"Ông nghĩ mọi thứ này có thể tồn tại?” kẻ trộm kim cương mang mặt nạ Selina
Kyle thì thầm với gã siêu giàu Bruce Wayne trong đoạn phim giới thiệu The Dark Knight Rises.
“Một cơn bão đang đến, ngài Wayne... Khi nó tới, ông sẽ phải tự hỏi tại
sao ông lại có thể sống xa hoa đến thế và không chừa lại gì cho chúng
tôi.”
Một cơn bão đang đến, ngài Wayne...
Cập nhật thời tiết khắc nghiệt: Có 100% cơ hội cho một làn sóng trả thù gia cấp kiểu Cách mạng Pháp tại các rạp lúc này.
Đó là tin xấu cho những người chiếm 1% trong
Dark Knight mới, phim tài liệu
The Queen of Versailles and
Farewell, My Queen - đã có nhiều thử thách để tạo nên sự hấp dẫn cho những khán giả đang gặp suy thoái kinh tế.
“Nhà giàu thất bại mang đến một câu chuyện hay hơn là người nghèo thất bại,” Benoit Jacquot, đạo diễn/viết kịch của
Farewell, My Queen đang chiếu rạp ở Mỹ, nói. “Họ càng lụn bại lớn chừng nào, bộ phim càng hay chừng ấy.”
Phim
Farewell
tiếng Pháp có bối cảnh vào những ngày cuối cùng của Cách mạng Pháp, khi
những nông dân bần cùng nổi dậy và bắt vua và hoàng hậu cao quý, Marie
Antoinette (do Diane Kruger thủ vai), đưa lên máy chém.
Antoinette
có thể đã không bao giờ nói câu nói người ta thường buộc cho bà nhất,
là "(Nếu chúng không có bánh mì), hãy để chúng ăn bánh kem," nhưng bà
giàu có xa hoa khi người dân đang chết đói, và bà phải trả giá cho việc
đó.
Diane Kruger, giữa, vào vai Marie Antoinette trong My Queen
“Marie Antoinette là hình mẫu về lối sống của giới nhà giàu và nổi
tiếng,” giáo sư lịch sử người châu Âu tại UCLA Lynn Hunt nói. “Bà là một
trong những minh tinh tiêu biểu trong lịch sử - đẹp và phù phiếm.”
Quan điểm về giới nhà giàu bị mất đi quyền lực bao trùm
The Dark Knight Rises
(ra mắt vào nửa đêm ngày 19/7.) Thậm chí những gã nhà giàu tử tế như
Wayne (Christian Bale) cũng gặp khó khi Bane (Thomas Hardy) lãnh đạo
cuộc nổi dậy để loại bỏ giai cấp thống trị.
Đạo diễn Christopher
Nolan và biên kịch Jonathan Nolan nói tại một sự kiện quảng bá gần đây
rằng phần cuối của loạt ba phim Batman lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết
năm 1859 Charles Dickens nói về Cách mạng Pháp,
A Tale of Two Cities.
Cuốn
tiểu thuyết “là một bức chân dung đau lòng của một nền văn minh đáng
ghi nhận hoàn toàn bị sụp đổ,” Jonathan Nolan nói. “Ai cũng biết những
sự kiện khủng khiếp xày ra ở Paris và Pháp trong thời điểm đó và thật
khó để tưởng tượng mọi thứ có thể xấu đi trên toàn thế giới. Đó là một
nguồn cảm hứng thật tuyệt.”
Jackie Siegel trong The Queen of Versailles
Phim tài liệu
The Queen of Versailles (ra mắt ngày 20) theo
chân tỷ phú David Siegel và người vợ thứ ba vốn là một cựu nữ hoàng xinh
đẹp Jakie xây một căn nhà có thể xem là lớn nhất nước Mỹ, rộng khoảng
0,8 hécta. Mặc dù nằm ở Orlando, nó được gọi là Versailles, theo tên
trung tâm xa xỉ của hoàng gia Pháp cho đến lúc cách mạng.
Nhưng
cặp đôi ở Florida, thuê mướn đến 19 người hầu và có một ngai vàng lộng
lẫy, đã gặp vấn đề với ngôi nhà của mình, thứ đã làm cạn kiệt đế chế sở
hữu của David. Ngôi biệt thự còn dang dở với hai làn bowling, một hầm
rượu hai tầng, 11 nhà bếp và 20 ga-ra xe hơi được rao bán với giá 75
triệu USD.
“Giới nhà giàu quan trọng đối với phim tài liệu vì họ
ít khi là chủ đề của loại phim này,” đạo diễn Lauren Greenfield nói. “Và
chúng ta tưởng tượng hóa sự xa hoa này trong nền văn hóa của chúng
tôi.”
Cái nhìn khe khắt về giới thượng lưu chiếm "1%" dân số này sẽ tiếp tục với
The Great Gatsby của Baz Luhrman (25/12) và
Arbitrage
được yêu thích tại Sundance (14/9), với sự có mặt của Richard Gere
trong vai một nhà tài chính mồm mép cố gắng níu kéo đế chế của hắn khỏi
sụp đổ khi gặp scandal.
“Shakespear đã viết về những ông vua,” đạo diễn
Arbitrage Nicholas Jarecki nói. “Sự kiện xảy ra ở đó.”
Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi