Một bộ phim truyền hình gây tranh cãi của TVB đang làm mất lòng nhóm
khán giả cốt yếu là những người trưởng thành, nhưng lại thu hút những
người hâm mộ mới và trẻ tuổi hơn dán mắt vào màn hình vô tuyến với sự
sáng tạo của mình.
When Heaven Burns (
Thiên và địa), phim tryền hình tâm
lý dài 30 tập khảo sát hậu quả của lương tâm tội lỗi, bị chỉ trích gay
gắt khi bắt đầu khởi chiếu ở Hồng Kông cuối tháng 11/2011 vừa qua.
Bất
chấp dàn diễn viên toàn sao mạnh bao gồm các diễn viên kỳ cựu như Lâm
Bảo Di, Trần Hào, Huỳnh Đức Bân và Xa Thi Mạn, phim đạt tỷ suất người
xem thấp.
Thiên và địa cũng được bình chọn là một trong
ba phim truyền hình không được yêu thích nhất năm trong một cuộc thăm dò
mới đây do giới truyền thông Hồng Kông tổ chức.
Dàn diễn viên toàn sao trong Thiên và địa
Nhiều khán giả trung thành của TVB – bao gồm các bà nội trợ và phụ nữ
trung niên quen xem phim truyền hình – chán ngấy nhiều đoạn hồi tưởng và
chủ đề cơ bản là ăn thịt người của bộ phim.
Giống như bộ phim về người sống sót năm 1993 của Hollywood
Alive,
Thiên và địa gợi lại câu chuyện bi thảm về một chuyến đi đường dài gặp trục trặc.
Bốn
người bạn nhận ra họ bị mắt kẹt trong tình trạng giá lạnh trên những
sườn núi. Một người trong số họ đã bị giết làm thức ăn cho ba người chết
đói.
Câu chuyện tiếp tục vào 15 năm sau, khi ba người (do Lâm
Bảo Di, Trần Hào, Huỳnh Đức Bân thủ vai), đã lâu không qua lại với nhau,
sống những cuộc sống rất khác nhau, song đều khốn khổ như nhau.
Phản ứng trái chiều dành cho Thiên và địa – vấn đề thị hiếu?Nội
dung nặng nề một cách táo bạo như thế có lẽ quá khó tiêu đối với những
người bảo thủ, nhưng lại vô cùng khác biệt một cách ấn tượng so với đa
số phim truyền hình của TVB nên
Thiên địa đã chinh phục cư dân
mạng, những người trẻ tuổi và những người có óc sáng tạo chán ngấy các
sản phẩm công thức của truyền hình Hồng Kông.
Trên trang hâm mộ
không chính thức của bộ phim ở Facebook, được gần 2.500 người yêu thích,
có những bình luận như “rất sâu sắc và ý nghĩa”, “phức tạp một cách thú
vị” và “một bộ phim hay nhưng khó cảm… đáng buồn là nhiều người không
biết cách thưởng thức nó.”
Darien Choong, một nhà báo hơn 30
tuổi, nói: “Sau khi xem tập đầu, tôi nghĩ, ‘Chà! (TVB) mà lại làm được
những bộ phim như thế này.”
Áp phích phim
“Cách làm phim có giá trị điện ảnh,
Thiên địa gợi cho tôi nhớ tới các tác phẩm sắc sảo của Hollywood như
Six Feet Under và
True Blood,” anh nói thêm.
Nhà thiết kế đồ họa Regine Chong, 37 tuổi, nói rằng bộ phim “miêu tả hết sức thực tế về cuộc sống con người.”
“Khi đói, bạn có thể đi bao xa để tìm thức ăn? Bộ phim khiến bạn ngừng lại và suy nghĩ về những câu hỏi như thế.”
Cô bổ sung rằng kịch bản của
Thiên và địa gây ấn tượng với cô.
“Những lời thoại chất chứa nhiều sự thật, khiến tôi đồng cảm.”
Nghệ
sĩ kỹ thuật số Stephanie Koh, 30 tuổi, nói cô vui vì, không như đa số
phim truyền hình, “bộ phim này chú trọng nhiều tới âm nhạc.” Cô thích
nhạc phim và cách lồng nhạc rock ‘n’ roll vào cuộc sống của các nhân
vật.
Bà Sandie Lee, phó chủ tịch nội dung của StarHub, phát biểu với
The New Paper rằng cho tới nay, lượng người xem
Thiên và địa “tương tự các phim truyền hình khác của TVB” được chiếu trên Demand TV.
Liệu có những lo ngại rằng màu sắc u tối của bộ phim không thân thiện với gia đình hay không?
Bà
Lee nói: “StarHub TV luôn trình chiếu đầy đủ các thể loại phim truyền
hình từ các đối tác nội dung của chúng tôi nhằm đảm bảo khách hàng được
thưởng thức các bộ phim đa dạng.”
“Các bậc phụ huynh nếu lo ngại
về một chương trình nào đó có thể hạn chế việc tiếp sóng bằng cách cài
đặt khóa chương trình của phụ huynh do StarHub cung cấp.”
Có một số người xem phim và không thích.
Cán bộ hưu trí Tay Min Hua, 60 tuổi, nói rằng phim không truyền tải các giá trị đúng đắn tới khán giả trẻ.
Bà
nói: “Hãy xem cảnh đầu tiên trong tập đầu. Xa Thi Mạn vào vai một phụ
nữ đã kết hôn, nhưng lại thấy cô trèo ra khỏi giường sau khi qua đêm với
người tình… Đó là việc mà một người đã kết hôn nên làm hay sao?”
“Tôi nghĩ tác giả kịch bản quá cố gắng tạo ảnh hưởng. Tôi vẫn thích những bộ phim chủ đề gia đình, ấm áp như
Nghĩa nặng tình thâm.”
Laura Khoo, 50 tuổi, chủ tiệm cho thuê băng đĩa Rida Video Centre ở Serene Centre, nói với
The New Paper rằng phim không được nhiều khách quen của bà yêu thích.
Tạo hình của Trần Hào và Xa Thi Mạn
“Đa số thuê nửa bộ (15 tập), nhưng không xem nổi nên không thuê tiếp,” bà nói.
“Họ bảo tôi rằng phim nghệ thuật và khó hiểu quá.”
Bà Khoo tiết lộ rằng
Thiên địa kém xa các loạt phim khác của TVB về mặt doanh thu cho thuê.
“Doanh số của tôi thu được từ bộ phim này giảm khoảng 30%.”
S K Ng, 38 tuổi, quản lý kho ở Valley Point’s Canton Video, nói bộ phim cũng ít được đón nhận ở tiệm của cô.
“Nhiều khách quen phàn nàn về bộ phim. Họ nói cốt truyện thật lố bịch… Họ ép mình xem hết chỉ vì thích các diễn viên.”
Một sáng tạo vượt ra ngoài "khuôn phim bộ"Bất chấp tỷ suất người xem nghèo nàn ở Hồng Kông, bộ đôi khác người của
Thiên và địa, nhà sản xuất Thích Kỳ Nghĩa và tác giả kịch bản Châu Húc Minh, tự hào về đứa con tinh thần của mình.
Thích Kỳ Nghĩa và Châu Húc Minh cũng là nhóm thực hiện những bộ phim truyền hình nổi tiếng như
Thâm cung nội chiến (2004) và
Lấy chồng giàu sang (2008).
Trong một phỏng vấn với
Hong Kong Economic Journal
nhà sản xuất Thích Kỳ Nghĩa than rằng, “Khán giả ngày nay không ham
thích thử nghiệm những điều mới mẻ. Họ không hoan nghênh các ý tưởng
sáng tạo.”
“Đa phần cảm thấy họ đã quá mệt mỏi sau một ngày dài
làm việc, thật khó chịu khi phải động não suy nghĩ về nội dung một bộ
phim truyền hình.”
“Nhưng tôi không tin… Tôi không tin rằng bạn sẽ suy sụp vì kiệt sức sau khi xem một tập phim
Thiên và địa.”
Trong bài phỏng vấn với tờ báo khổ nhỏ
Apple Daily trung tuần tháng 12 vừa qua, các nhà làm phim trẻ Hồng Kông Diệp Niệm Sâm và Trịnh Tư Kiệt cũng ấn tượng với bộ phim.
Trịnh Tư Kiệt, 36 tuổi, đạo diễn phim hài hành động được giới phê bình khen ngợi năm vừa qua
Gallants (
Đả lôi đài), nói: “Tôi nghĩ có hy vọng cho ngành truyền hình Hồng Kông… Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng TVB dám táo bạo như thế.”
Diệp Niệm Sâm, 36 tuổi, đạo diễn phim kinh dị mới đây
Hong Kong Ghost Stories (
Mãnh quỷ ái tình cố sự), khen ngợi đội ngũ sản xuất
Thiên và địa vì “thực hành xuất sắc kỹ thuật làm phim… sử dụng tốt những đoạn hồi tưởng và những cảnh tĩnh lặng.”
Lâm Bảo Di, Xa Thi Mạn (ảnh trên) và Trần Hào, Thiệu Mỹ Kỳ trong Thiên và địa
Trở thành phim truyền hình tiếng Hoa duy nhất bị dừng phát sóng trong vòng 20 năm trở lại đâyNhà chức trách Đại lục đã cấm phát sóng
Thiên và địa
hôm 27/12 vừa qua, khi mới chiếu được năm tập. Đây là lệnh cấm đầu tiên
trong gần 20 năm qua, đồng thời là bước đầu của Cục Quản lý Điện ảnh,
Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT) trong việc hạn chế số lượng
các chương trình giải trí trên truyền hình, thay vào đó là các chương
trình “dạy đạo đức” từ năm 2012.
Tsang Sing Ming, phó giám đốc đối ngoại của TVB, phát biểu với
The Epoch Times
rằng họ được Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải, nhà phân phối phim ở Đại
lục, báo tin 11 trang video trực tuyến ở Đại lục được lệnh ngừng phát
sóng bộ phim từ SARFT.
Một nguồn tin từ Sohu.com xác nhận các
tập phim đã bị xóa khỏi trang web của họ hôm 27/12. Lý do chính xác cho
lệnh cấm không được làm rõ tức thì.
“Chúng tôi đang trong quá
trình tìm hiểu tình hình thông qua Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải,”
ông Tsang nói. “Nhưng chắc chúng tôi sẽ không sớm nhận được phúc đáp.”
Tuy nhiên ông Tsang không nghĩ lệnh cấm xuất phát từ động cơ chính trị.
“Có thể là do chủ đề quá táo bạo, và một số cảnh hơi máu me,” ông nói.
Ông Tsang khẳng định không có ngụ ý chính trị nào trong 30 tập phim.
Thiên và địa nói về nhân tính và những quyết định của con người khi đối diện với tình thế sống còn.
“Một bộ phim khiến người ta suy ngẫm,” ông nói.
Một nhà phê bình ở Đại lục cho rằng
Thiên và địa
nổi tiếng vì không phải là kiểu phim truyền hình Hồng Kông thường thấy,
hay tập trung vào mối thù gia đình hay chuyện tình yêu, thay vào đó
chạm tới mặt tối trong bản chất của con người.
Một trích dẫn
trong bộ phim “thành phố này đang chết dần, bạn biết không?” đã trở
thành câu nói phổ biến của những người trẻ tuổi vỡ mộng với xã hội Hồng
Kông trên Facebook.
Lệnh cấm không ảnh hưởng gì tới doanh thu của
TVB vì các trang web Đại lục trả phí thường niên để được quyền chiếu
tất cả phim của hãng này.
Tổng hợp: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Asia One News, The Epoch Times, South China Morning Post, The Standard
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi