Tin tức

Bừng tỉnh giấc ngủ trong bùn Hollywood: Phim gangster trở lại đình đám năm 2019

14/03/2019

Billy Wilder (đạo diễn điện ảnh người Mỹ gốc Áo, 1906-2002) từng nhận xét: cách tốt nhất để chọn diễn viên cho một phim gangster là đi một vòng các văn phòng điều hành ở các hãng phim. Đó có thể là lý do ông tránh làm thể loại này.

Mặc cho các lo lắng của Wilder, hai phim phát hành trong 2019 được mong chờ nhất — từ Martin Scorsese và Quentin Tarantino nữa chứ — gợi lại dòng phim được tôn sùng đó. Như vậy, chúng cũng vực dậy câu hỏi: Tại sao Hollywood gần như bỏ mặc các ông trùm vậy?

James Cagney trong Public Enemy, một phim thể loại gangster ra đời trước thời kỳ của Quy tắc Hays

Trớ trêu là hai quyển sách mới được phát hành mà không liên quan tới phim của Scorsese và Tarantino nhắc chúng ta lý do: phim gangster có vẻ quá gần với thực tại. Các tự truyện không hư cấu của Johnny Rosselli và W.R. (Billy) Wilkerson đưa ra những chi tiết sống động về các liên kết khăng khít bê bối giữa những người đứng đầu hãng phim và tội phạm có tổ chức từ những năm 30 tới những năm 50 của thế kỷ trước, và sau đó nữa. Như thế, chúng làm nên một bối cảnh gây tò mò cho những phim mới.

The Irishman 200 triệu USD của Scorsese, có Robert De Niro và Al Pacino đóng chính, lướt qua nhiều thập kỷ của thế giới tội phạm, tập trung vào vụ sát hại Jimmy Hoffa, còn Once Upon a Time in Hollywood đầy tham vọng của Tarantino rọi vào hiện trường tội phạm xoay quanh các vụ giết người do gia đình Manson thủ ác. Leonardo DiCaprio và Brad Pitt là các diễn viên chính.

Người xem phim yêu thích “thể loại gangster cổ điển”, theo thuật ngữ của Viện Phim Mỹ, hy vọng cả hai phim này sẽ giúp vực dậy những phim thời 1930 và phản chiếu năng lượng phim ‘noir’ của Scarface, Public EnemyLittle Caesar — những phim có nhân vật sống động và hành động giật gân. “Nói thẳng ra — bạo lực là thứ hay nhất để xem,” Tarantino đã có lời nhận xét nổi tiếng như vậy.

Một cảnh trong phim The Irishman với Robert De Niro (phải)

Vậy, tại sao chúng lại tàn lụi đi? Một lý do là, trong một thời gian dài, những lãnh đạo hãng phim, với Harry Cohn của Columbia và Louis B. Mayer của MGM dẫn đầu, đã ký thỏa thuận đồng lòng bắt tay với những nhân vật trong băng đảng đã nắm quyền kiểm soát các công đoàn chủ chốt. Mục đích được cho là hòa bình lao động — với một cái giá. Các khoản hối lộ cung cấp cuộc sống sung túc cho những tay tội phạm như Rosselli biệt danh “Johnny Đẹp Trai”, người cùng với các đồng đảng Chicago đã đề ra thỏa thuận, với sự giúp đỡ của Wilkerson, chủ báo The Hollywood Reporter, đã chu cấp và đưa tin thân thiện về các mối quan hệ băng đảng của mình. Con trai Wilkerson, W.R. Wilkerson III, kể chi tiết những liên minh lý thú này trong quyển sách thẳng thắn và được nghiên cứu kỹ của ông, Hollywood Godfather (Wilkerson cha đi tới ủng hộ việc cho các diễn viên và biên kịch vào danh sách đen còn đối thủ của ông, Variety xuất bản các bài báo chỉ trích hành động này).

Lo lắng về hình ảnh của mình trong những năm 30, các hãng phim nuôi nấng Quy tắc Hays khét tiếng với mục đích tẩy rửa kho phim của họ. Đột nhiên các phim phải cho “kẻ xấu” bị trừng phạt còn người thi hành luật phải được miêu tả là những “nhân vật thiện lành”. Những quy tắc nghiêm ngặt như thế này và tương tự đã cật lực nhấn chìm dòng phim gangster xuống bãi đồng nát. Trong khi đó, những nhân vật giết người như Longy Zwillman và Willie Bioff — những tay trùm băng đảng có thật — đi đi lại lại giữa các hãng phim tận hưởng đồng lương trĩu túi. Rosselli, đã ngồi tù, trong thực tế còn làm một số hợp đồng sản xuất phim, thường giữ tay dàn xếp nổi tiếng, Sidney Korshak, làm đại diện cho mình.

Sidney Korshak (1907-1996)

Trong những năm sau, chính Korshak là người giúp tác giả hiểu thêm về ảnh hưởng còn tiếp diễn của băng đảng qua những năm 1970, khi Paramount Pictures gây sốc làng phim khi bán khu đất Hollywood cho một khu vực hoạt động của mafia. Cùng lúc đó, những phim do mafia cung cấp kinh phí như Deep Throat trở thành những phim ăn khách trên khắp cả nước. Đến lúc này, Korshak, từng đại diện cho Al Capone, đã cắt đứt liên hệ với băng đảng Chicago và tự tạo cho mình danh tiếng người dàn xếp lớn ở Hollywood. Korshak trở thành bạn thân với Robert Evans (nhà sản xuất và điều hành hãng phim), và giúp đề ra thỏa thuận chuyển hãng phim tới văn phòng mới ở Beverly Hills, ngay khi băng đảng bắt đầu quay các phim khiêu dâm trên các phim trường âm thanh cũ của Paramount (quyền kiểm soát hãng phim của các băng đảng kết thúc hai năm sau đó khi Paramount nắm lại chủ quyền).

Thông thái và tinh đời, Korshak chăm chú tách mình ra khỏi mọi dự án phim có liên quan tới tội phạm, nhưng ông tôn kính The Godfather, thậm chí còn đến dự buổi ra mắt phim, dù tránh chụp ảnh với dàn diễn viên hay các nhà điều hành.

Cảnh trong Once Upon a Time in Hollywood: Dalton (DiCaprio, giữa) giới thiệu Booth (Brad Pitt) với đại diện Marvin Schwarzs (Al Pacino, phải) tại nhà hàng huyền thoại Musso & Frank Grill ở Hollywood

Tập đoàn Hollywood ngày nay không cần băng đảng giúp đỡ để gìn giữ hòa bình lao động, và Billy Wilder sẽ không thấy tiềm năng diễn xuất ở hành lang của các nhà điều hành. Tuy biết rõ sự săm soi của chính quyền, các nhà điều hành vẫn tiếp tục lo âu về tiền đen nay kia lại hiện ra trên các hợp đồng làm phim và các đồng minh nước ngoài.

Cái kết đẹp khả thi: nếu phim của Scorsese và Tarantino thành công, có khả năng thể loại gangster một lần nữa sẽ được hồi sinh vị thế quan trọng trên kim tự tháp làm phim.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Deadline