Tin tức

Điện ảnh 2012 nhìn lại: 9 phim châu Á hay nhất và dở nhất

06/02/2013

Japan Cinema điểm ra bốn phim dở nhất và năm phim hay nhất của điện ảnh các nước châu Á năm 2012.

PHIM DỞ NHẤT

4. 407 Dark Flight
Đạo diễn: Isara Nadee

Tại sao dở? Dark Flight 407 (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Chuyến bay kinh hoàng) là phim kinh dị Thái Lan thể hiện sự kinh hoàng quá mức một cách lộ liễu. Cốt truyện hay cách diễn đạt không có chiều sâu. Không có nhiều tình tiết gây sợ hãi trong phim. Đối với một phim được quảng cáo là kinh dị thì việc chỉ có 2-3 cảnh làm giật mình sẽ không đủ, ít ra là với tác giả bài viết này. Thay vào đó, cảm giác căng thẳng hay hồi hộp lại biến thành sự bực bội giữa những tiếng la hét, sự hỗn loạn và trò 3D lòe thiên hạ.

[Phim này đã phát hành ở Việt Nam với tựa Chuyến bay định mệnh 407 - Quái vật Điện ảnh]

3. Isn't Anyone Alive?
Đạo diễn: Gakuryu Ishii

Cảnh trong phim Isn't Anyone Alive?

Lý do dở: Chúng ta tốn 20 phút đầu để xem các bạn sinh viên, giáo viên, nhân viên bán quán và bác sĩ đủ loại lang thang quanh sân một trường đại học ở nông thôn, và tán gẫu trong những phân cảnh dài, buồn chán đến phát bực. Những người khác là phương tiện dùng cho những nỗ lực yếu ớt trong những phát biểu mang tinh xã hội tẻ nhạt và kịch tính. Thay vì thấy đau buồn cho mất mát của bạn bè và gia đình, từng nhân vật lại bị nhấn chìm trong sự chán đời mà họ tự tạo cho mình. Không thực tế và không được định hình vững chắc, bộ phim dở tệ này tiếp tục bỏ mặc khán giả với niềm hy vọng rằng đạo diễn Ishii sẽ nhanh chóng xử tử từng nhân vật (nhưng ông đã không làm thế trong suốt hai tiếng đồng hồ) và cái bộ phim tệ hại này sẽ kết thúc.

2. Kill em All
Đạo diễn: Raimund Huber

Tại sao dở: Phim bắt đầu bằng một cảnh đánh đấm mà không hề do dự. Tác giả bài viết này thích cảnh đánh nhau, nhưng chính xác thì tại sao những nhân vật này lại đánh nhau? Chính xác thì lý do đằng sau tất cả những chuyện này là gì? Bạn không quan tâm đến nhân vật nào cả. Họ cố gắng để một vài nhân vật có câu chuyện quá khứ nào đó để bạn có thể hiểu về họ, nhưng đã quá muộn để phim có thể vớt vát những thất bại của mình. Một số nhân vật xuất hiện chỉ để chết. Họ hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì với tổng thể “câu chuyện”. Nói đến đó, rõ ràng là trong phim chẳng tồn tại câu chuyện nào cả.

1. Sadako 3D
Đạo diễn: Tsutomu Hanabusa

Tại sao dở? Có lẽ phần dở nhất của bộ phim có thể dễ dàng đoán ra từ chữ thứ hai trong tựa phim. Tác giả không hoàn toàn chắc chắn là các nhà làm phim quyết định tiếp tục và làm một bộ phim 3D ở mức độ nào. Có thể đó là một quyết định bị đánh giá kém dựa vào xu hướng phim 3D gần đây, hay có lẽ không ai hứng thú với việc làm thêm một phim nữa về ma nữ tóc dài. Chỉ cần nói sự kết hợp hiệu ứng 3D với mạch truyện được cố tình đẩy nhanh tốc độ đã tạo ra sự kết hợp không cân xứng nhất. Đây không phải Sadako của chúng ta, đây không phải sự hoảng sợ nguy hiểm từng được hé lộ trong đoạn cao trào của phim. Thay vào đó, điều chúng ta có là sự ước chừng, một nỗ lực yếu ớt để lợi dụng loạt phim rất được yêu thích, được kết hợp với một kỹ thuật làm phim có vẻ như chỉ được dùng để tăng lợi nhuận biên.

PHIM HAY NHẤT

5. Dangerous Liasions
Đạo diễn: Hur Jin Ho

Tại sao hay? Chia tách một cặp đôi bằng cách nói cho khán giả biết rằng một mối quan hệ không vững chắc nếu người trong cuộc không có cùng địa vị xã hội hay phá vỡ cuộc hôn nhân bởi vì cô gái mà một người đàn ông giàu có và nổi tiếng sắp kết hôn đột nhiên không còn trinh chắc chắn không phải chuyện mới, nhưng thật thú vị khi xem một phim đánh vào những khái niệm này để đẩy chuyện phim trở nên vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, điểm hay của phim là sự tận tụy của đạo diễn Hur Jin Ho với thể loại tình cảm sướt mướt kiểu cũ. Dangerous Liasions (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Mối quan hệ nguy hiểm) như một cú đấm vào trái tim. Với tác giả, phim là câu chuyện tình trí tuệ được kể một cách khéo léo.

4. Ace Attorney
Đạo diễn: Takashi Miike

Tại sao hay? Việc pha trộn phong cách hình ảnh thật sự điên rồ và đầy tự tin của Takashi Miike vào loạt phim Ace Attorney là bước đi rất thông minh. Trong quá trình sản xuất phim, nhiều người bắt đầu nghiên cứu xem chính xác làm thế nào từ trò chơi điện tử có thể chuyển thành một bộ phim thể loại pháp đình độc đáo. Dường như Miike tình cờ có được điều thú vị đặc biệt. Bằng cách pha trộn hàng loạt hiệu ứng hình ảnh hiệu quả như kỹ thuật cắt cảnh nhanh, phân chia màn hình và thậm chí cả hiệu ứng ngưng đọng thời gian, Ace Attorney mặc tình thể hiện. Ace Attorney là phim làm chuẩn cho điều gì có thể đạt được với sự kết hợp hài hòa giữa đạo diễn và tài liệu gốc, với một loạt những màn trình diễn phi thường và cốt truyện hấp dẫn lạ kỳ.

3. China Heavyweight
Đạo diễn: Trương Kiều Dũng

Cảnh trong phim China Heavyweight

Tại sao hay? Đối với tác giả, China Heavyweight nói nhiều về sự kết nối giữa con người hơn là thể thao. Quyền anh rõ ràng là phép ẩn dụ cũng như tựa đề đa nghĩa của phim. Dù chỉ tập trung vào nhóm ba nhân vật, nhưng đạo diễn Trương đã làm xuất sắc việc đan những câu chuyện của họ vào nhau và đưa họ quay lại với nhau ở cuối phim trong trận đấu cuối cùng của huấn luyện viên Qi. Nhưng căn cứ vào chủ đề về quyền anh của bộ phim tài liệu này, có một ý nghĩa sâu xa hơn được lồng trong cách tiếp cận của chuyện phim. Dù mang tính cá nhân cực cao, nhưng phim thành công trong việc nêu bật lên tình bạn giữa từng người và những cuộc chiến họ phải đối mặt khi xa nhà để nỗ lực chiến đấu vì vinh quang của tổ quốc. Nhìn chung, một cái nhìn khác thường về một Trung Quốc đang thay đổi và và sự can đảm của những con người sống ở nơi đó chiến đấu vượt sức mình.

2. A Simple Life
Đạo diễn: Hứa An Hoa

Một cảnh trong phim A Simple Life

Tại sao hay? Được phát hành rộng rãi theo nghĩa đen vào năm 2012, chuyện phim nói đến những kiểu vấn đề nghe có thể không có nhiều hài hước và chủ đề khó nhằn. Tuy nhiên, đây là một phim đầy thương cảm. Trong nhiều phim gây xúc động của Trung Quốc, đàn dương cầm là thứ phải có trong mỗi một bảng tổng phổ, và nhiều lần lại làm dở quá mức. Tuy nhiên, với bộ phim này, nhạc sĩ Law Wing Fai biết canh thời gian chơi nhạc then chốt – âm nhạc không quá nhiều, nhưng cũng không quá ít, và vang lên đúng thời điểm. Phim này không có những cảnh cháy nổ, không có kịch tính dễ đoán hay những nút thắt căng thẳng… đúng vậy, một cuộc sống đơn giản, đã cho tác giả thấy sự khiêm tốn và quan tâm những người ta yêu thương thật đơn giản biết bao.

1. Ai Weiwei: Never Sorry
Đạo diễn: Alison Klayman

Tại sao hay? Khi phim còn ở giai đoạn sản xuất, Ai Weiwei biến mất tăm – có lẽ ông đã bị bắt giữ. Nhưng việc bắt ông im lặng chỉ làm những người ủng hộ ông ngày càng nhiều ngày càng lớn tiếng hơn. Thật may là cuối cùng ông đã được thả. Tương lai của Ai Weiwei từng bị đe dọa, nhưng ông sẽ mạo hiểm mọi thứ, nhằm bảo đảm con trai ông có tương lai tốt đẹp hơn. Đây là một trong những bộ phim tài liệu đầy cảm xúc, mang tính giáo dục nhưng cũng khá thú vị mà tác giả có vinh hạnh được xem. Đây là đời thực. Đây là người đàn ông muốn thay đổi thế giới.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Cinema


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi