"Vươn ra thế giới" trở thành chủ đề nóng của các nhà làm phim Trung
Quốc. Thận trọng suy xét, những người trong cuộc đã đúc kết ra ba vấn đề
họ phải đối mặt trong nỗ lực mở rộng thị trường.
Theo kết quả từ một cuộc khảo sát do Đại học Sư phạm Bắc Kinh thực hiện,
có rất ít người nước ngoài xem phim Trung Quốc; nhiều người vẫn chỉ
biết đến phim Trung Quốc giới hạn trong những phim Kung Fu; không có
nhiều diễn viên Trung Quốc được biết đến rộng rãi, trừ Lý Tiểu Long và
Thành Long; và hầu hết các đạo diễn Trung Quốc vẫn là những cái tên xa
lạ ngoại trừ hai đạo diễn Lý An và Trương Nghệ Mưu.
Một bản thống
kê của Cục Quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc
(SARFT) cho thấy, tình hình xuất khẩu phim ảnh tụt giảm ở cả ba khía
cạnh - doanh thu bán vé ở thị trường nước ngoài, khả năng duy trì tăng
trưởng doanh thu và số lượng các phim Trung Quốc được công chiếu ở các
rạp nước ngoà.
Aftershock thất bại tại thị trường Mỹ
Các nhà làm phim Trung Quốc cũng cần phải nhận thấy những siêu phẩm bom
tấn đã gia nhập "hàng ngũ đại gia", bằng việc vượt qua cột mốc hơn 100
triệu nhân dân tệ tại thị trường nội địa, bị bỏ quên trong lạnh nhạt ở
thị trường nước ngoài. Điển hình là
Aftershock (
Đường Sơn đại địa chấn),
phim của đạo diễn Phùng Tiểu Cương, đã làm bùng nổ phòng vé trong nước
nhưng lại thất bại trong việc ghi dấu ấn ở thị trường Bắc Mỹ, chỉ thu
được 60.000 đôla Mỹ. Ngay cả
Red Cliff (
Xích Bích) của Ngô Vũ Sâm cũng chỉ kiếm được tổng cộng 620.000 đôla từ Bắc Mỹ và bị đóng mác thất bại.
Ông
Dương Hòa Bình, người đứng đầu bộ phận lồng tiếng của tập đoàn Trung
Ảnh (China Film Group), phát biểu trong một buổi phỏng vấn: "Một số xuất
phẩm hợp tác với nước ngoài đã có được thành công nhưng không có một bộ
phim thuần Trung Quốc nào làm được điều này ở nước ngoài."
Một ý
kiến khác từ giáo sư Hoàng, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, "Để đánh vào sự
quan tâm của khán giả nước ngoài, một số đạo diễn Trung Quốc chọn phơi
bày mặt tối tăm của xã hội như vấn nạn mại dâm và cảnh nóng yêu đương.
Những đề tài này được các nhà nhập khẩu phim nước ngoài rộng cửa và tạo
ra ảo tưởng rằng điện ảnh Trung Quốc xâm nhập thị trường thế giới. Đó
không phải là thành công; làm vậy là chúng ta đã chịu tác động của văn
hóa phương tây và những giá trị phương tây."
Một số chuyên gia đã đúc kết ra ba nguyên nhân dẫn tới thất bại như sau:
1. Các nhà làm phim Trung Quốc không có khiếu kể chuyệnTheo
lời phân tích về khả năng tiếp cận khán giả của các tác phẩm Hollywood
của Lý Đạo Tân, giáo sư Đại học Bắc Kinh, "Các bom tấn Hollywood như
Avatar hay
Transformers
xoay quanh hệ tư tưởng chung của nhân loại: sự thật, lòng tốt và cái
đẹp. Những giá trị này vượt qua được mọi rào cản dân tộc và quốc gia và
sẽ được cả thế giới đón nhận... Nhưng phim của chúng ta, như
Đường Sơn đại địa chấn hay
Let the Bullets Fly (
Nhượng Tử Đạn Phi),
được sản xuất với góc chiếu hạn hẹp, và hoàn toàn chỉ thỏa mãn được
mong đợi của khán giả trong nước. Thật khó để khán giả nước ngoài đón
nhận những phim này. Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện kinh điển nhưng
các nhà làm phim lại thất bại trong việc đưa nó lên màn ảnh rộng. Một số
câu chuyện của chúng ta đã được Hollywood sử dụng, và mang về bộn tiền.
Mộc Lan và
Kung Fu Panda là những ví dụ điển hình."
Mộc Lan, phim hoạt hình thành công của Disney
2. Rào cản ngôn ngữVấn đề thứ hai ngành công nghiệp điện
ảnh Trung Quốc phải đối mặt đó là rào cản ngôn ngữ. Ông Dương Hòa Bình
cho biết hiện đang thiếu một khâu chuyển ngữ chuyên nghiệp để dịch phụ
đề cho những phim Trung Quốc. Ông nói thêm, "Chuẩn dịch còn dừng ở mức
dịch nghĩa thô khiến phim của chúng ta trở nên khó hiểu với người nước
ngoài."
Trương Tuệ Quân, giám đốc Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, đi
thẳng vào vấn đề: "Không như ở Hollywood, những biên dịch viên ở Trung
Quốc nhận thù lao khá là ít ỏi. Chẳng có động lực cho họ cống hiến. Ví
dụ như với phim
Shrek 2, mỗi biên dịch viên ở Hollywood nhận 5% doanh thu, đã là hơn 10 triệu đôla rồi."
3. Kênh phát hành kém hiệu quảVấn
đề cuối cùng nằm ở hệ thống phát hành. Hiện tại, ở Trung Quốc không có
công ty phân phối có thẩm quyền phát hành uy tín nào. Các nhà sản xuất
phim nội địa phải tự tìm nhà phân phối, khiến việc phát hành phim ở nước
ngoài không mấy hiệu quả.
Giải phápĐể hóa giải ba
vấn đề lớn trên, các chuyên gia đã đưa ra ba giải pháp. Giải pháp đầu
tiên là áp dụng công thức "Chủ đề Trung Hoa với đội ngũ làm phim quốc
tế" vào quá trình sản xuất. Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã mời một số nhà
làm phim người Mỹ trẻ tuổi mới tốt nghiệp tới Bắc Kinh làm phim ngắn lấy
đề tài văn hóa bản địa. Những phim này được chiếu trên trang web của
những trường học nước ngoài nhằm lôi kéo một lượng đáng kể khán giả nước
ngoài.
Thứ hai, từ cái nhìn chiến lược, ngành công nghiệp điện
ảnh Trung Quốc nên đề cao tầm quan trọng của việc chuyển ngữ phim ảnh.
Trong quá trình dịch thuật, người dịch nên chú tâm đến phong cách dân
tộc hơn là tư tưởng chính trị.
Cuối cùng, các nhà nắm tác quyền phim ảnh nội địa, các công ty dịch thuật và các nhà rạp nước ngoài nên bắt tay với nhau.
Trương
Tuệ Quân còn kiến nghị cần có sự hỗ trợ thích đáng về chính sách lẫn
kinh phí từ phía chính phủ. Chính phủ nên xây dựng nền tảng tiếp thị cho
phim Trung Quốc ở nước ngoài, tạo điều kiện quảng bá những bộ phim này
một cách hiệu quả.
Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi