Tin tức

The Last Stand: Kim Jee Woon ở Hollywood, Arnold quay lại phim hành động

29/01/2013

Trên trường quay bộ phim hành động nã đạn The Last Stand (phát hành ở Việt Nam với tựa Chốt chặn cuối cùng), đạo diễn Hàn Quốc Kim Jee Woon và Arnorld Schwarzenegger đã gặp vấn đề là thất bại trong giao tiếp. Họ thật sự không thể nói thứ ngôn ngữ của người kia, phụ thuộc vào phiên dịch viên để trao đổi ý tưởng vì khả năng tiếng Anh có hạn của Kim và thứ tiếng Anh mang giọng Đức của Schwarzenegger.

Đạo diễn Kim Jee Woon (trái) và diễn viên Arnold Schwarzenegger tại buổi chiếu ra mắt
The Last Stand ở Hollywood [Ảnh: Kevin Winter / Getty Images]

Tuy nhiên, theo Kim, việc không thể tìm được tiếng nói chung với một ngôi sao - hoặc bất kỳ diễn viên nào - hiếm khi là một trở ngại lớn. Trong buổi trưa ở Hollywood, vị đạo diễn đi đến biểu thị một thông điệp động viên các nhà làm phim quốc tế khác không thông thạo tiếng Anh. “Đối với những đạo diễn nước ngoài muốn làm việc tại Hollywood, rào cản ngôn ngữ không phải là vấn đề,” Kim nói thông qua người phiên dịch. “Với tài năng thật của của mình, bất kỳ vị đạo diễn nào cũng có thể thành công.”

Trong trường hợp của ông, những nhân tài đó bao gồm không ai khác ngoài vị cựu thống đốc Arnorld, người đã làm một cuộc trở lại với thể loại đã đánh dấu tên ông trên bản đồ Hollywood - một cuộc tái xuất từ chính trường đến phim trường vô tiền khoáng hậu sau tám năm hoạt động ở hành lang quyền lực tại Sacramento.

Nếu The Last Stand là một ván bài cho Schwarzenegger, nó cũng là một ván cược trị giá 42 triệu USD cho một đạo diễn chưa được kiểm chứng.

Mặc dù Kim nhận được sự tôn sùng gần giống như Spielberg (Steven Spielberg) tại quê nhà qua những bộ phim Hàn đình đám như phim ly kỳ được tôn vinh tại Liên hoan phim Sundance I Saw the Devil, phim cao bồi Viễn Tây The Good, The Bad, the Weird và một phim kinh dị được phát hành tại Mỹ A Tale of Two Sisters, ông vẫn là một tài năng chưa được kiểm chứng tại Hollywood.

“Tại Hàn Quốc, đạo diễn là trên hết và quyền lực đi theo chiều dọc,” Kim nói. “Trên phim trường, tôi thích việc sáng tạo ra ý tưởng ngay lập tức. Nhưng tại Hollywood, nếu tôi có ý tưởng nào đó trên phim trường, ý tưởng đó phải nhận được sự đồng ý của nhiều người khác.”

Arnold Schwarzenegger, trái, và Johnny Knoxville trong
một cảnh phim
The Last Stand [Ảnh: Merrick Morton / Lionsgate]

Đây là lý do cuộc hành trình làm việc bằng tiếng Anh đầu tiên của ông, với một dàn diễn viên Mỹ và trong một hệ thống được nghiệp đoàn hóa nặng nề của Hollywood, không phải là một trải nghiệm dễ dàng.

“Lúc đầu,” ông nói, “tôi gặp khó khăn rất nhiều. Mọi người đều quan ngại đến chi phí và hiệu năng. Tôi đã quen với hệ thống này. Nhưng ở Hollywood, đạo diễn là một kẻ cô đơn.”

Nhà sản xuất Lorenzo Di Bonaventura (loạt phim TransformersG.I. Joe) giải thích tại sao Schwarzenegger chọn tái xuất trên phim trường trong một phim được đạo diễn bởi một kẻ mới toanh ở Hollywood thay vì James Cameron, người đã mang đến cho Mr. Universe ("Nam vương hoàn vũ", biệt danh của Schwarzenegger) một bước đột phá trong The Terminator.

“Arnold cảm thấy ông phải chiếm lại được tình cảm của khán giả. Ông đã xa rời (phim trường) và giờ thì ông trở lại,” Di Bonaventura nói. “Ông không cảm thấy có đặc quyền. Ông muốn đóng một phim có kinh phí thấp, vì ông bắt đầu sự nghiệp với những phim kiểu này.”

Trong Stand, một kẻ buôn ma túy theo kiểu Pablo Escobar có tên Cortez đã đào thoát khỏi đoàn xe áp tải tù nhân của FBI và chạy về biên giới Mexico trong một chiếc Corvette có thể tăng tốc lên đến 250 dặm một giờ. Hắn - vốn là một bậc thầy võ thuật và một tay lái kiệt xuất - được giúp đỡ và bị xúi giục bởi một đội quân lính đánh thuê trang bị vũ khí hiện đại như súng phóng lựu đạn với tốc độ tên lửa, súng trường có ống ngắm đêm và xe tải công phá, chúng tìm mọi cơ hội để hạ các cảnh sát dưới làn mưa đạn.

Nhân vật của Schwarzenegger - một cựu phó cảnh sát Los Angeles trải qua những ngày còn lại với công việc cảnh sát trưởng một thị trấn nhỏ ở Arizona - cùng với các đồng sự rách rưới như nghệ sĩ hài Johnny Knoxville (người đã biên kịch và đóng "Jackass") và nam diễn viên chuyên đóng vai người phiêu lưu Luis Guzman, là những người ngăn chặn lũ buôn ma túy đến với tự do. Mặc dù bị áp đảo về quân số và vũ khí, năm gã tốt bụng này cố gắng tiến công và mang Cortez về trước công lý.

Costar Rodrigo Santoro, một cựu binh chiến tranh Iraq bị buộc phải giúp lực lượng của lũ buôn ma túy, minh chứng cho nhận định của Kim rằng ngôn ngữ không phải là rào cản của việc chia sẻ ý tưởng sáng tạo. Để lắng nghe anh và những người khác, vị đạo diễn tập trung nhiều vào năng lượng được truyền tải qua vai diễn các diễn viên thể hiện hơn là hội thoại.

“Chúng tôi giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, vượt lên trên lời nói,” nam diễn viên người Brazil nói. “Điều này nghe có vẻ trừu tượng, nhưng chúng tôi liên kết ở một mức độ cao. Thỉnh thoảng, chỉ bằng việc nhìn nhau. Thỉnh thoảng, ông ấy diễn điều ông ấy muốn. Mỗi diễn viên trên phim trường cũng sẽ đồng ý như vậy.”

Vị thống đốc không bao giờ dùng thứ hạng của mình để chống lại những lựa chọn sáng tạo của Kim, và còn nói với các nhà sản xuất, “Đạo diễn này là một nghệ sĩ, ông ấy cần thời gian.”

“Bây giờ tất cả những gì ông ấy phải làm là lấy lại thành công,” vị đạo diễn nói. “Tôi đã lo mình có thể là trở ngại cho quá trình đó. Tôi đã lo lắng nhiều hơn ông ấy.”

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi