Điện ảnh Hồng Kông từng là ngành công nghiệp xuất khẩu văn hóa lớn nhất
châu Á, và ngót 20 năm, Hồng Kông là một thế lực đáng gờm trong nền kinh
tế toàn cầu, nhận danh hiệu Hòn Ngọc Phương Đông. Nhưng khi Hồng Kông
gặp phải cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước láng giềng, tầm ảnh hưởng
của nó đương nhiên cũng nhạt dần, và đến cuối thập niên 90, điện ảnh
Hồng Kông dần suy thoái.
Trong một chương trình truyền hình phát sóng ở Macau, đạo diễn người
Hồng Kông Trịnh Bảo Thụy chia sẻ suy nghĩ của anh về hiện trạng điện ảnh
Hồng Kông, thừa nhận rằng điện ảnh Hồng Kông đã bỏ rơi khán giả của
mình.
“Đây là nghiệp lực,” đạo diễn Trịnh nói. “Ta không thể sửa cái sai mà ta
phải chịu. Chúng ta đã phạm rất nhiều sai lầm, và đó là lý do khán giả
thấy như thể chúng ta bỏ rơi họ.”
Từ nghề nghiệp thành “Thú chơi”Những
năm tháng vàng son của điện ảnh Hồng Kông trải dài 20 năm từ cuối thập
niên 70 đến giữa thập niên 90. Trên một cộng đồng chỉ 7 triệu người,
điện ảnh Hồng Kông luôn phải dựa vào khán giả ở nước ngoài để đáp ứng
kỳ vọng phòng vé. Minh tinh điện ảnh Hồng Kông nổi tiếng khắp châu Á, và
nhu cầu cao về phim Hồng Kông ở phương Tây nhờ các cộng đồng Hoa
kiều.
“Cả châu Á đã xem phim Hồng Kông,” nhà đạo diễn
The Monkey King nói. “Bạn gọi là sự nghiệp. Một con cá nhỏ trong ao sao nuôi nổi cả một nền công nghiệp lớn đến thế.”
“Cả châu Á đã xem phim Hồng Kông,” nhà đạo diễn The Monkey King nói
|
Nhưng khi Hồng Kông đối mặt với những đối thủ ngày càng lớn hơn mà chẳng
hề cải thiện bản thân chút nào, ngành công nghiệp điện ảnh bắt đầu teo
tóp. Ngày càng nhiều minh tinh điện ảnh chuyển sang Đại lục, nơi có nền
công nghiệp điện ảnh bùng nổ và kiếm tiền tỉ mỗi năm, trở thành thị
trường phim lớn thứ nhì sau Hollywood.
Và trong một nền điện ảnh nhỏ như Hồng Kông, lại càng khó cạnh tranh.
“Nhiều
người thích tin rằng một bộ phim kiếm được chừng 10 triệu ở phòng vé
được xem là thành công,” Trịnh Bảo Thụy nói. “Nhưng vậy là thua. Bạn sẽ
thua lỗ, dù phim được làm rẻ đến đâu đi nữa.”
Still Human
năm 2018, được xem là một trong những phép màu phòng vé gần đây nhất
của Hồng Kông, là ví dụ cho thấy thành công của một bộ phim bị thổi
phồng. “Đó là một phim tuyệt hay, và xứng đáng, nhưng tôi tin nếu phim
đó có phần hai, tôi rất nghi ngờ êkíp làm phim sẽ được trả mức thù lao
tương tự.”
Huỳnh Thu Sinh trong một cảnh phim Still Human năm 2018,
được xem là một trong những phép màu phòng vé gần đây nhất của Hồng
Kông. Nam diễn viên đóng phim này không nhận thù lao
|
Still Human có kinh phí chỉ 2 triệu đôla Hồng Kông. Kiếm được
nguồn kinh phí nhỏ cỡ đó rất dễ vì nam chính của bộ phim, Huỳnh Thu
Sinh, chọn không nhận thù lao.
“Nếu lúc nào bạn cũng kêu gọi giúp
đỡ, thì không còn là chuyên nghiệp nữa,” Trịnh Bảo Thụy nói. “Nếu bạn
làm không thù lao, thì [diễn xuất] trở thành ‘thú chơi’, một công việc
bạn làm chỉ vì vui.”
Ngay cả 30 triệu đôla Hồng Kông cũng không đủ để sản xuất vài cảnh phim, nói chi là cả bộ phim.
“Nếu
bạn chi 30 triệu đôla Hồng Kông làm một bộ phim, bạn sẽ cần thu về 100
triệu đôla Hồng Kông ở phòng vé mới có lời. Có bao nhiêu phim kiếm được
như vậy ở Hồng Kông? Có
The Avengers, nhưng phim Hollywood tốn
hàng trăm triệu USD. Khi một đạo diễn nói anh ta phải bán nhà bán xe để
làm phim, làm sao bạn có thể xem đó là một ngành nghể lành mạnh?”
Cảnh trong phim Men on the Dragon, nhận được 11 đề cử Kim Tượng 2019, trong đó có phim hay nhất, đánh dấu tác phẩm đạo diễn đầu tay của biên kịch Trần Cẩm Hồng
|
Về chọn lựa làm việc ở Đại lục của Cổ Thiên LạcĐiện ảnh
Hồng Kông có thể đang lỗ lã, nhưng nhiều nhà làm phim Hồng Kông vẫn đam
mê làm nghề. Điện ảnh Hồng Kông lẽ đã chết đi từ năm năm trước nếu các
nhà sản xuất không xoay xòa được vốn đầu tư.
“Cổ Thiên Lạc biết
ta không thể kiếm sống chỉ nhờ làm phim Hồng Kông,” Trịnh Bảo Thụy đáp
khi được yêu cầu chỉ trích việc Cổ Thiên Lạc dùng tiền nhân dân tệ
bỏ vốn làm phim Hồng Kông. “Nếu anh ấy không tìm được chỗ đứng trong nền
công nghiệp phim ảnh Đại lục, thì anh ấy lấy đâu ra tiền để làm phim
Hồng Kông? Thiên hạ thích chỉ trích anh ấy làm phim cho Đại lục, nhưng
họ không buồn dành thời gian để hiểu chuyện gì đang xảy ra ở thị trường
Hồng Kông.”
Cổ Thiên Lạc trong một cảnh phim L Storm
|
“Chúng ta đã phạm sai lầm”Không bắt kịp đối thủ, rất khó
kiếm sống từ một ngành kinh doanh chỉ có 7 triệu người. Trịnh Bảo Thụy
nói, “Chúng ta từng thành công trong quá khứ vì chúng ta hy sinh. Điện
ảnh làm ăn tốt khi đó không phải vì Hồng Kông có đông dân hơn, mà vì
những phim đó kiếm lời ở hải ngoại. Có thể nói tương tự như vậy với những phim
ta đang làm ngày nay không?”
Điện ảnh Hồng Kông đã chết dần từ
cuối những năm 90, nhưng không ai trong nghề muốn công nhận thành lời
điều đó. “Sự thật là nền công nghiệp điện ảnh không cải tiến. Chúng ta
phải thừa nhận điều đó. Lỗi của chúng ta là đã từ bỏ khán giả.”
May thay vẫn còn thời gian sửa chữa sai lầm, nhưng sẽ như thể cố gắng thắng một trận chiến bất khả thi.
Châu Nhuận Phát (trái) và Quách Phú Thành trong Project Gutenberg - phim ly kỳ cớm-cướp đặc kiểu Hồng Kông
|
“Như thể thoát khỏi nhà tù này lại lọt vào nhà ngục khác,” Trịnh Bảo
Thụy nói. “Con đường chuộc lại lỗi lầm còn khổ hơn là chết, và đó chính
là điều mà điện ảnh Hồng Kông phải trải qua ngay từ bây giờ.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars