Điện ảnh Trung Quốc sắp kết thúc thời kỳ thống trị của những đạo diễn
tên tuổi, sự thay đổi rõ rệt vào mùa hè năm nay khi những ông lớn trong
ngành rơi vào cảnh chật vật.
Doanh thu vé bán của họ nhỏ bé so với những tân binh như
Monster Hunt / Truy lùng quái yêu và
Monkey King: Hero is Back / Tây du ký: Đại Thánh trở về, do những nghệ sĩ ít tên tuổi hơn đạo diễn, làm nên lịch sử ở thị trường phim ảnh lớn thứ hai thế giới.
Thành công của những người không nổi tiếngTruy lùng quái yêu,
phim hoạt hình nội địa có người đóng, hiện là tác phẩm điện ảnh Trung
Quốc đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại. Tổng doanh thu phòng vé của
phim đạt 2,3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 362 triệu đôla Mỹ) tính đến ngày
23/8 kể từ khi ra mắt vào ngày 16/7.
Truy lùng quái yêu là phim Trung Quốc đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại
Truy lùng quái yêu vượt qua tất cả các đối thủ chiếu cùng thời điểm. Ví dụ,
The Crossing Part 2 / Thái Bình luân 2, do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, kiếm được chưa đến 50 triệu tệ trong 10 ngày đầu công chiếu, trong khi
Truy lùng quái yêu đạt gần 1,3 tỉ nhân dân tệ trong cùng khoảng thời gian.
Cùng
cảnh ngộ với Ngô Vũ Sâm, Trần Khải Ca, một tượng đài khác trong ngành
điện ảnh Trung Quốc, cũng thất bại trong việc gây ấn tượng với khán giả
bằng bộ phim mới của ông mang tựa đề
Monk Comes Down the Mountain / Đạo sĩ hạ sơn, với thu nhập xoàng xĩnh là 400 triệu tệ trong 20 ngày kể từ khi phát hành.
Thành công phòng vé vang dội của
Truy lùng quái yêu song hành cùng phim truyện hoạt hình
Tây du ký: Đại Thánh trở về, chuyển thể hoạt hình 3D của thiên anh hùng ca kinh điển
Tây du ký, đạt khoảng 900 triệu tệ trong vòng một tháng kể từ ngày khởi chiếu 10/7. Cũng do một gương mặt mới đạo diễn,
Tây du ký: Đại Thánh trở về trở thành phim hoạt hình nội địa thành công nhất mọi thời đại.
Tây du ký: Đại Thánh trở về là phim hoạt hình Trung Quốc thành công nhất mọi thời đại
Vai trò của các thành phố nhỏThành công của các đạo diễn
ít tên tuổi không đạt được nhờ vận may, theo Nhiêu Thự Quang, thư ký
Hiệp hội Điện ảnh Trung Quốc. Ông nói điều này báo hiệu sự thay đổi tinh
tế trong ngành điện ảnh.
Ông Nhiêu cho rằng thay đổi này phần
nào là do sự lan rộng của các rạp chiếu phim từ các thành phố lớn đến
các thành phố nhỏ và thị trấn.
“Người dân ở những nơi đó không
trưởng thành cùng việc xem phim của những đạo diễn tên tuổi như Phùng
Tiểu Cương và Trần Khải Ca.”
“Khán giả thị trấn nhỏ không có mối
liên hệ cá nhân với những đạo diễn tên tuổi vì họ hiếm khi có dịp tham
dự các hoạt động quảng bá của các đạo diễn nổi tiếng hay bắt tay với
những nam hay nữ diễn viên nổi tiếng đóng trong phim của các đạo diễn
trên.”
Khán giả xếp hàng mua vé tại một rạp chiếu phim ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc
Vì nhiều rạp chiếu phim ở các thành phố nhỏ hay thị trấn bị đóng cửa vì
cạnh tranh gay gắt của truyền hình và các cuộc cải cách trong ngành điện
ảnh ở thập niên 1990, đa số khán giả xem rạp trong một đến hai thập kỷ
vừa qua là dân thành thị ở cá thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và
Quảng Châu.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi. Theo báo cáo do
China Film News
công bố, tính đến cuối năm 2014, tổng doanh thu phòng vé của các thành
phố nhỏ và thị trấn lần đầu tiên vượt qua doanh thu của các thành phố
lớn.
Khán giả trẻ là chìa khóaNhiêu Thự Quang cũng
tin rằng các đạo diễn lớn thất bại trong việc chinh phục khán giả trẻ
vì thanh niên lớn lên cùng Internet không phải là người hâm mộ tự nhiên
của các đạo diễn nổi tiếng.
Trương Di Vũ, nhà phê bình phim kiêm
giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, đồng tình với Nhiêu Thự Quang, nói rằng
thế hệ đạo diễn trẻ nổi lên vì tác phẩm của họ đáp ứng thị hiếu của khán
giả trẻ – rất có thể họ thích các câu chuyện đời thực, đặc biệt là phim
hài.
Khán giả trẻ Trung Quốc thích các câu chuyện đời thực, đặc biệt là phim hài
“Sự chuyển giao thế hệ trong ngành điện ảnh Trung Quốc đã hoàn tất,” ông
Trương nói, bổ sung thêm rằng thời đại thay đổi nghĩa là có nhiều cơ
hội hơn cho các đạo diễn và ngôi sao điện ảnh mới.
China Film News
cũng tiết lộ rằng gần 85 phần trăm khán giả điện ảnh ở độ tuổi từ 18
đến 35, trong đó nhóm từ 18 đến 25 tuổi chiếm 35,77% trong tổng số.
“Thị trường đã nằm trong tay khán giả trẻ, họ có thể không thích cách kể chuyện của các đạo diễn lớn tuổi,” Nhiêu Thự Quang nói.
Ông nói phim của các đạo diễn tên tuổi như Ngô Vũ Sâm vẫn đạt chất lượng cao, nhưng có thể không hợp với xu hướng hiện tại.
Tuy
nhiên, sự thay đổi này không nhất thiết đồng nghĩa với tương lai của
các đạo diễn nổi tiếng là ảm đạm. Ông Nhiêu cho rằng nếu họ thích nghi
với xu hướng, họ vẫn có thể đạt thành công lớn.
Ông đề nghị các
đạo diễn nổi tiếng nên thử kết hợp phong cách cá nhân của họ với các câu
chuyện đời thực để đáp ứng yêu cầu của khán giả trẻ.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn