Đến rạp không còn chỉ là xem phim. Đó là một trải nghiệm – điều đủ đặc biệt để nhử mọi người ra khỏi nhà đến xem màn ảnh rộng.
Những người điều hành rạp phim Hồng Kông đang hết sức nỗ lực - cũng như
ghế rung và món tiramisu jelly - để thu hút khán giả xem rạp có nhu cầu
ngày càng cao.
Tay chơi mới nhất trong làng rạp chiếu phim địa
phương cho thấy trải nghiệm này đã phát triển ra sao. Vừa khai trương
tại Trung tâm Triển lãm và Thương mại Quốc tế Vịnh Cửu Long (Kitec)
tháng 2 vừa qua, Metroplex là cụm rạp gồm chín phòng chiếu có 1.100 ghế
với hệ thống âm thanh nổi Dolby Atmos và công nghệ chiếu phim tiên tiến
tại tất cả các phòng chiếu.
Được thiết kế làm địa điểm cho các
liên hoan phim và buổi khởi chiếu hội tụ các ngôi sao – đây là một đối
tác của Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông năm nay – cụm rạp này cũng có
ba phòng nghỉ, và một phòng vệ sinh có vòi hoa sen cho những người nổi
tiếng chỉnh trang.
Những ghế thượng hạng ở Metroplex nằm trong ba
phòng VIP đặc biệt. Những phòng này có thể cho thuê tổ chức tiệc, mỗi
phòng có sức chứa tối đa 20 người. Nội thất da màu đỏ tía, ghế vận hành
bằng điện ngả hoàn toàn, và quầy đồ ăn thức uống bày bán khoai tây chiên
tẩm dầu truffle, panini và rượu.
Phòng chiếu VIP
Metroplex hoạt động độc lập, nên phải cạnh tranh với các chuỗi rạp chiếu
phim uy tín. Quản lý chương trình cấp cao Bede Cheng hứa rằng, dù bắt
đầu hoạt động với danh sách toàn là phim thương mại, cụm rạp mới này sẽ
chiếu lẫn cả phim thời thượng và phim nghệ thuật.
“Chúng tôi sẽ
làm việc với các nhà phân phối khác nhau và quyết định thể loại phim
chúng tôi muốn đặt,” ông nói. Nhưng thách thức lớn nhất của địa điểm này
là phụ thuộc vào các chuyến xe buýt chạy thường xuyên chuyên chở giữa
Kitec thuộc sở hữu của Hopewell Holdings và ga xe lửa Vịnh Cửu Long.
Tổng
giám đốc Metroplex, Helena Young, thừa nhận đây sẽ là vấn đề, nhất là
sau khi chiếu xong một bộ phim trong phòng chiếu lớn nhất, khi đó 430
người sẽ đợi xe.
Nhưng bà tự tin rằng số lượng đủ các chuyến xe buýt qua lại sẽ sẵn sàng phục vụ khách xem phim.
Hai
đối thủ, United Artists (UA) và tập đoàn Orange Sky Golden Harvest, mới
đây cũng nâng cấp để nâng cao trải nghiệm xem phim tại rạp.
Rạp
chủ đạo của Golden Harvest là The Sky tại Olympian City, mở cửa tháng 12
vừa rồi ở địa điểm được Broadway Olympian City sử dụng trước đây. Giám
đốc điều hành 45 tuổi Belinda Tang nói tổ chức này muốn có thiết kế và
trang thiết bị tốt nhất để “tạo ra chuẩn mực rạp chiếu phim mới” ở Hồng
Kông.
Ghế ngồi trang bị hệ thống chuyển động D-BOX
“The Sky có phong cách rất khác, không như rạp chiếu bình thường. Rạp này mang phong cách phòng gác mái New York,” bà nói.
Một
công ty thiết kế Mỹ có kinh nghiệm về rạp chiếu phim sẽ phác thảo đồ án
các phòng chiếu – đây là trường hợp đầu tiên ở Hồng Kông – và là một
phần trong dự án cải tạo trị giá 50 triệu đôla Hồng Kông.
Vì The
Sky tọa lạc ở một tầng, bà Tang nói nơi này sẽ trông thống nhất hơn
trong mắt khán giả, so với các rạp ở các tầng riêng biệt trong trung tâm
mua sắm.
Rạp này cũng có một phòng VIP với ghế ngồi trang bị “hệ
thống chuyển động công nghệ D-BOX”. “Các ghế D-BOX chuyển động theo cốt
truyện, gây cảm giác như bạn đang nghiêng sang trái và phải khi lái xe
hơi,” bà Tang nói.
Tương tự Metroplex, danh mục món ăn nơi đây phục vụ cho khách xem phim yêu cầu cao, bao gồm bắp rang bơ vị hoa quả.
Golden
Harvest Cinema cũng tăng cường sử dụng không gian cho các sự kiện khác,
ví dụ như truyền hình trực tiếp các buổi hòa nhạc từ Nhật Bản. Các trận
chung kết World Cup năm nay sẽ được chiếu tại các rạp này ở định dạng
3D.
Bà Vicky Wong, phó tổng giám đốc UA Cinema
Còn với UA, cụm rạp mới Cine Times trị giá 50 triệu đôla Hồng Kông khai
trương tại tầng 13 Times Square vào tháng 11 năm ngoái. Vicky Wong, phó
tổng giám đốc UA Cinema Circuit, hài lòng với địa điểm mới, giải thích
rằng cụm rạp cho khán giả nhiều không gian để duỗi chân, và nhiều lựa
chọn phim, hơn các rạp trước của UA.
“Chúng tôi có bốn phòng tại UA Times Square, nhưng Cine Times có năm. Tổng số ghế tương đương nhau, xấp xỉ 900,” bà Wong nói.
“Chúng
tôi có thể cung cấp nhiều lựa chọn phim hơn, và các phòng được trang bị
Dolby Atmos [công nghệ âm thanh nổi]. Ghế được sắp xếp theo kiểu ghế
trong sân vận động, nên tất cả mọi người đều có thể xem rõ, không như
kiểu độ dốc trước kia,” bà Wong bổ sung.
Có bốn rạp chiếu phim ở
Vịnh Đồng La, song bà Wong tin rằng khu vực này có thể chứa nhiều hơn
nữa; President của Newport Circuit và MCL JP Cinema của MCL Cinema chỉ
có hai phòng chiếu mỗi rạp, còn Windsor Cinema của UA chỉ có ba phòng.
“Các
rạp ở Vịnh Đồng La chủ yếu chiếu phim thương mại, và nếu bạn không
chiếu phim mới nhất, các nhà phân phối phim sẽ gây áp lực với bạn,” bà
nói.
Rạp chiếu Imax tại Cine Grand Century
Ở trên tầng 13 là bất lợi, bà Wong nói. “Đó là thử thách về mặt phòng
vé. Khi chúng tôi ở tầng trệt, mọi người đi ngang qua có thể mua vé
trước, nhưng bây giờ họ phải cố gắng đi lên tầng mua vé.”
Ngay
sau khi khai trương Cine Times, UA tiết lộ thương vụ mới nhất: Cine
Grand Century ở Grand Century Place tại Vượng Giác, địa điểm trước đây
của rạp Gia Hòa Vượng Giác của Golden Harvest.
Bà Wong ca ngợi
không gian hai trong một của Cine Grand Century, nơi khán giả có thể mua
vé và đồ ăn cùng một lúc, sau đó đem đồ mua được xuống quầy thu ngân
hòa theo dòng người di chuyển. Có kế hoạch xin giấy phép bán thức uống
có cồn để phục vụ cocktail và bia tại rạp.
Bà Wong hy vọng gây
dựng một nhóm khách quen trung thành của Cine Times qua việc chiếu các
phim bom tấn được trình chiếu rộng rãi.
“Chúng tôi thường hợp
tác với Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông, song vì cải tạo, năm nay chúng
tôi không thể thực hiện được. Chúng tôi hy vọng tiếp tục hợp tác với họ
vào năm sau,” bà Wong nói.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi