Nhiều người tin rằng một gương mặt quyến rũ và một dáng hình tuyệt đẹp
là điều cần thiết cho những ai dấn thân vào nghiệp diễn trong ngành công
nghiệp truyền hình và điện ảnh, song, khi ngoại hình trở nên quan trọng
hơn tài năng sẽ là sai lầm hết sức nghiêm trọng.
Khi The Founding of An Army được phát hành (2017), thấy rõ
hơn một nửa dàn diễn viên là các nam diễn viên “thịt tươi”, gồm Lu Han
(ảnh), Lý Dịch Phong, Mã Thiên Vũ, và Trương Nghệ Hưng
|
Trong những năm gần đây, một kiểu thần tượng mới trở nên phổ biến ở
Trung Quốc: những người trong ngành giải trí trẻ trung cực kỳ
quyến rũ được gọi là xiaoxianrou, tức “thịt tươi”. Hầu hết những người
được dán nhãn “thịt tươi” có lượng ‘fan’ hùng hậu trong giới trẻ – nói
cách khác, một lượng khán giả tiềm năng – thế nên thu hút nhiều nhà đầu
tư lớn chi phối ngành giải trí. Việc tìm kiếm và đào tạo những nghệ sĩ
trẻ trở nên phổ biến đến nỗi thuật ngữ “kinh tế diện mạo” được đặt ra
nhằm mô tả xu thế này.
Câu hỏi trong đầu mọi người hiện giờ là sẽ
mất bao lâu để nền kinh tế diện mạo này trở thành một lực lượng chiếm
lĩnh ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình ở Trung Quốc? Những đại
diện tại hai kỳ họp đang diễn ra và các chuyên gia đã nói rõ: Không lâu,
nếu người ta không lên tiếng gì về điều này.
Không chỉ là diện mạo“Nếu
muốn chiêm ngưỡng những gương mặt xinh đẹp, sao không đi xem cuộc thi
sắc đẹp, mà xem điện ảnh hay truyền hình?” đạo diễn và nhà sản xuất phim
Trung Quốc nổi tiếng Trịnh Hiểu Long, đồng thời cũng là thành viên của
Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc đặt
câu hỏi, khi nêu thắc mắc trong hai kỳ họp. Trịnh Hiểu Long nhấn mạnh
rằng sẽ tổn hại đến ngành công nghiệp sáng tạo này khi chỉ chăm chăm vào
diện mạo của diễn viên, thay vì năng lực diễn xuất của họ.
Đạo diễn Trịnh Hiểu Long (phải) tại hội nghị
|
Trịnh Hiểu Long không phải là tiếng nói duy nhất về “xu thế gương mặt
mới”. Một loạt phim điện ảnh và truyền hình gây thất vọng có sự tham gia
của những ngôi sao quyến rũ đã dẫn đến những than phiền của khán giả
Trung Quốc.
Ví dụ như phim
Once Upon a Time /
Tam sinh tam thế, chuyển thể từ quyển tiểu thuyết Trung Quốc đoạt giải thưởng
Three Lives Three Worlds, Tens Miles of Peach Blossoms /
Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa,
bị nhiều khán giả gọi là “phim tệ nhất trong năm”. Phim đạt 3,7/10 trên
trang Douban, trong khi nam chính điển trai, diễn viên 26 tuổi Dương
Dương, bị chỉ trích vì thiếu tài năng diễn xuất.
Những diễn viên
hấp dẫn mà khả năng diễn xuất tệ trở nên phổ biến đến nỗi từ mặt đơ trở
thành một từ thông dụng được sử dụng trong nhiều bài bình luận mô tả
diễn xuất cứng đơ của họ.
Dương Dương và Lưu Diệc Phi trong Tam sinh tam thế
|
Diễn xuất kém dường như lu mờ so với một xu hướng khác mà khán giả chứng
kiến các hãng phim quá lệ thuộc vào giai đoạn hậu sản xuất để tung ra ồ
ạt những phim truyền hình nhanh chóng và rẻ tiền.
Nhiều khán giả Trung Quốc há hốc sau khi xem các cảnh trong phim truyền hình
General and I /
Cô phương bất tự thưởng
(2017) chỉ đơn giản là nữ diễn viên nổi tiếng Angelababy đứng trước
phông xanh rõ ràng thay vì bối cảnh thật. Các hãng phim cũng có xu thế
tận dụng diễn viên đóng thế và lồng tiếng thay vì diễn viên thật thể
hiện những cảnh nhất định vì có thể tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.
“Tôi nghĩ có sự khác biệt giữa một diễn viên thực thụ và một
người chỉ đơn thuần là nổi tiếng,” diễn viên nổi tiếng Phùng Viễn Châu
nói tại hai kỳ họp khi bàn đến vấn đề “thịt tươi” của Trung Quốc. Ông
lưu ý rằng trong khi những diễn viên trước đây chăm chút cho vai diễn
của mình, những người mới có xu hướng chỉ bận tâm đến quảng bá.
Angelababy trong Cô phương bất tự thưởng
|
Canh bạc tốn kémTrong khi vấn đề xu hướng diện mạo đã rõ
ràng, các hãng phim vẫn chịu nhiều áp lực kinh tế sử dụng mọi cách để
thu hút khán giả, thỉnh thoảng nghĩa là chiêu mộ những thần tượng vì sự
nổi tiếng của họ hơn là tài năng.
“Đứng ở quan điểm nhà sản xuất,
chúng tôi có mối quan hệ yêu-ghét với những thần tượng ‘thịt tươi’ này.
Tôi nghĩ vấn đề thực tế nằm ở thị trường,” Trương Bằng Huy, một chuyên
gia kỳ cựu trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Trung Quốc,
nói với
Global Times.
Trương Bằng Huy giải thích rằng
những thần tượng này là con dao hai lưỡi: Một mặt thì những người nổi
tiếng có lực lượng ‘fan’ hùng hậu có thể gia tăng cơ hội lợi nhuận của
xuất phẩm, song mặt khác, những thần tượng này có xu hướng đi cùng cátxê
cao ngất trời.
Phân nửa chi phí sản xuất toàn chương trình The Rap of China là để mời nam diễn viên kiêm ca sĩ Ngô Diệc Phàm làm giám khảo
|
Theo ông Trương, trung bình khoảng 60% đến 70% chi phí sản xuất có thể
được chi trả cho những thần tượng này. Ông lấy chương trình giải trí nổi
tiếng năm ngoái,
The Rap of China, làm ví dụ. Hãng phim mất
khoảng 100 triệu nhân dân tệ (15,85 triệu đôla Mỹ), phân nửa chi phí sản
xuất toàn chương trình, để mời nam diễn viên kiêm ca sĩ Ngô Diệc Phàm
làm giám khảo.
“Giống như đánh bạc. Nhà sản xuất đánh cược mọi
thứ họ có vào một hay hai người nổi tiếng trẻ tuổi, chỉ dành chút chi
phí còn lại vào sản xuất đúng nghĩa. Đương nhiên chuyện này ảnh hưởng
trầm trọng đến chất lượng một xuất phẩm,” ông Trương giải thích.
Ông
còn chỉ ra rằng sự nổi lên của mạng xã hội nghĩa là những người nổi
tiếng trên Internet trở thành một nhân vật mà các hãng phim kéo về xuất
phẩm của họ, vấn đề là nhiều người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
không được đào tạo hoặc không có kinh nghiệm trong diễn xuất.
Đề xuất của những nhà đại diện văn hóa tại hai kỳ họp phản ánh rằng đây là một vấn đề đang được xem xét nghiêm túc.
Cảnh Điềm trong phim truyền hình Đại Đường vinh diệu
|
Ví dụ Zeng Fang, một doanh nhân trong ngành công nghiệp sáng tạo, đề
xuất tăng thuế là một cách để chống lại mức lương tăng cao của thị
trường đã quá nóng bỏng này.
Song, Trương Bằng Huy tin rằng thị
trường sẽ tự điều chỉnh lại đúng lúc. “Thị trường sẽ tự điều chỉnh. Khi
thần tượng hét giá hơn khả năng hãng phim có thể chi trả, hãng phim sẽ
chuyển sang các giải pháp khác và tập trung hơn vào sáng tạo. Dù sao đi
nữa thì thị trường luôn phát triển và cần sự cải thiện này,” ông nói.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times