu.
Aberdeen, theo lời anh, là “phim tâm lý gia đình phổ biến”.
“Khán
giả không nhất thiết phải trải qua cùng hoàn cảnh như các nhân vật
trong phim, nhưng họ có thể hiểu các nhân vật đó. Những rắc rối gia đình
tương tự xảy ra ở nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới.”
“Dù phim đầy màu sắc địa phương hay không chẳng liên quan gì đến việc tác phẩm ấy có thể đi tới đâu. Hãy xem bộ phim Iran
A Separation
– câu chuyện đậm chất Iran, nhưng vẫn đi xa,” anh nói, nhắc tới câu
chuyện của Asghar Farhadi về cuộc chia tay của một đôi vợ chồng người
Iran có hôn nhân không hạnh phúc đoạt giải Oscar cho Phim tiếng nước
ngoài hay nhất năm 2012.
Đó là chưa kể tới Bành Hạo Tường không khoe khoang những gì các đồng nghiệp Hồng Kông nói về bộ phim. Anh nhẩn nha làm
Aberdeen vì anh đợi các diễn viên mình yêu thích có thể tham dự.
Diễn xuất của Dương Thiên Hoa trong một cảnh phim
“Vì phim kể về một gia đình Hồng Kông, điều cốt yếu nằm ở chỗ dàn diễn
viên phải là người Hồng Kông. Có thể khán giả nước ngoài không thể nêu
ra sự khác biệt, nhưng một khán giả Hồng Kông có thể chỉ ra ngay lập
tức.”
Aberdeen khởi chiếu tại Hồng Kông vào đầu tháng 5 và nhận phản hồi tích cực.
South China Morning Post
coi bộ phim là “tác phẩm đậm nét riêng” và “phim hài tâm lý sâu sắc với
tinh thần vừa chín chắn vừa tươi mới đáng ngưỡng mộ”. Tờ
Variety ca ngợi “phim tâm lý hài gia đình quan sát tinh tế” vì khắc họa “một góc đời tao nhã”.
Đạo
diễn Bành hài lòng với những nhận xét, nhưng anh còn vui hơn nữa khi
khán giả được truyền cảm hứng từ bộ phim biến thành hành động. “Nhiều
khán giả nói với tôi rằng sau khi xem phim, họ cố gắng nói chuyện thẳng
thắn hơn với các thành viên trong gia đình và điều đó khiến tôi thực sự
hạnh phúc.”
Anh lần đầu hạ bút viết kịch bản cho bộ phim năm năm
trước, song tạm ngừng khi bạn anh, nhà sản xuất kỳ cựu người Đài Loan
Trần Quốc Phú, nói anh “không đủ độ chín” để thực hiện.
Một cảnh hình nhân mang tính biểu tượng trong phim
Bành Hạo Tường nói: “Bây giờ tôi nhiều tuổi hơn, tôi nghĩ mình có thể
thực hiện chủ đề này. Thời gian trôi qua thay đổi thế giới quan của tôi.
Nếu tôi thực hiện bộ phim này năm năm trước, tôi nghĩ mình sẽ cho câu
chuyện của tất cả các nhân vật kết thúc có hậu và hợp lý. Nhưng cuộc
sống đâu phải như thế. Ai cũng có những điều tiếc nuối và không bao giờ
chấp nhận chúng, nên tôi thay đổi kết thúc để phản ánh điều đó.”
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star Online
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi