Tin tức

Chuyện làm phim American Dreams In China của đạo diễn Trần Khả Tân

14/11/2013

Nam diễn viên Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh quá đẹp trai để hóa thân vào vai anh chàng nhà quê vụng về. Đó là phản ứng đầu tiên của đạo diễn Trần Khả Tân khi chọn diễn viên cho phim American Dreams In China.

Trò chuyện qua điện thoại từ Hồng Kông, đạo diễn cho biết: “Tôi thấy vai diễn này không hợp với cậu ta. Thế mà cậu ta cứ nằng nặc đòi nhận vai.”

Nhân vật Thành Đông Thăng do Huỳnh Hiểu Minh thể hiện trong American Dreams In China

Đạo diễn thừa nhận rằng bản thân ông vẫn hồ nghi dù Huỳnh Hiểu Minh toàn tâm toàn ý đòi nhận vai Thành Đông Thanh, một trong ba người bạn gặp nhau tại trường đại học và cùng ấp ủ sáng lập một trung tâm đào tạo Anh ngữ.

Trần Khả Tân nói: “Khi bạn quá đẹp trai, bạn có một trải nghiệm khác trong cuộc sống, vì vậy rất khó để bạn hiểu hiểu được cuộc sống của một kẻ thất bại và Thành Đông Thanh là một kẻ thất bại bị người khác xem thường.”

Trần Khả Tân cảm động trước sự kiên trì của Huỳnh Hiểu Minh và đề nghị cho anh thử vai. Và Huỳnh Hiểu Minh đã vượt qua vòng thử vai với lối diễn xuất thần.

Trần Khả Tân suy ngẫm: “Cậu ta phải có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, bằng không sẽ không thể đóng được vai diễn đó.”

Quả thực, đạo diễn Trần nói thêm rằng Huỳnh Hiểu Minh đã chia sẻ với ông trải nghiệm ấy, kể từ khi là sinh viên ở Học viện điện ảnh Bắc Kinh, “Luôn luôn có những người ra vẻ kẻ cả với cậu ta và xem cậu ta là quá chất phác dù họ có nghĩ rằng cậu ấy đẹp trai.”

Đồng Đại Vi trong vai Vương Dương

Trần Khải Tân từng nói về diễn viên nam chính thường có mặt trong phim của ông, Takeshi Kaneshiro là “quá đẹp trai thì không thể dọa ai được” trong một bài phỏng vấn.

Còn về ba diễn viên chính trong American Dreams thì sao: Huỳnh Hiểu Minh vai Thành Đông Thanh, Đặng Siêu vào vai Mạnh Hiểu Quân tự tin, và Đồng Đại Vi vai Vương Dương?

“Họ rất đẹp trai, nhưng vẫn có thể tiếp cận họ. Họ đều là những diễn viên chuyên đóng vai lập dị (character actor),” Trần Khải Tân nói.

“Có lẽ Huỳnh Hiểu Minh là khuôn mẫu cho các vai nam chính kiểu kinh điển, nhưng thực ra anh không phải chỉ có vậy.”

Trong phim, vẻ ngoài của nhân vật Huỳnh Hiểu Minh bị chôn vùi dưới mái tóc ngố và cặp kính. Đó là một thách thức để anh chứng tỏ mình có thể diễn.

Anh đã được tưởng thưởng với một đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Kê năm nay, tương đương như Oscars. Phim còn nhận được năm đề cử khác, gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất, Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Đỗ Quyên và Quay phim xuất sắc nhất cho Christopher Doyle. Và kết quả đã được công bố vào hôm 28/9: American Dreams In China đoạt giải Phim hay nhất; Trần Khả Tân đoạt giải Đạo diễn xuất sắc; Huỳnh Hiểu Minh chia sẻ giải Nam diễn viên xuất sắc với Trương Quốc Lập của phim Back to 1942.

Đặng Siêu trong vai Mạnh Hiểu Quân

Bộ phim rõ ràng là đánh đúng tâm lý khán giả Đại lục. Phim thu về 535 triệu tệ (xấp xỉ 87 triệu đôla) tại phòng vé.

Đó là phim thành công nhất của Trần Khả Tân kể từ khi ông bắt đầu xâm nhập vào thị trường Đại lục với dự án đầu tay là phim nhạc kịch Perhaps Love (2005), và thành công của bộ phim đó là một dấu hiệu cho thấy khẩu vị của người xem phim ở Đại lục đã thay đổi.

Trần Khả Tân nhắc lại về sự thương mại hóa và công nghiệp hóa của phim ảnh ở Trung Quốc đã xuất hiện 10 năm về trước. Ông bày tỏ: “Bắt đầu với bộ phim võ hiệp Hero (2002) của Trương Nghệ Mưu cho đến khoảng năm 2012, tất cả những bộ phim đều cần phải là phim bom tấn. Nếu không phải là phim bom tấn thì sẽ không thể khiến khán giả đến rạp được.”

Với thế hệ đã từng xem các bộ phim điện ảnh bất hợp pháp tại nhà, không gì bằng một sự kiện điện ảnh thu hút họ rời khỏi căn nhà thoải mái và trả giá cao để vào rạp xem phim. Giá vé trung bình năm 2010 được báo cáo khoảng 40,40 tệ, theo nguồn tin của hãng giải trí EntGroup.

Trần Khả Tân đã thấy dấu hiệu này. Từ khởi đầu nhân vật với cá tính cầu tiến như phim hài He’s A Woman, She’s A Man (1994) và phim truyền hình Comrades, Almost A Love Story (1996), ông đã hy vọng vào dự bùng nổ của trào lưu này.

Diễn xuất của nữ diễn viên Đỗ Quyên trong phim

Perhaps Love kinh phí 10 triệu đôla và có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng như Trương Học Hữu, Kaneshiro và Châu Tấn. Thậm chí The Warlords (2007) là một phim chiến tranh sử thi cổ trang mà còn có kinh phí lớn hơn 40 triệu đôla với sự tham gia diễn xuất của Lý Liên Kiệt, Lưu Đức Hoa và Kaneshiro. Vào năm 2011, phim kiếm hiệp Wu Xia với kinh phí 20 triệu đôla có sự góp mặt của Chân Tử Đan. Và phim đã thu về 172 triệu tệ ở Trung Quốc.

Trái ngược với các phim điện ảnh này, American Dreams với kinh phí khiêm tốn 40 triệu tệ và kiếm được nhiều hơn 13 lần.

Trần Khả Tân cho hay sau một loạt phim điện ảnh bom tấn, “nhiều phim trong số đó không được hay cho lắm”, khán giả bắt đầu chán những cảnh như thế. Cùng lúc đó, ông nói thêm: “một vài phim kinh phí thấp trở nên hoàn thiện và được làm hay hơn.”

Đơn cử, phim hài Lost On Journey (2010) do Diệp Vĩ Dân đạo diễn, kể về một chuyến đi trớ trêu của một doanh nhân (Từ Tranh đóng) và một chàng trai trẻ dễ tin người (Vương Bảo Cường đóng) với khinh phí 9,5 triệu tệ và sau đó đã thu lại 46,5 triệu tệ. Phần tiếp theo Lost In Thailand (2012) với doanh thu ngất ngưởng 1,26 tỉ tệ.

Thành công của những phim này đã làm cho các nhà đầu tư trở nên tự tin. Trần Khả Tân nói: “Họ không còn chú tâm vào làm phim bom tấn và cơ hội làm những phim kinh phí thấp hơn tăng lên.”

Áp phích phim American Dreams In China

Ông nói thêm: “Trong 10 năm đầu tiên thương mại hóa, phim điện ảnh đã hoàn thành việc kéo khán giả trở lại rạp. Giờ thì họ đã có thói quen đi xem rạp, họ nhận ra mình có thể xem phim kinh phí thấp hơn mà vẫn hay.”

Những phim này có thể không có những nghệ sĩ có tên tuổi và những hiệu ứng kỹ xảo đắt tiền, nhưng “việc ngồi cùng nhau, cùng cười, cùng khóc và mang mọi người đến gần nhau hơn là một loại trải nghiệm khác khi tới rạp,” Trần Khả Tân vạch rõ.

Khán giả trở nên chín chắn hơn và họ bắt đầu muốn xem những khắc họa nghèo đói của chính họ trên màn ảnh rộng. Ông nói: “Họ muốn xem phim điện ảnh gần với đời sống của họ. Bạn có thể thấy rõ ràng là nhiều phim cỡ nhỏ và vừa tạo ra tác động và đây là một sự thay đổi rất tốt.”

Gần đây, phim truyền hình Tiny Times / Tiểu thời đại, xoay quanh những thách thức mà bốn cô gái trẻ phải đối mặt trong cuộc sống và tình yêu, tiêu tốn 483 triệu tệ. Phim có lẽ là hư cấu, nhưng ít ra đó là hư cấu về sự giàu có và thành công mà bất kỳ người bình thường nào cũng có thể liên hệ.

Trước đây Trần Khả Tân theo học khoa điện ảnh ở Đại học Calfornia, Los Angeles (UCLA). Dù ông không phải là thành viên của nhóm biên kịch, gồm Chu Trí Dũng, Trương Kế và Lin Aihua, một số trải nghiệm cá nhân của ông ở Mỹ đã được đưa vào phim.

Đạo diễn Trần Khả Tân (phải) và nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh chụp ảnh cùng giải
thưởng của họ tại hậu trường Giải Kim Kê lần thứ 29 ngày 28/9/2013

Ví dụ, Mạnh Hiểu Quân do Đặng Siêu đóng, làm người hầu và một quý bà thưởng cho anh ta khoản tiền 20 đôla. Điều này đã xảy ra với chính Trần Khả Tân.

Khi được hỏi có phải cảnh Thành Đông Thanh theo đuổi một cô bạn học do người mẫu trở thành diễn viên Đỗ Quyên, 31 tuổi, đóng là một chương từ chính cuộc đời ông, Trần Khả Tân trả lời khá rụt rè. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ theo đuổi phụ nữ vì tôi là một con người thụ động.”

Hiện tại, Trần Khả Tân có cô con gái 7 tuổi với nữ diễn viên Ngô Quân Như 48 tuổi.

Mạnh Hiểu Quân là nhân vật đồng nhất với nhà làm phim này nhất. Ông nói: “Thái độ và tâm tính của cậu ấy. Cậu ấy kiêu căng, tự tin, bảo thủ và nói lên suy nghĩ của mình. Cung cách thẳng thắn đó không dễ gặp trong xã hội Trung Quốc.”

Dịch: © Gia Khang @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The China Post


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi