Nhật Bản là một nơi đáng sợ.
Đất nước này có những bậc thầy kinh dị đầy cảm hứng suốt ba thế kỷ, từ Akinari Ueda những năm 1700 (
Ugetsu Monogatari) đến Lafcadio Hearn (
Kwaidan) cuối những năm 1800, và đến những năm 1990, với
Cure của Kiyoshi Kurosawa và
Ringu của Hideo Nakata ra mắt, sinh ra một thể loại phim được biết đến với cái tên Kinh dị Nhật Bản (J-horror).
Gekijo-rei (Ghost Theater), phim mới của Hideo Nakata, một trong
những ông trùm của thể loại
phim kinh dị Nhật Bản, lần nữa lại xoay
quanh mối quan hệ và nỗi sợ hãi của người phụ nữ
Tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo 2015 có một sự kiện được gọi là “Bậc
thầy phim kinh dị Nhật Bản” trình chiếu bốn phim mang tính dấu mốc của
thể loại này tại rạp Piccadilly của Shinjuku, gồm phim mới nhất của
Nakata,
Gekijo-rei (Ghost Theater), và một trong những phim thời kỳ đầu của ông,
Joyu-rei (Don’t Look Up),
ra mắt vào năm 1996. Cả hai câu chuyện đều về những nữ diễn viên phải
đấu tranh chống lại thế lực ma quỷ, bị triệu hồi bởi những lời nguyền
dai dẳng (
Don’t Look Up) hoặc một con búp bê ác độc có sự sống (
Ghost Theater). Người hâm mộ Nakata sẽ hài lòng khi
Don’t Look Up
chứa đựng những yếu tố làm nên danh tiếng của đạo diễn này – một cô gái
trẻ với mái tóc dài che hết mặt, một bộ đầm trắng biểu hiện sự vô tội,
những tiếng động lạ giữa đêm… - những yếu tố sau đó đã xuất hiện trong
Ringu, bộ phim đã đưa Nakata lên tầm quốc tế.
Khoảng cách 20 năm giữa
Don’t Look Up và
Ghost Theater
cho thấy, theo nhiều cách, Nakata là một đạo diễn coi trọng nguồn gốc.
Chắc chắn ông sẽ vẫn là bậc thầy trong trích rút nỗi sợ hãi tiềm ẩn của
phụ nữ trẻ, và triển khai nỗi sợ đó để đạt được hiệu ứng tối đa.
“Có vẻ như với tư cách một nhà làm phim, tôi hợp với việc khắc họa nữ giới,” Nakata cho
The Japan Times biết. “Một nhà sản xuất đã nói với tôi như vậy trước khi tôi bắt đầu
Ringu
và chúng tôi quyết định thay đổi các nhân vật chính trong nguyên bản
tiểu thuyết. Tiểu thuyết là về hai người đàn ông theo một hồn ma trẻ con
bí ẩn, nhưng chúng tôi đã chuyển nó thành một bà mẹ đơn thân và người
chồng bị ghẻ lạnh của cô.”
Cảnh trong phim Ghost Theater
Điều gì về người phụ nữ lại hợp với phim kinh dị Nhật Bản đến vậy?
“Tôi
biết nói thế này có vẻ sáo rỗng, nhưng đàn ông thì khỏe mạnh hơn và sẽ
tốn nhiều công sức để làm họ sợ hãi,” Nakata nói. “Tất nhiên, đó là theo
khía cạnh điện ảnh, chứ chúng tôi cũng biết ngoài đời đàn ông có thể dễ
bị tổn thương thế nào! Nhưng trên phim, chỉ ma là không đủ để dọa đàn
ông. Tôi nghĩ phim hành động bám theo nguyên lý này, và đó là lý do tại
sao họ sử dụng nhiều vũ khí và vật liệu nổ… Nhưng phụ nữ thì khác. Họ
mỏng manh và mong muốn bảo vệ người quanh mình, đặc biệt là con cái họ.
Trên màn ảnh, điều này khiến họ nhạy cảm với ma quỷ và linh hồn hơn, và
họ cũng rất nhạy với môi trường xung quanh. Là một nhà làm phim, tôi
nghĩ tôi dễ đồng cảm với những nhân vật nữ hơn.”
Một người khổng
lồ khác nổi tiếng của thể loại phim kinh dị Nhật Bản (mặc dù ông chắc
hẳn ghét biệt danh của thể loại này), người cũng có mặt tại sự kiện qua
đêm của TIFF trên, có một câu chuyện khác. Kiyoshi Kurosawa làm phim
kinh dị từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học Rikkyo. Cơ hội đến
với ông ở tuổi 42 khi ông biên kịch và đạo diễn
Cure, ra mắt
năm 1997. Với sự góp mặt của Koji Yakusho, phim theo chân những sự kiện
quanh một điều tra viên khi anh cố gắng giải quyết loạt vụ giết người dã
man và cùng lúc phải đương đầu với tình trạng tinh thần không ổn định
của vợ ở nhà.
Cảnh trong phim Journey to the Shore
Đến hôm nay, những nhà phê bình nước ngoài trong nhiều cuộc phỏng vấn
hỏi rằng liệu ông có mối liên quan nào với vị Kurosawa còn lại không —
câu trả lời là không.
“Khác biệt lớn nhất là tất cả các nhà phê
bình nước ngoài đều thích các tác phẩm của Akira Kurosawa,” Kurosawa vừa
cười vừa nói trong một rạp chiếu phim tại Shibuya. “Nhưng với tôi,
thường sẽ là người yêu người ghét.”
Nhưng chắc chắn không phải thời điểm này. Phim mới nhất của Kurosawa,
Kishibe no Tabi / Journey to the Shore,
đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất hạng mục Góc nhìn đặc biệt (Un Certain
Regard) của Liên hoan phim Cannes năm 2015. Phim được ra mắt tại Nhật
Bản vào ngày 01/10.
“Tôi không thường xem các bình luận và đánh
giá,” Kurosawa cho biết thêm. “Tôi đặc biệt không thích được khen ngợi
nhiệt liệt bởi (nếu như vậy) tôi sẽ bắt đầu thấy thích và sẽ muốn được
khen ngợi nữa – và điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc của tôi.”
Đạo diễn Kiyoshi Kurosawa nhận giải đạo diễn xuất sắc nhất hạng mục
Góc nhìn đặc biệt (Un Certain Regard) của Liên hoan phim Cannes năm 2015
Journey to the Shore không phải phim kinh dị, mặc dù về hồn ma.
Kurosawa nói ông chưa bao giờ nghĩ mình là một đạo diễn phim kinh dị,
và chưa bao giờ đặt nhiều hứng thú vào việc làm phim ở thể loại này.
“Mặt
khác, tôi hiểu rằng nền công nghiệp này cần phim đúng thể loại,” ông
cho biết. “Bản thân tôi thì hứng thú với việc phim làm thế nào để khắc
họa các mối quan hệ, và phản ứng như thế nào trong một số trường hợp
nhất định. Kiểu,
Cure là phim kinh dị, đúng, nhưng cũng là phim
về một người đàn ông và người vợ tâm thần của ông và cách nó ảnh hưởng
đến trái tim và trí óc ông. Đối với tôi, những yếu tố cốt yếu đằng sau
sự thành công của bất kỳ phim nào là cách giải quyết các mối quan hệ.”
Và, Kurosawa tin, đây cũng là bí mật để làm được một phim kinh dị Nhật Bản hay.
Cảnh trong phim Ringu của Hideo Nakata, bộ phim làm sản sinh ra thể loại Kinh dị Nhật Bản - J-horror
“Bạn nhìn vào phim kinh dị Nhật Bản và bạn thấy rằng toàn bộ phim là về
mối quan hệ của các nhân vật với người khác dù sống hay chết, với
những vật vô tri và truyền thuyết và không gian sống của họ,” ông nói.
“Không có định nghĩa rõ ràng cho tất cả, nhưng người Nhật Bản thường
gắn cảm xúc đen tối của họ – và nỗi sợ hãi – vào những hiện tượng có vẻ cỏn
con nhất. Đó là bí mật để làm phim kinh dị thật sự với mức kinh phí
thấp.”
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times