Câu chuyện hậu tận thế, ra rạp ở Việt Nam từ ngày 20/4 với tựa
Vùng đất câm lặng,
được đẩy cao trào bằng một mối đe dọa chủ chốt: những sinh vật với khả
năng thính giác tiến bộ tấn công khi chúng phát hiện tiếng động. Cuộc
sống bị biệt lập trong rừng, hai vợ chồng và con cái họ đã sáng tạo ra
một hình thức tồn tại rất trật tự để tránh xa hiểm họa: đi chân đất,
giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, và chơi Cờ tỉ phú bằng những mảnh bông.
John Krasinski, trái, và Noah Jupe trong A Quiet Place, nơi tiếng nói và những âm thanh khác thu hút sự chú ý của những sinh vật chết người
|
Khi các nhân vật phải giữ im lặng để bảo toàn mạng sống, thiết kế âm
thanh có thể đi tới những sáng tạo cách tân. Những giây phút căng thẳng
được tạo ra từ tiếng vỡ vụn nhẹ nhất của sàn nhà, bước chân trên cát hay
cả tiếng tim đập. Sáng tạo với âm thanh, hay phần lớn là với sự vắng
mặt của tiếng động, là ý tưởng đã hấp dẫn được đạo diễn, John Krasinski,
anh cũng đóng trong bộ phim cùng vợ, Emily Blunt.
“Chúng ta sống
trong một thế giới mà giờ đây bạn thấy đủ các thể loại phim, như phim
Marvel, và có rất nhiều tiếng động, rất nhiều vụ nổ,” Krasinski nói
trong một phỏng vấn ở New York. “Tôi yêu những bộ phim đó, nhưng có cái
gì trong những tiếng ồn đó tấn công bạn, theo một cách nào đó. Chúng tôi
nghĩ, sẽ thế nào nếu bạn giảm lại hết? Liệu có tạo được cảm giác bồn
chồn như thế và căng thẳng rồi bứt rứt y như thế?”
Để giúp làm
cho sự yên tĩnh trở nên đáng sợ, Krasinski làm việc cùng các nhà biên
tập âm thanh Ethan Van Der Ryn và Erik Aadahl, những người có kinh
nghiệm với âm thanh lớn (
Godzilla) và lớn hơn (
Transformers), nhưng cũng quan tâm tới việc giảm mọi tiếng động xuống vài bậc.
Các nhà làm phim làm việc để nhận đủ phản hồi, yếu tố thính giác của
cốt truyện. “Chúng tôi đã nghĩ, thế này có nhiều quá không?” đạo diễn,
diễn viên John Krasinski nói. “Liệu mọi người có thấy giống như trải
nghiệm âm thanh chứ không phải trải nghiệm xem phim?” [Ảnh: Heather Sten thực hiện cho The New York Times]
|
Họ làm việc để tạo ra cái họ gọi là “phong bì âm thanh,” đặt khán giả
vào vị trí của nhân vật để nghe những gì họ nghe và cách mà họ nghe.”
Điều thú vị nhất là cô bé Regan, bị điếc và được diễn viên khiếm thính
Millicent Simmonds thủ vai. Regan mang một chip cấy vào tai cho cô bé
khả năng nghe cực kỳ tổi thiểu; cô có cảm nhận vật lý về sự hiện diện
nhiều hơn là thính giác. Điều này, các nhà biên tập muốn nhái lại cảm
giác ở trong một buồng tiêu âm (anechoic chamber), một căn phòng hút hết
âm thanh tới múc tất cả những gì bạn nghe là tiếng ồn của chính cơ thể
bạn. Phong bì âm thanh của Regan được tạo ra với một cảm nhận bóp nghẹt
ngắt quãng theo nhịp đập nhẹ nhàng của trái tim. Nhưng khi cô bé tháo
thiết bị trợ thính ra, chúng ta được trải nghiệm một giây phút hoàn toàn
im lặng, một ý tưởng mà đạo diễn Krasinski tranh luận với các đồng
nghiệp của anh.
“Chúng tôi đã nghĩ, thế này có nhiều quá không?”
đạo diễn, diễn viên John Krasinski nói. “Liệu mọi người có thấy giống
trải nghiệm âm thanh chứ không phải trải nghiệm xem phim?” Nhưng rồi anh
nhớ tới cuộc trò chuyện với một chuyên viên thị trường về một bộ phim
khác mà người này nghĩ rằng quan niệm nhầm lẫn lớn nhất về khán giả đó
là cho rằng họ ngu ngốc. “Tôi quyết định làm một bước nhảy vọt. Tôi
nghĩ, nếu tôi lo người ta sẽ không hiểu, thì có khi tôi đang làm đúng.”
John Krasinski và diễn viên khiếm thính Millicent Simmonds trong một cảnh phim
|
Chắc chắn
A Quiet Place không phải là một bộ sưu tập khổng lồ
hệ sinh thái âm thanh tiên tiến. Nó có những yếu tố mà 'fan' phim kinh
dị biết rõ, như những tiếng nhảy lên sợ hãi và thi thoảng xóc lên từ
nhạc nền của Marco Beltrami. Nhưng bộ phim đúng là có chút khác biệt.
Lấy
ví dụ, khi các sinh vật đến, chúng giao tiếp bằng cách tạo ra âm thanh.
“Bởi những sinh vật này mù, chúng tôi lấy cảm hứng từ ý tưởng sử dụng
định vị âm thanh như loài dơi,” Van Der Ryn nói qua điện thoại. “Vậy là
chúng có những tín hiệu siêu âm tiếng nói gửi ra ngoài không trung và
nghe tiếng vọng lại từ không gian xung quanh.”
Tiếng vọng lại,
giống như kiểu ở một buổi hòa nhạc khi mic đặt quá gần ampli, được đan
xen vào câu chuyện kể. Sự khó chịu do nó gây ra là điều những nhà biên
tập âm thanh thường phải tránh, nên nó trở thành một thách thức cụ thể
đi kèm.
Đạo diễn Krasinski và vợ anh, Emily Blunt, trên trường quay
|
“Chúng tôi có khoảng 100 phiên bản khác nhau của sự vọng lại,” đạo diễn
Krasinski nói. “Những âm thanh vọng lại ban đầu mà họ tạo ra sẽ làm cho
bạn muốn ói. Thế nên là cả một quá trình chỉnh sửA.” Sau khi xuyên suốt
từng phần riêng biệt của âm thanh với Krasinski, các biên tập tạo ra một
loại âm vọng hòa lẫn có chỉnh sửa không đến mức muốn bệnh, nhưng vẫn sẽ
làm khán giả nhăn nhó, thử xem họ có thể xoay xở được gì.
“Chúng
tôi có rất nhiều không gian nặng nề trong bộ phim nói về sự yên ắng và
câm lặng, mà chúng tôi cảm thấy có đòn bẩy để bật lên như vầy,” Aadahl
nói.
Vậy thì thực sự trên trường quay có yên ắng không? Những
giây phút im lặng thường xuyên của bộ phim suy cho cùng chỉ ra cách xử
lý khi quay, mặc dầu không phải ngay từ đầu. Trước khi sản xuất, đạo
diễn Krasinski không để nhiều người đọc kịch bản, anh viết chung với
Bryan Woods và Scott Beck. Cả êkíp nghe rằng đó là một bộ phim câm và
đoán hoặc nhạc phim sẽ được đặt vào hầu hết mọi thứ, hay tất cả âm thanh
sẽ được thêm vào trong giai đoạn hậu kỳ.
“Thế nên họ chính là êkíp ồn ào nhất mà tôi từng nghe suốt bốn năm ngày,” Krasinski nói.
Đạo diễn Krasinski và êkíp làm phim trên trường quay
|
“Nhưng rồi chúng tôi cùng nhau hiểu rằng phim cần yên lặng đến thế nào,”
anh nói tiếp. “Kiểu là, không, bạn không thể di chuyển bởi chúng ta cần
tông điệu trong căn phòng, chúng ta cần thở qua hàng cây, chúng ta cần
hàng ngô, chúng ta cần nông trại. Không phải kiểu như, được, tôi sẽ cho
“nông trại” vào sau. Mà thay vì êkíp gấu ó về chuyện không thể sống
bình thường trên trường quay, họ thực sự giữ yên lặng. Họ nghĩ, chúng
tôi đang làm điều gì đó rất đặc biệt ở đây.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times