Tin tức

Hợp tuyển giả tưởng SF8 Hàn Quốc: 8 tập phim - 8 đạo diễn - một khái niệm mới đầy táo bạo

10/08/2020

Do cầu tăng quá mức cho các hạ tầng siêu hiện đại, giới hạn giữa các dịch vụ trực tuyến, truyền hình và điện ảnh đang dần hợp nhất.

Trải nghiệm điện ảnh không còn là chỉ có thể tiếp cận ở rạp vì sự phát triển của công nghệ cho phép khán giả có thể tái hiện trải nghiệm đó trên màn ảnh nhỏ hơn.

SF8 là dự án hợp tác giữa Wavve, MBC, Hiệp hội đạo diễn Hàn Quốc (Directors Guild of Korea — DGK) và công ty chế tác Soo Film. Trong tám tập phim, tám đạo diễn của DGK sẽ cùng nhau miêu tả phiên bản của riêng họ tương lai trông ra sao bằng cách dùng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR)

Và với công nghệ này, ngành công nghiệp điện ảnh cuối cùng mạo hiểm vào thể loại đã lẩn tránh từ lâu — khoa học giả tưởng.

Do áp lực mang đến hiệu ứng hình ảnh vượt mong đợi của khán giả, đi kèm với rủi ro lớn khi tính đến chi phí tốn kém, thể loại phim này đã bị ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc xa lánh.

Nhưng giờ đây, bom tấn khoa học giả tưởng đầu tiên Space Sweepers dự kiến ra rạp vào tháng 9, cùng với một dự án khoa học giả tưởng được nhiều trông đợi dự kiến ra mắt trên dịch vụ trực tuyến Wavve và đài MBC sắp tới đây.

SF8 là dự án hợp tác giữa Wavve, MBC, Hiệp hội đạo diễn Hàn Quốc (Directors Guild of Korea — DGK) và công ty chế tác Soo Film. Trong tám tập phim, tám đạo diễn của DGK sẽ cùng nhau miêu tả phiên bản của riêng họ tương lai trông ra sao bằng cách dùng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR).

The Prayer, tập phim nói về một người máy chăm bệnh vật lộn giữa việc chăm sóc bệnh nhân được chỉ định và người giám hộ bệnh nhân của đạo diễn Min Kyu Dong

“Giám đốc điều hành MBC Choi Seung Ho đề nghị một dự án hợp tác,” đạo diễn Min Kyu Dong, và đại diện DGK giám sát SF8 nói trong buổi họp báo ở CGV chi nhánh Yongsan trung tâm Seoul. “Từ năm ngoái tôi đã suy ngẫm những gì chúng ta có thể cùng nhau tạo ra và về khoa học giả tưởng. Ngày nay thể loại này tạo ấn tượng mạnh mẽ là một thể loại gây nản chí và khó khăn (cho nhà làm phim Hàn Quốc thử nghiệm], và được cho là độc quyền của phim Hollywood. Thông qua cơ hội này, chúng tôi muốn trở thành những người tiên phong thiết lập cách kể chuyện mới không có giới hạn nào và còn có cơ hội gặp gỡ khán giả mới [thông qua Wavve].”

Min Kyu Dong chỉ đạo một trong tám tập phim, có tựa The Prayer, nói về một người máy chăm bệnh vật lộn giữa việc chăm sóc bệnh nhân được chỉ định và người giám hộ bệnh nhân.

“Tổng chi phí sản xuất [cho tám tập phim] còn thấp hơn kinh phí cho một phim thương mại nhỏ,” Min Kyu Dong nói. “Có người nói rằng thử thách này quá xa vời. Song theo tôi nghĩ, nói chung các nhà làm phim vui vẻ kể những câu chuyện họ muốn mà không có bất kỳ rào cản nào.”

Mặc dù mỗi câu chuyện khắc họa một tương lai khác nhau với những đề tài khác nhau, chủ đề chung của tám tập phim này là lòng nhân đạo

“Tự do sáng tạo ít bị giới hạn so với những phim thương mại,” đạo diễn Roh Deok nói thêm. “Trong những phim này, có rất nhiều điều liên quan từ quá trình viết kịch bản có thể không có sự ủng hộ 100% cho sự sáng tạo của các nhà làm phim. Song đối với dự án này, các đạo diễn tự do làm những gì họ muốn. Vì vậy mặc dù thời gian biểu và kinh phí hạn hẹp, nhưng tôi nghĩ đạo diễn tìm thấy triển vọng mới và sự thích thú trong những lĩnh vực không ngờ đến.”

Khoảng một tá diễn viên kỳ cựu lẫn tân binh hóa thân thành những nhân vật khác nhau và kể những câu chuyện và các mối quan hệ phức tạp: những diễn viên nổi tiếng như Ye Soo Jung, Moon So Ri, Lee Yeon Hee, Kim Bo Ra, Lee Dong Hui, Choi Si Won, và những diễn viên mới như Jang Yoo Sang, Choi Sung Wun, Ha Koon và ca sĩ mới lấn sân làm diễn viên Ahn Hee Yeon đóng trong tám tập phim.

Mặc dù mỗi câu chuyện khắc họa một tương lai khác nhau với những đề tài khác nhau, chủ đề chung của tám tập phim này là lòng nhân đạo.

Quy tắc duy nhất trong cuộc chơi này là tìm một hiệu ứng thị giác mới [mà chưa ai thấy qua trước đó]

“Một trong những khuôn mẫu về khoa học giả tưởng là nhà làm phim phải phô bày nhiều cảnh tượng mãn nhãn,” Min Kyu Dong nói. “Song khi nhìn vào những thể loại cao cấp [trong khoa học giả tưởng], có nhiều phim đặt ra những vấn đề cơ bản nhưng mang tính triết lý. [Khán giả] có thể thấy không thoải mái hoặc lạ lẫm khi gặp gương mặt châu Á trong khoa học giả tưởng, nhưng tôi nghĩ nỗ lực này là một quá trình học tập mò mẫm mà rốt cuộc chúng ta phải vượt qua. Chúng tôi đã cố gắng hết sức với phần kinh phí hạn chế, và có thể bị so sánh với những phim phương tây quy mô lớn, nhưng đây chính là thử thách mà tôi tin nên được phân loại riêng biệt [với những phim khác]. Nhưng chúng tôi sẽ chấp nhận [lời phê bình] về những điểm mà chúng ta nên có, và đó là điều mà chúng ta nên làm vui vẻ bất chấp những lo lắng và sợ hãi.”

Khi được hỏi anh nghĩ gì về việc có sự trông đợi SF8 sẽ tương đương với Black Mirror của Netflix hay không, Min Kyu Dong chỉ ra rằng SF8 đa dạng hơn, xuất phát từ cảm hứng của tám nhà làm phim khác nhau.

“Quy tắc duy nhất trong cuộc chơi này là tìm một hiệu ứng thị giác mới [mà chưa ai thấy qua trước đó],” Min Kyo Dong nói. “Tôi tin đạo diễn đã trải qua một thời gian vất vả để đưa điều này vào tác phẩm của mình nhưng cũng có những niềm vui sướng và hạnh phúc làm nên những tác phẩm về thảm họa khi thử nghiệm liên tục.”

Dàn diễn viên và đạo diễn của dự án hợp tuyển phim khoa học giả tưởng SF8 tham dự sự kiện ra mắt báo chí tại CGV chi nhánh Yongsan trung tâm Seoul

Mỗi tập phim dài 50 phút và tám tập phim phát hành độc quyền trên Wavve vào ngày 10/7 và phát sóng trên MBC từ ngày 17 tháng 8.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily