Cảnh trong phim The Hunger Games
Phim bom tấn rất nổi tiếng, và thường thu hút lượng lớn khán giả bình
dân. Những phim này thường thuộc thể loại hài thu hút lượng khán giả
đông đảo, là phần tiếp theo hoặc bản chuyển thể từ các tác phẩm quen
thuộc của văn hóa đại chúng. Những phim này được dàn dựng để đem đến một
chuyến tàu siêu tốc của cảm xúc, nhờ vậy người xem thực sự cảm thấy
được tiêu khiển trong khoảng thời gian xem phim, và điều này phản ánh
qua cách quảng bá của phim. Hiệu ứng được đặt lên hàng đầu và trung tâm,
chứ không phải bản thân diễn viên hay hành trình họ sẽ trải qua trong
phim.
Ít người đi xem phim với mối quan tâm chính nhất là gắn kết
với nhân vật chính. Liên hệ với các nhân vật trong cốt truyện là mong
muốn hiển nhiên, điều này có nghĩa đây không phải là điểm thu hút rõ rệt
với phần đông khán giả. Điều gắn liền với tâm trí của người xem sẽ là
những yếu tố khác thường với cuộc sống hàng ngày của họ như xe hơi rượt
đuổi, bom nổ và những thứ tương tự. Xem một con khủng long cổ dài ăn lá
trên cây là một cảnh tượng tuyệt diệu, điều mà khán giả không thể tự
mình hình dung ra được nhưng phim ảnh có thể đem lại một cách sống động.
Nhưng
hoành tráng không thôi chưa đủ. Không phải xem một con khủng long mà
khán giả thực sự thấy gắn kết – bởi vì, ở một chừng mực nào đó, họ vẫn
nhận thức được mình đang xem một bức tranh động của con khủng long ấy
trên màn ảnh. Sự kết nối thực thụ đến từ việc đồng cảm với phản ứng của
các nhân vật của Sam Neill và Laura Dern (hai diễn viên chính trong phim
Công viên kỷ Jura - ND), và sự ngạc nhiên lẫn háo hức khi được
chứng kiến một con vật bằng xương bằng thịt mà họ đã nghiên cứu trong
ngần ấy năm. Spielberg đặc biệt lưu tâm đến chi tiết này, và trong phim
của ông, bạn luôn thấy một cảnh quay phản ứng của nhân vật khi gặp người
ngoài hành tinh hay sự kiện siêu nhiên nào đó, gần như là bước dẫn dắt
nhằm điều chỉnh tiềm thức của người xem đến những cảm xúc đặc biệt.
Jurassic Park chỉ là một trong rất nhiều ví dụ.
Cảnh trong phim Công viên kỷ Jura III
Một nhân vật được xây dựng kịch bản và khắc họa tốt phải giống một người
thật. Kết nối với người khác, và do đó, những nhân vật như thật là một
hoạt động thuộc tiềm thức, và trừ khi khán giả nhận thức được quá trình
này, còn không thì họ sẽ không biết được yếu tố này trong phim đã xảy
ra. Người xem sẽ quy cảm xúc được nhìn thấy con khủng long vào chính cảm
xúc của họ, và nhớ đó là khoảnh khắc quyết định của phim, trong khi
thực ra, đó chỉ là mối liên hệ đồng cảm với các nhân vật trong phim đã
truyền cảm xúc cho họ.
Nhưng khi rút lại những điểm cơ bản, bất
kỳ ví dụ nào từ danh sách các phim đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại
đều dựa trên một yếu tố con người đặc trưng – từ nhóm ba phim đứng đầu,
Avatar (một người đàn ông dần yêu mến nền văn hóa trước đây lạ lẫm với mình),
Titanic (cặp tình nhân bất hạnh gặp trắc trở) và
Harry Potter and the Deathly Hallows phần 2 (một cậu bé trưởng thành khi đối mặt với kẻ xấu từ thời niên thiếu) – kể cả
Avatar cũng lấy bối cảnh trên một hành tinh lạ,
Titanic là phim thảm họa lịch sử và
Deathly Hallows nói về việc ngăn chặn một tên độc tài ma quỷ thống trị thế giới.
Từ John McClane (loạt phim
Die Hard) tới Snake Plissken (
Escape from New York và
Escape from L.A.), Ellen Ripley (loạt phim
Alien) tới
The Bride,
chúng ta đều cần những nhân vật dẫn dắt chúng ta qua các hiệu ứng hoành
tráng. Họ không nhất thiết phải hoàn hảo, chỉ cần những nhân vật “thật”
có thể hiện diện trong thế giới thật để người xem đồng cảm với họ ở mức
độ cơ bản, mặc dù nhân vật càng khuôn sáo hay phi thực tế thì càng dễ
mất khán giả - não bộ biết được khi nào bị đánh lừa nếu quá trình này
kém tinh tế. Một lời chỉ trích thường thấy nhắm vào công tác xây dựng
nhân vật kém cỏi đó là họ không có động lực hay khiếm khuyết gì, một đặc
điểm mà không con người thực thụ nào có.
Bruce Willis trong vai John McClane của loạt phim Die Hard
Cụm từ “bỏ đi” thường dùng để chỉ những phim thất bại trong những vấn đề
cơ bản về cốt truyện, nhưng nếu những phim này hoàn toàn thất bại trong
việc dựng nên bất kỳ nhân vật có yếu tố con người dễ nhận thấy, thì
việc đồng cảm với họ là bất khả. Một phim có sức hút mỉa mai hay hài
hước một cách dở tệ vẫn thành công ở mức cơ bản trong việc đưa ra kiểu
nhân vật mà ta có thể liên tưởng được, kể cả nếu đó là do phim gây ra sự
căm ghét đối với nhân vật. Một phim hoàn toàn thất bại là phim mà ta có
thể tắt đi hay bỏ ra ngoài trước khi hết phim, bởi vì chẳng có động lực
nào để mà xem chuyện gì xảy ra với nhân vật.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: WhatCulture!
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi