Làm sao để giữ khán giả đừng nhận ra phim của bạn đang biểu hiện tệ hại?
Vậy thì đừng để họ thấy điểm RottenTomatoes trước khi mua vé.
Một mùa hè tệ hại là một bộ phim dở, và ngược lại mùa hè tươi đẹp là bộ phim hay.
Bộ tứ tệ hại (theo chiều kim đồng hồ): Baywatch (19%), The Mummy (16%), Transformers: The Last Knight (15%), Pirates of the Caribbean: Dead Men Tell No Tales (29%)
|
Các sếp hãng phim suốt mấy tháng qua cằn nhằn về hiệu ứng mà trang tập
hợp phê bình Rotten Tomatoes tác động lên doanh thu những phim sẽ là
bom tấn của họ.
Baywatch (19% tươi),
The Mummy (16%), và
Transformers: The Last Knight
(15%) đều đạt dưới dự đoán của giới phân tích phòng vé. Trong khi đó,
nhiều trong số những phim thành tích vượt trội nhất đều có điểm Rotten
Tomatoes tương ứng:
Wonder Woman (92%),
Spider-Man: Homecoming (92%), và
Baby Driver (95%).
Người
viết từng bất mãn cách vận hành thuật toán của Rotten Tomatoes, nhưng
không thể chỉ trích mục tiêu cơ bản: Cho người xem phim nhận biết tổng
quát về một bộ phim là hay hay dở. Và mặc dù người viết hiểu vì sao các
hãng phim điên tiết về chuyện đó — kiếm được bộn tiền mà không phải lo
lắng liệu phim của mình có hay không thì mới khoái chí chứ — rõ ràng chỉ
có lợi cho khán giả, có thời gian thảnh thơi hơn tìm được phim hay mà
xem và tránh xa phim dở.
Bộ ba 'thần thánh' của mùa hè năm nay (từ trái qua): Wonder Woman, Baby Driver và Spider-Man: Homecoming đều có điểm Rotten Tomatoes cao tương ứng kết quả phòng vé
|
Cho đến khi
The Emoji Movie ra rạp, mà — với 6% hèn mọn — trở
thành phim bị đánh giá tệ nhất hè này. Khán giả cũng chẳng thích phim
hơn giới phê bình bao nhiêu, cho điểm B trên Cinemascore. (Trái lại,
Cars 3 được một điểm A.) Vậy nhưng
The Emoji Movie mở màn được 24,5 triệu đôla chắc nịch, chọc thủng sự thiếu nhiệt tình nói chung dành cho nội dung phim.
Sao
họ vực phim này dậy được? Phần vì chỉ duy có hoạt hình thiếu nhi
là kháng bình luận phim — nhất là trong mùa hè, khi cha mẹ và người giữ
trẻ đều chỉ tìm cơ hội để tránh nóng vài tiếng đồng hồ trong khán phòng
có điều hòa nhiệt độ.
The Emoji Movie ra rạp sau phim hoạt hình thiếu nhi gần nhất,
Despicable Me 3, cũng cả tháng rồi. Nếu bọn nhóc nhà bạn đã đi xem Gru và lũ minion, thì
The Emoji Movie là lựa chọn duy nhất miễn bàn.
Quảng cáo The Emoji Movie ở rạp chiếu
|
Nhưng đó chỉ mới là một nửa câu chuyện. Đội ngũ sắp lịch phát hành của
Sony không chỉ dành sự sáng tạo vào việc chọn ngày ra rạp cho
The Emoji Movie;
mà còn dành cho cách hãng trình chiếu phim này như thế nào. Thường một
tuần trước khi một bộ phim ra rạp sẽ có các buổi chiếu báo chí dành cho
giới phê bình, để các nhà phê bình có thời gian viết bài thực sự — và,
nếu phim hay, sẽ tạo nên sự bàn tán ủng hộ từ đầu. Và khi phim được
chiếu trước, thường là với điều kiện một hạn cấm vận: được phép đăng bài
bình luận sớm nhất lúc nào. Như
The Hollywood Reporter lưu ý, những bài bình đầu tiên về
The Emoji Movie
xuất hiện vào 3 giờ chiều bờ Đông ngày 27/6 — còn chưa tới một ngày là
phim đã ra rạp. Và nhiều phim bây giờ đâu có phát hành vào thứ sáu mà
phát hành tối thứ năm. Một chiến thuật khôn ngoan để đẩy điểm phòng vé
lên và phục vụ những ‘fan’ quá háo hức xem phim mới ra càng sớm càng tốt —
nhưng cũng thu hẹp thời gian để nhà phê bình viết được bài sâu hơn.
Kinh
doanh phim ảnh dựa trên bàn tán háo hức. Đôi khi, sự bàn tán đó cơ bản
là tự thân tạo ra. (Cứ thử giữ cho mạng internet đừng mải mê về một phim
Batman xem.) Nhưng thường xuyên hơn thì, đó là một tập hợp phức tạp dựa
trên trailer, poster, các bài phỏng vấn, miêu tả trên tạp chí, xuất
hiện của các sao của bộ phim để quảng bá ở các suất chiếu khuya — và,
điểm cuối, các bài bình luận phim. Nếu phê bình khen, hãng phim
liền rao lên poster và trailer. Năm ngoái, trailer bắt đầu cắt khâu
trung gian và đặt điểm Rotten Tomatoes ngay trên quảng cáo.
Nếu Sony cố tình luồn lách kiểu đó — như đã làm với
The Emoji Movie — chắc là có lý do chính đáng.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: GQ