Phim truyền hình Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng khắc họa tình yêu phi thực
tế và quá cảm xúc. Nhưng, những cốt truyện sến sẩm gần đây đã không còn
hợp thời khi ngày càng nhiều phim mang đến những câu chuyện miêu tả
những điều mà giới trẻ ngày nay phải đối mặt.
Fight for My Way của đài KBS2 đồng cảm với những người trẻ đang phải xoay xở để có cuộc sống như mong đợi
|
"Cái gọi là phỏng vấn áp lực cao là một cách tấn công cá nhân," Choi Ae
Ra, nhân vật hư cấu trong phim truyền hình đang lên sóng
Fight for My Way
nói với người phỏng vấn khi phỏng vấn ứng tuyển vị trí phát thanh
chương trình tin tức truyền hình. "Tôi có quyền không bị tổn thương.
Đừng làm tổn thương tôi nếu anh không có ý định thuê tôi."
Một số
người gọi đây là phim truyền hình siêu-hiện thực, bởi phim khắc họa
điều mà những người ở độ tuổi 20 và 30 phải trải qua khi tìm việc và cố
gắng biến ước mơ của mình thành hiện thực. Khởi đầu với tỷ suất xem phim
5% theo Nielson Korea,
Fight for My Way đã có cú nhảy vọt lên 12% và là tỷ suất cao nhất trong số các phim truyền hình khác cùng giờ phát sóng.
Trong
phim, không có kiểu "hiệp sĩ áo trắng". Đối với những người trẻ tuổi
mới chỉ bắt đầu đưa cuộc sống vào quỹ đạo như họ từng mong đợi, hẹn hò
là xa xỉ. Các nhân vật trong phim này trốn tránh các mối quan hệ và cố
gắng giữ quan hệ thuần khiết với bạn trai hoặc bạn gái tiềm năng, mặc dù
họ gặp khó khăn trong việc giữ cảm xúc về nhau.
Một cảnh trong Age of Youth của JTBC, khắc họa những khó khăn mà giới trẻ ngày nay đối mặt
|
Đây không phải phim truyền hình Hàn đầu tiên khắc họa một khía cạnh chân thực hơn của cuộc sống.
Driking Solo trên tvN và
Age of Youth
trên JTBC cũng cho thấy những người trẻ gặp khó khăn thế nào khi sống
đúng cảm xúc trong khi họ phải chật vật sử dụng quỹ thời gian để học
hành cho các kỳ thi tuyển dụng.
"Hẹn hò khi học đại học và biến
giấc mơ của mình thành hiện thực khi đi làm trở thành điều gì đó [khó có
thể thực hiện được]," nhà phê bình phim truyền hình Gong Hee Jeong nói.
"Trừ phi đây là phim cổ trang hoặc dựa trên sự kỳ ảo, giới trẻ không
còn đồng cảm với chuyện cổ tích Lọ Lem nữa rồi."
Xu hướng này
cũng có thể thấy trong quảng cáo. Hãng sản xuất thức uống tăng lực
Bacchus, được biết đến với những quảng cáo thu hút tình cảm của mọi
người, vừa tung ra một quảng cáo mới về một người trẻ tuổi có công việc
bán thời gian ngay cả trong ngày sinh nhật và coi thức uống này như điều
gì đó có thể xoa dịu sự mỏi mệt của mình.
Truyện tranh Que Sera Sera kể câu chuyện về một người phụ nữ đang làm việc và một người đàn ông trẻ không có việc làm có con với nhau đang làm thành phim
|
Ngay cả truyện tranh mạng cũng chọn cốt truyện tương tự. Một tác phẩm có tên
Que Sera Sera ra mắt cuối năm ngoái, và tác phẩm
Yeoljeonghogu, dịch thô là
Passionate Pushover, đang phát hành, nổi tiếng thể hiện cuộc sống khắc nghiệt mà người trẻ tuổi phải đối mặt.
Que Sera Sera
kể câu chuyện về một người phụ nữ đang làm việc và một người đàn ông
trẻ không có việc làm có con với nhau, hiện trong quá trình chuyển thể
thành phim truyền hình.
"Tôi muốn cổ vũ những người trẻ tuổi đã
phải từ bỏ và chối bỏ bản thân mình, vì vậy tôi đã chọn một câu chuyện
hợp lý có thể diễn ra trên thực tế," Go Min Jeong, tác giả của
Que Sera Sera cho biết.
Truyện tranh mạng
Lucky Romance,
kể về một người đàn ông đeo nhẫn trinh tiết để trốn tránh các mối quan
hệ lãng mạn nhằm tiết kiệm tiền và một người phụ nữ xoay xở để trả tiền
thuê mỗi tháng cũng đã được làm thành phim truyền hình.
Cảnh trong phim truyền hình Lucky Romance, chuyển thể từ truyện tranh mạng cùng tên
|
"Có câu rằng thế hệ này đã từ bỏ quá nhiều, bao gồm cả các mối quan hệ
lãng mạn và hôn nhân. Xu hướng này đang được thể hiện trong văn hóa đại
chúng," nhà phê bình văn hóa Bae Guk Nam nói. "Bản thân câu chuyện không
hề nhẹ nhàng, nhưng những phim này đang cố gắng khắc họa tình cảnh đó
nhẹ đi."
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily