Ridley Scott xem The Martian thuộc hàng di sản khoa học viễn tưởng của mìnhNhiều
người gọi Ridley Scott là huyền thoại của dòng khoa học viễn tưởng vì
ông đã đạo diễn hai trong số những phim có tầm ảnh hưởng không ai phủ
nhận được của dòng phim này:
Alien và
Blade Runner. Nên câu hỏi là
The Martian có
đứng chung hàng ngũ đó được hay không. Theo Scott, đây thực là nỗ lực
của ông nhằm làm ra một phim mang âm hưởng tương lai nhưng vẫn dựa nhiều
vào khoa học ở thực tại. Ông cho biết thách thức chính của dòng khoa
học viễn tưởng chính là ở chữ “viễn tưởng”. Điều làm dòng phim này hấp
dẫn chính là tính thực tế của chuyện phim. Có một phim ông khá thích là
The Right Stuff nói về những ngày đầu của các phi hành gia, dù chuyện phim không giống chút nào nhưng tính thực tế của chuyện phim vẫn vậy.
Chính mong mỏi làm phim thực tế đó đã khiến
Ridley Scott liên
lạc với NASA để làm cho The Martian thực tế hết mức có thể. Và dù vẫn
có những yếu tố giả tưởng được dựng nên, tác giả bài viết có thể xác
nhận là phần lớn phim sẽ thuyết phục được người xem.
Yếu tố trọng lực không hoàn toàn chính xácNhư đã nói, Ridley Scott đã có nhiều bước chuẩn bị để làm cho
The Martian
gắn chặt vào thực tế, nhưng có một yếu tố chắc chắn con nghiện khoa học
không gian sẽ nhận ra là không chính xác: việc tái tạo trọng lực của
sao Hỏa, ngoài thực tế bằng khoảng 40% của Trái Đất. Trong phim, cách
Matt Damon di chuyển trên bề mặt Hành tinh Đỏ không giống như vậy, và lý
do là thể hiện chính xác điều đó trong phim rất khó. Như Matt Damon đã
giải thích thì tình huống như vậy phải mường tượng thôi. Đoàn làm phim
không thể giả lập trọng lực 40% thực tế. Chỉ có thể ở dạng không trọng
lực – đeo dây cáp và diễn các thứ ngoài không gian – nếu không thì phát
nôn mất… Chuyện 40% chỉ có thể làm theo mường tượng.
Khác với những gì trong phim, tìm nước trên sao Hỏa khá dễ dàngĐể
cố sống sót càng lâu càng tốt, Mark Watney hiển nhiên là cần một số thứ
thiết yếu, một trong số dó là nước (để uống và nuôi trồng lương thực).
Để tăng nguồn cung năng lượng, phi hành gia kiêm nhà thực vật học này
phải chật vật tìm cách tạo ra nước, và may thay là anh thành công. Tuy
nhiên, sự thật là tìm nước trên sao Hỏa dễ hơn bạn nghĩ nhiều. Tác giả
Andy Weir giải thích, "Tôi đã viết
The Martian, giấy trắng mực
đen, tôi không thay đổi được nữa, cũng là lúc tàu thăm dò sao Hỏa
Curiosity đáp xuống nơi đó… Cái con quỷ nhỏ Curiosity đó xuống sao Hỏa,
lấy mẫu đất xét nghiệm, và phát hiện ra mỗi mét khối đất ở đó chứa
khoảng 35 lít nước. Nên thực ra Mark chỉ cần mang một ít đất vào nung
lên là xong."
Trong phim này của Ridley Scott, Mark Watney của
Matt Damon vẫn phải qua quá trình tìm nước, và thực ra thì khi đã biết
sự thật trên cũng không hề gì. Thứ làm phim này hay ho là cách Watney
dùng trí thông minh của mình và các thủ thuật kiểu MacGyber để giữ mình
sống sót.
Có một mối quan hệ đặc biệt giữa Mark Watney và chiếc máy quay GoPro của anh
Điện ảnh đã hết lần này đến lần khác cho thấy việc bị cô lập có thể hủy hoại một con người, nhưng Mark Watney trong
The Martian
may là không trải qua việc đó nhiều – ít ra là trong những thước phim
ta thấy. Thay vào đó, Watney giữ mình tỉnh táo bằng cách có một mối liên
hệ với các máy quay trong khu trại trên sao Hỏa. Khi bàn về lượng thoại
dẫn chuyện Matt Damon có trong phim, Ridley Scott nói, "GoPro trở thành
bạn đồng hành duy nhất của anh. Dù đang ở trong khu trại hay trên máy
thăm dò anh cũng đều nói chuyện. Anh nói chuyện với máy quay như với bạn
bè. Tôi cho là trong khu đó có khoảng 50 máy GoPro, và GoPro giống như
hộp đen. Khi có chuyện xảy ra, bạn muốn biết lý do, thời điểm, cách nó
xảy ra. Nên GoPro trở thành bạn đồng hành."
Khán giả có lẽ không nên hy vọng máy quay sẽ trở thành dạng như Wilson trong
Castaway, nhưng
The Martian
rõ là hưởng lợi kỳ lạ bằng cách để Mark Watney nói chuyện trực tiếp với
khán giả - phần lớn là vì Matt Damon là một anh chàng siêu quyến rũ,
thái độ của anh mang đến sự hài hước và bông đùa cho cốt truyện.
The Martian là một đợt ăn mừng của thế hệ lớn lên cùng những khám phá sao HỏaTheo Matt Damon, biên kịch Drew Goddard có một nhiệm vụ rõ ràng khi viết kịch bản
The Martian:
ông muốn phim truyền cảm hứng cho các nhà khoa học. Cũng có lý, vì phim
làm cho việc nghiên cứu trông có vẻ vui, ngầu, và tuyệt hảo. Dù vậy,
phim vẫn có một chút thiên vị dành cho đối tượng khán giả đặc biệt –
lượng khán giả mà Tiến sĩ Jim Green, Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh
của NASA, miêu tả là “thế hệ sao Hỏa”: "Ridley Scott và tôi lớn lên khi
con người đặt chân lên mặt trăng. Chúng tôi là “thế hệ mặt trăng” – khá
là tuyệt vời. Nhưng khi chúng ta đem Curiosity lên sao Hỏa, cả thế giới
chú ý đến, và đó là “thế hệ sao Hỏa”. Đó là nguồn cảm hứng sẽ thúc đẩy
nền kinh tế đi lên bằng cách mang cả các nhà khoa học và kỹ sư vào. Bộ
phim và quyển sách nguyên tác của
The Martian là những cơ hội tuyệt vời để chúng ta chúc mừng việc đó."
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend