Michael Fassbender không phải dân chơi video game - hay chí ít là không còn như thế nữa.
Nam diễn viên nhớ lại, hồi bé, mỗi khi về nhà sau công việc làm thêm
buổi tối là bốc dỡ hàng tại một nhà kho và chơi duy nhất một trò đua xe.
‘Tôi bị nghiện và ngồi chơi liên tục sáu tiếng đồng hồ,” Fassbender nói
qua điện thoại gần đây, từ Australia, nơi anh đang quay phần tiếp theo
của loạt phim
Alien. “Tôi đã quyết định rằng, đó sẽ không phải là việc gì hay ho để mình phải vướng vít hoài.”
Khi những nhà phát triển game người Pháp của hãng Ubisoft tiếp cận
Fassbender vài năm trước về việc ký hợp đồng thực hiện bộ phim dựa trên
loạt trò chơi nổi tiếng
Assassin’s Creed, anh hoàn toàn không
biết gì về trò chơi này, với sự pha trộn của lịch sử, những pha hành
động parkour, khoa học, những thuyết âm mưu như cái tựa gợi ý, toàn về
việc ám sát. “Tôi không chơi trò này,” anh chia sẻ. “Tôi hoàn toàn mù
tịt.” Nhưng Fassbender đã học được rất nhiều kể từ đó.
Ngày 21 tháng 12 năm nay, Century Fox sẽ công chiếu bộ phim
Assassin’s Creed
trên màn ảnh rộng, với diễn xuất của Fassbender trong vai Callum Lynch,
một kẻ tâm thần, bạo lực, vô tình phát hiện ra rằng mình là hậu duệ của
Aguilar, một sát thủ người Tây Ban Nha sống vào thế kỷ 15. Được tuyển
dụng (chính xác hơn là bị bắt cóc) bởi tập đoàn công nghiệp Abstergo,
Lynch du hành vào ký ức của tổ tiên mình thông qua một thiết bị đặc biệt
mang tên Animus để học cách chiến đấu với Templars, một tổ chức báo thù
lâu đời, vì tương lai nhân loại.
“Callum không thuộc bất cứ ai
và cũng không có gia đình,” Fassbender chia sẻ về nhân vật của mình,
được xây dựng khác với nguyên mẫu trong game, chàng bartender trẻ tuổi
Desmond Miles. “Chúng tôi cho rằng sẽ rất thú vị khi một ai đó bị xã hội
lãng quên phải đối mặt với việc gia nhập một tổ chức hy sinh vì nhân
loại.”
Marion Cotillard, trái, và Michael Fassbender trong một cảnh phim Assassin's Creed [Ảnh: Kerry Brown/20th Century Fox]
|
Có sẵn lực lượng hâm mộ cuồng nhiệt, những pha hành động nhịp độ nhanh,
và thường gắn với những chi tiết thần thoại phức tạp, video game luôn
chứa đựng những yếu tố hấp dẫn cho việc dựng thành phim.
Assassin’s Creed là một trong bốn quả bom tấn sẽ trình công chiếu năm nay, cùng với
Rachet and Clank,
The Angry Birds Movie và
Warcraft,
cùng rất nhiều tựa phim khác. (Trong số các dự án khác, bộ phận điện
ảnh của Ubisoft cũng đang phát triển một bộ phim dựa trên loạt game nổi
tiếng
Splinter Cell, với sự tham gia diễn xuất của Tom Hardy).
Đưa
những trải nghiệm tương tác trong game vào một bộ phim giả tưởng luôn
là công việc khó khăn. Với mỗi thành công thương mại như loạt phim
Lara Croft: Tomb Raider hay
Resident Evil, luôn có những sản phẩm thất bại ê chề như
Doom hay
Street Fighter: The Legend of Chun-Li.
Nhưng Ubisoft và Fox vừa cho ra mắt trailer đầu tiên của bộ phim và
đang rất lạc quan, cũng như lên kế hoạch cho những phần tiếp theo của
loạt phim này.
Assassin’s Creed có bối cảnh thời gian
thay đổi liên tục giữa hiện tại và Tòa án dị giáo Tây Ban Nha, bộ phim
luôn cố gắng cân bằng tốt nhất điều đó – đồng thời không làm mất đi tính
hấp dẫn và truyền cảm hứng của trò chơi như cách mà Fassbender trong
vai trò sản xuất bộ phim gọi là “Một liều lượng lành mạnh của tôn trọng
và không tôn trọng.”
Một mặt, bộ phim đang cố gắng nắm bắt điều mà các 'game thủ' thể loại 'hard-core' yêu mến trong loạt game
Assassin’s Creed,
điều đã khiến trò chơi bán được hơn 80 triệu bản và sản sinh ra hàng
loạt truyện tranh và tiểu thuyết khác. Mặt khác, bộ phim cũng cố
gắng kể một câu chuyện hoàn toàn riêng của mình, ngay cả với khán giả
chưa từng sờ đến video game. (Với Fassbender, cùng những ngôi sao khác
như Marion Cotillard và Jeremy Irons, có thể lạc quan mà nói dàn diễn
viên của
Assassin’s Creed có nhiều đề cử và giải Oscar hơn bất cứ bộ phim chuyển thể từ video game nào khác).
Giống
như Fassbender, đạo diễn Justin Kurzel cũng chưa từng chơi trò chơi này
cho đến khi tham gia vào dự án. Tương tự, nhà làm phim người Úc, đã làm
Macbeth cùng Fassbender và Cotillard năm ngoái, chưa từng làm
phim ở quy mô này, với mức độ hành động, hiệu ứng đặc biệt và những pha
đóng thế. “Có lẽ đó là điều cuốn hút tôi đến với bộ phim - thật đáng
sợ,” ông chia sẻ qua điện thoại từ London, nơi làm hậu kỳ bộ phim có
chi phí lên đến hơn 150 triệu đôla này.
Thay vì cố gắng tái tạo
trải nghiệm trò chơi góc nhìn thứ nhất bằng thủ thuật điện ảnh hào
nhoáng, Kurzel tập trung vào nhân vật và cốt truyện, đào sâu ý tưởng về
ký ức di truyền cũng như về biến động lịch sử của Tòa án Dị giáo Tây Ban
Nha.
Trái: Tạo hình nhân vật của Fassbender trong phim, phải: nhân vật gốc của anh trong trò chơi
|
“Tôi dành hầu hết thời gian với cốt truyện và những sự việc có thực đã
diễn ra trong lịch sử,” Kurzel nói. “Đó là trọng tâm của tôi. Tức là:
Làm sao để biến những điều đó thành một tác phẩm điện ảnh?”
Nếu
Assassin’s Creed
làm ăn được với những điều kiện điện ảnh ấy - và tất nhiên cả với những
điều kiện phòng vé - thì kế hoạch cho các phần tiếp theo của bộ phim sẽ
theo dòng lịch sử, giống như loạt trò chơi, dẫn dắt người xem qua nhiều
thời kỳ, từ Thập Tự chinh, giai đoạn Phục hưng, thời kỳ thuộc địa Mỹ
cho đến Cách mạng Pháp.
“Khả năng là thứ vô tận,” Kurzel nói.
“Khi chúng tôi thảo luận về việc người ta có thể vận dụng khả năng vào đâu, bạn
sẽ không thể ngồi yên được.”
“Điều vô cùng hấp dẫn đối với những người yêu thích bối cảnh của loạt
trò chơi này là ở đó,” diễn viên chính Fassbender chia sẻ về bộ ba phim
Assassin’s Creed
đã được lên kế hoạch. “Gần đây tôi nói chuyện với một người bạn, anh ấy
nói đã hỏi đứa con trai 14 tuổi của mình thích đi đâu trong dịp cuối
tuần. Và cậu ta trả lời 'Con muốn đi Florence.' Cậu ấy muốn tham
quan thành phố đơn giản chỉ vì đó là một trong những bối cảnh chính của
trò chơi."
Dịch: © Du Ca @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times