Tin tức

Đúng và sai của The Big Short về bong bóng nhà đất

05/01/2016

The Big Short, chuyển thể điện ảnh cuốn sách của Michael Lewis về một đám người lạc lõng với hoàn cảnh cách đây một thập niên đã thấy trước bong bóng bất động sản và thế chấp nên kiếm lợi hậu hĩ từ việc bong bóng đó vỡ tan.

Đây là một lời giải thích mạnh mẽ nhất về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên phim.

Cảnh báo: Rốt cuộc, kinh tế toàn cầu sụp đổ.

Bốn nhân vật chính của The Big Short

Phim đã hoàn thành một công việc ấn tượng là chuyển tải được những khái niệm tài chính bí ẩn mà khán giả đại trà nói chung khó mà hiểu nổi. (Hóa ra, cách hay nhất để giải thích nghĩa vụ nợ thế chấp giả tạo liên quan đến cờ bạc và ca sĩ Selena Gomez.) Nhưng một bài học khác, có thể vô tình, của bộ phim thật nổi bật.

The Big Short thổi phồng về việc các nhân vật chính của phim nhận biết một bong bóng nhà đất khổng lồ hình thành từ giữa thập niên trước vào cái lúc không ai khác nhìn ra. Nhưng không hẳn đúng vậy. Khi các khoản vay mua nhà không trả trước nhan nhản và giá nhà tăng vùn vụt, thì đã có bàn tán rộng khắp rằng có khả năng nước Mỹ đang gặp bong bóng bất động sản.

Vào tháng 8 năm 2005 số lượng tìm kiếm trên Google từ khóa đó đạt đỉnh, theo Google Trends, gần hai năm trước khi khủng hoảng nổ ra. Chỉ riêng năm đó, đã có 1.628 bài báo trên các cấn phẩm lớn của thế giới đưa cơ sở dữ liệu của Nexis sử dụng thuật ngữ “bong bóng nhà đất”.

Đúng là những bài viết đó đã dẫn lời chuyên gia kinh tế và các đại diện của ngành bất động sản lập luận rằng không có bong bóng nào cả và không có gì phải sợ, nhưng cũng có những clip thảo luận về khả năng chuyện sẽ kết thúc trong nước mắt.

Christian Bale trong một cảnh phim

“Giá nhà tăng cao khắp thế giới là bong bóng lớn nhất lịch sử,” The Economist nói trong một bài báo năm 2005. “Hãy chuẩn bị đau thương kinh tế khi nó vỡ.” The New York Times đã xuất bản một bài báo vào tháng 8 năm đó dẫn lời nhà kinh tế Robert Shiller: “Ông lập luận rằng cơn điên nhà đất là một bong bóng khác thể nào cũng kết thúc thê thảm, y như mọi kỷ lục bùng nổ bất động sản khác,” bài báo đó viết, ký tên David Leonhardt.

Vậy thì rất nhiều người chí ít đã bàn luận về khả năng một bong bóng nguy hiểm. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa nhận diện ở mức độ vĩ mô về chuyện gì đang xảy ra, với hiểu được hệ thống tài chính cho phép người ta hưởng lợi từ sự thấu suốt đó.

Các nhân vật trong The Big Short nhận ra điều người ta không viết về bong bóng nhà đất là nợ xấu từ vay thế chấp đã tiếp nhiên liệu cho bong bóng nhà đất lan khắp những khoản thế chấp được cho là an toàn như thế nào. Hàng tỉ đôla của các trái phiếu được đánh giá cao luân chuyển khắp nơi mà thực chất là vô giá trị, hay ít nhất là kém xa giá trị mà nó được quảng cáo.

Cơ chế truyền động đã biến một sự chỉnh sửa đơn giản trên thị trường nhà đất thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu chính là những trái phiếu này. Các ngân hàng toàn cầu đầy ắp những thế chấp tưởng là an toàn, và đều trở nên chịu rủi ro vỡ nợ khi giá trị thật của chúng bị phơi bày. Một số nhà băng nổ tung; số khác phải được cứu trợ. Cách nào đi nữa thì hệ thống tín dụng toàn cầu cũng đóng băng.

Steve Carell, thứ hai từ trái qua, và Ryan Gosling trong một cảnh phim

Nhưng dù năm 2005 bạn có đủ khôn ngoan để thấy tất cả chuyện này đang đến, cũng không nhất thiết bạn sẽ kiếm được tiền một cách thành công như các nhân vật trong The Big Short. Phán đoán chính xác khoản thế chấp quan trọng ngang ngửa với sự am hiểu căn bản — như thế nào và khi nào nữa.

Bộ phim đã nắm bắt tốt điều đó, khi các nhân vật đối mặt với khủng hoảng niềm tin khi việc tịch biên bắt đầu và đặt cược lớn của họ trên những khoản thế chấp chưa được thanh toán. (“Có thể tôi nói sớm, nhưng tôi không sai,” một nhân vật nói, quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Michael Burry do Christian Bale thủ vai. “Thì cũng vậy thôi,” một nhà đầu tư đa nghi vặn lại.)

Thực ra, phim có một sự liên hệ lướt qua về việc chuyển hóa am hiểu căn bản về thế chấp cầm cố này thành lợi nhuận thì khó đến độ nào. Chúng ta biết một tay môi giới ở Morgan Stanley đã biết các khoản thế chấp cầm cố loại B là rủi ro lớn, nhưng lại tin rằng các khoản thế chấp loại AA sẽ ổn thôi, thế nên đặt cược vào thế chập loại AA để bù đắp cho đặt cược của mình vào thế chấp loại B. Chuyện đó khiến Morgan Stanley mất hàng tỉ đôla.

Một bài học kiểu hiển nhiên: Rất khó mà làm ra cả đống tiền từ buôn bán tài sản tài chính, dù bạn thông minh xuất chúng. Nhưng có một bài học rộng hơn, giải thích vì sao hầu hết mọi người, kể cả những nhà điều phối (và nhà báo), bị bất ngờ bởi sự khốc liệt của cơn khủng hoảng tài chính này.

Brad Pitt trong cảnh phim khi những vụ tịch biên bắt đầu diễn ra

Cách đây một thập niên, rất nhiều người nghĩ rằng chắc là đang có bong bóng nhà đất. Ít ai hiểu được mối liên hệ giữa giá nhà với thực hành cho vay kém cỏi; mối quan hệ giữa hoạt động cho vay với các khoản thế chấp phức tạp, được đánh giá cao; mối liên hệ giữa những khoản thế chấp đó với bản cân đối tài sản của các ngân hàng lớn; và hiểm họa cho nền kinh tế khi chỉ một vài trong số ngân hàng đó loạng choạng.

Tại mỗi đầu nút của chuỗi liên hệ này, có người nhận thức rằng đã có chuyện gì sai rồi, nhưng không có khả năng ráp nối lại với nhau và liên kết với cho vay nợ xấu ở ngoại ô Florida với nguy cơ tồn tại của những công ty như Bear Stearns và Lehman Brothers.

Công việc bất khả thi với những nhà điều tiết (và nhà báo, và các hãng đánh giá tín dụng) trong tương lai là hiểu rõ hơn những mảng trong nền kinh tế và hệ thống tài chính phức tạp vô cùng này kết nối với nhau thế nào.

The Big Short là một sự nhắc nhở mạnh mẽ cho thấy điều đó khó đến đâu.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times