Hollywood rất thích dựng phim ‘live-action’ (người / động vật thật đóng). Có vẻ hơi quá thích.
Một cảnh trong anime Akira, với câu chuyện đặt trong thế giới tương lai xa, hậu tận thế
|
Disney đã nổi bật gần đây với những bản làm lại ‘live-action’ của
Lion King và
Aladdin, còn Universal với
Cats sắp tới. Warner Bros và Paramount Pictures mới đây cũng phát hành phim người thật chuyển thể từ trò chơi với
Detective Pikachu và
Sonic the Hedgehog.
Nhưng phim ‘live-action’ làm lại từ anime Nhật Bản? Hollywood có thể nên tránh.
“Các
bản làm lại Mỹ dường như không hiểu được vì sao người ta thích anime,”
Susan Napier, giáo sư nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Tufts nói. “Có rất
nhiều rủi ro cho Hollywood khi cố gắng làm lại những bộ phim anime
này... nhiều khi đó là chất lượng nhập vai, không thì kiến tạo thế giới.
Không nhất thiết phải chuyển tất cả thành thật.”
Một lý do cho sự nổi tiếng của anime, giáo sư Napier nói, là nó thường đem đến một thế giới mà phim thực không thể làm được.
Cảnh vụ nổ hạt nhân phá hủy “Neo-Tokyo” trong anime Akira, rất khó tái hiện trong phim người đóng mà không tạo cảm giác phi lý
|
Đây là mối lo ngại cho
Akira, phim làm lại ‘live-action’ sắp tới của Warner Bros do Leonardo DiCaprio sản xuất. Napier nói câu chuyện của
Akira đặt trong một thế giới tương lai xa, hậu tận thế.
“Tôi
không chắc họ có thể thực sự làm được điều tương tự trong phim thực bởi
bản thân hoạt hình chính là nhịp sinh động,” Napier nói. [Phim thực]
không có sự linh hoạt và tự do tương tự.”
Anime cũng liên quan đến nhiều chủ đề người lớn và thường đen tối hơn so với hoạt hình phương Tây, Napier nói.
Akira có cảnh vụ nổ hạt nhân phá hủy “Neo-Tokyo”, thành phố thay thế Tokyo đã bị san bằng ở phần đầu câu chuyện.
“Đây
thực sự là một chuyến du hành hủy diệt,” giáo sư Napier nói. “Tôi nghĩ
sẽ rất đáng lo ngại khi xem nó trong phim thực... nó sẽ, thật lòng mà
nói, quá phi lý.”
Enter the Anime nói về lịch sử anime của Netflix
|
Nhưng anime không chỉ toàn cảnh hành động, được các bản làm lại có xu
hướng tập trung vào điều đó — phát triển nhân vật cũng là một lý do
khiến mọi người cuốn hút.
Bởi vì anime sử dụng ít khung hình mỗi
giây hơn hoạt hình mà chúng ta thấy các công ty Mỹ như Disney sử dụng,
nên những người sáng tạo anime không thể dựa vào biểu cảm khuôn mặt phức
tạp, giáo sư Napier nói. Thay vào đó, họ đào sâu vào tâm lý nhân vật
thông qua lời thoại và những hành động lớn, bắt mắt.
Con người không thể làm những hành động này.
Ellen
Seiter, Chủ tịch Nghiên cứu Truyền hình Stephen K. Nenno tại Đại học
Nam California cho biết, “Việc chọn diễn viên chắc chắn là một mối lo
ngại. Các quy ước của anime là rất nhiều nhân vật chính và họ có rất
nhiều phản ứng bùng nổ được quy ước hóa... rất khó thấy một diễn viên có
thể miêu tả chân thực mà không bị quá đà.”
Jackson Rathbone và Nicola Peltz trong The Last Airbender
|
Đó không phải là lý do duy nhất khiến việc chọn diễn viên là đáng lo
ngại. Các bản làm lại bị ném đá trong quá khứ vì chọn diễn viên da trắng
đóng vai các nhân vật châu Á. Năm 2017, Paramount Pictures và
DreamWorks phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi chọn Scarlett Johansson
đóng nhân vật nguyên tác Motoko Kusanagi trong
Ghost in the Shell. Năm 2010, đạo diễn M. Night Shyamalan đối mặt chỉ trích tương tự khi chọn diễn viên cho
The Last Airbender của Nickelodeon Movies, bản làm lại loạt hoạt hình của Nickelodeon
Avatar: The Last Airbender.
“Khó
khăn là mô hình những phim được quan tâm của Hollywood sẽ đi với các
diễn viên được quan tâm, kết quả là, đổi màu da diễn viên,” Alex
Burunova, đạo diễn phim tài liệu mới của Netflix,
Enter the Anime, nói về lịch sử anime.
Phim
truyện, Burunova nói, cũng có thể không có thời gian để đi sâu vào
những câu chuyện phức tạp mà manga — truyện tranh của tiểu thuyết họat
hình mà anime dựa trên — miêu tả.
Năm 2017, Paramount Pictures và DreamWorks phải đối mặt với phản ứng
dữ dội khi chọn Scarlett Johansson đóng nhân vật nguyên tác Motoko
Kusanagi trong Ghost in the Shell
|
“Với mô hình Hollywood, có rất nhiều chỗ cho sai sót và rất nhiều chỗ
khiến người hâm mộ phải thất vọng... [họ] sẽ phải làm việc rất chăm chỉ
để đến gần mọi thứ, từ thiết kế bối cảnh đến trang phục để đảm bảo cốt
truyện và phát triển nhân vật vững chắc,” Burunova nói.
Nhưng các hãng trực tuyến có thể có cơ hội.
“Phim bộ truyền hình phù hợp hơn là phim điện ảnh,” Seiter nói về việc làm lại thành phim người đóng.
Bạn
có thể đặt cược rằng Netflix tóm lấy cơ hội. Dịch vụ phát trực tuyến
này — đã cung cấp các tựa anime nguyên tác — có một loạt phim thực dựa
trên
Avatar: The Last Airbender của Nickelodeon đang được thực hiện. Trọng tâm của
Avatar: The Last Airbender
là câu chuyện về Aang, một Avatar 12 tuổi, được cho là chủ nhân của bốn
yếu tố (lửa, nước, đất và không khí) và được giao nhiệm vụ giữ thế giới
hòa bình.
Michael DiMartino và Bryan Konietzko, những người tạo ra phim nguyên tác
và nhà sản xuất điều hành của bản làm lại, dường như khắc ghi những lời
phê bình về các bản làm lại trước đó trong tâm trí.
“Chúng tôi
nóng lòng muốn nhận diện thế giới của Aang theo cách điện ảnh mà chúng
tôi đã luôn tưởng tượng ra, với một dàn diễn viên phù hợp về văn hóa,
không bị tẩy màu da,” DiMartino và Konietzko nói trong một thông báo về
bộ phim làm lại được đưa ra. “Đây là một cơ hội ngàn năm có một để xây
dựng trên công sức tuyệt vời của mọi người ở bộ hoạt hình nguyên tác và
đi sâu hơn vào nhân vật, câu chuyện, hành động và xây dựng thế giới.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CNBC