Tin tức

5 cách Trung Quốc cạnh tranh với các hãng phim Mỹ

24/09/2015

Sự tăng trưởng dị thường của phim hoạt hình sản xuất trong nước thành công đình đám ở phòng vé Đại lục, và — ái chà! — phim siêu anh hùng đang làm thay đổi cuộc chơi.

Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt đến độ khó mà lĩnh hội, chứ đừng nói gì bắt kịp. Song khán giả Mỹ và Hollywood phải cố gắng thôi, vì Trung Quốc sẽ không còn là thị trường điện ảnh lớn thứ hai trên thế giới chẳng bao lâu nữa đâu.

Jean Claude Van Damme trong Jian Bing Man

Doanh thu phòng vé Trung Quốc đạt 3,3 tỉ đôla trong nửa đầu năm 2015, tăng 50% một cách kinh ngạc so với cùng kỳ năm trước. Có thể đạt 7 tỉ đôla vào cuối năm, hoặc xấp xỉ hai phần ba con số mà ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ đạt được năm ngoái.

Không cần là thiên tài toán học, hay cần bàn tính, để tính toán những con số đó và tỷ lệ tăng trưởng đó phát đi tín hiệu Trung Quốc sắp sửa vượt mặt Mỹ trở thành thị trường điện ảnh đứng đầu thế giới. Gần 30 rạp mới khai trương ở Trung Quốc mỗi ngày, theo công bố mới đây của Cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc.

Rất dễ dàng bị cám dỗ bởi những dòng tít tung hô thành công của những phim Mỹ như MinionsMission: Impossible – Rogue Nation của Tom Cruise ở Trung Quốc. Nhưng đừng quên cắt phần doanh thu của hãng phim trong những con số đó chỉ cỡ khoảng một nửa những gì họ thu được ở Mỹ.

Monster Hunt

Và mùa hè này đã chứng kiến sự phát triển đáng kể ở bên kia Vạn lý trường thành mà chí ít xứng đáng nhận nhiều sự chú ý, bao gồm:

1. Trung Quốc thâu tóm mùa hè này mà không có các phim Hollywood đình đám

Trong quá khứ, khán giả xem phim đặc biệt giảm khi chính phủ Bắc Kinh bắt đầu cấm phim nước ngoài trong hai tháng hè để thúc đẩy phim trong nước.

Song năm nay, những phim đình đám Trung Quốc như bom tấn Monster hunt, The Monkey King: Hero Is BackJian Bing Man đã đẩy doanh thu phòng vé Trung Quốc đạt kỳ cuối tuần bẫm nhất, và tháng 7 xấp xỉ 900 triệu đôla. Hoàn toàn không có cạnh tranh của các phim bom tấn Mỹ.

Lưu Đức Hoa và Matt Damon cùng tham gia The Great Wall của Trương Nghệ Mưu

2. Những ngôi sao đang tập hợp lại

Gần đây Bruce Willis đã ký hợp đồng tham gia phim sử thi kinh phí lớn về Thế chiến thứ II nói tiếng Trung Quốc The Bombing. Matt Damon vừa mới đóng máy Great Wall, một phim 'khủng' kinh phí 150 triệu USD của Universal, Legendary Pictures, China Film và Le Vision, hợp tác sản xuất Trung–Mỹ hoành tráng nhất cho đến nay.

Dù là nhân dân tệ hay đôla, tiền nói lên tất cả và các hãng phim Hollywood sẽ phải dốc hết sức với sự cạnh tranh gia tăng và chi phí cao hơn về nhân tài đỉnh cao.

The Monkey King: Hero Is Back

3. Trung Quốc đẩy mạnh phim hoạt hình

Disney, Pixar, DreamWorks Animation (DWA) và Fox cho phép Mỹ thống trị thị trường dành cho trẻ em với phim hoạt hình trong nhiều thập kỷ. Nhưng mùa hè này, The Monkey King: Hero Is Back đã vượt mặt Kung Fu Panda 2 của DWA trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất, và phim người đóng kết hợp đồ họa vi tính Monster Hunt đã vượt Furious 7 trở thành phim doanh thu cao nhất đến giờ.

Với những cựu binh của Fox và DWA Sandra Rabins và Penney Finkelman Cox dẫn dắt, Original Force Animation của Trung Quốc đã chuyển đến Hollywood để làm phim truyện. Sự thống trị hoạt hình của Mỹ sẽ chưa kết thúc ngay ngày mai, song các công ty Mỹ không còn sân chơi riêng nữa.

Jian Bing Man

4. Khán giả Trung Quốc đang chuyển sang các siêu anh hùng bản xứ

Phim hoạt hình là một chuyện, song không ai có những siêu anh hùng như Marvel và DC, đã tạo nên 10 tỉ đôla cho Disney, Warner Bros., Sony và Fox. Nhưng một lần nữa, không có sự cạnh tranh đúng nghĩa nào.

Nhưng mùa hè này, Trung Quốc không chỉ làm một phim siêu anh hùng Jian Bing Man mà còn chuyển thành một phim hài ngớ ngẩn chế giễu thể loại phim do Mỹ thống trị này - và phân Jean-Claude Van Damme vào vai phản diện. Jian Bing Man là một thành công bất ngờ, mang về hơn 140 triệu đôla. Không gì là bất khả xâm phạm?

. .

5. Những thảm họa tài chính của Bắc Kinh có thể làm các nhà đầu tư Mỹ hoảng loạn

Chuyên gia kinh tế của cả hai nước đều đồng ý rằng ngành điện ảnh Trung Quốc phần lớn được cách ly với thảm họa tài chính hiện tại của nước này, song các hãng phim Mỹ nào đang đầu tư mạnh ở đây lại trúng đòn – cổ phiếu IMAX đã giảm 26% kể từ khi khủng hoảng chứng khoán ở Trung Quốc bắt đầu.

MKM Partners có vẻ hoang mang khi hãng giảm mục tiêu giá cổ phiếu của mình vì gã khổng lồ màn hình cực đại “bất chấp bằng chứng rõ ràng… thị trường này mạnh mẽ và vững chắc”. Nếu nỗi sợ hãi lấn át lý lẽ và nhiều nhà đầu tư Mỹ cảnh giác phản ứng giống nhau, có thể sẽ gây khó khăn cho đối tác Trung Quốc, kể cả các hãng phim lớn.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Wrap