Tin tức

Khi nào điện ảnh Trung Quốc ngừng phân biệt đối xử với phụ nữ?

16/02/2016

Bên cạnh những kết quả phòng vé đầy bất ngờ thời gian qua, một mảng tối của nền công nghiệp điện ảnh Đại lục đã dấy lên nhiều cuộc tranh cãi trên mạng ở Trung Quốc khi nhiều khán giả nữ càng ngày càng chán cách mà điện ảnh khắc hoạ sự phân biệt đối với phái này.

"Tôi không rõ bắt đầu từ lúc nào, nhưng thị trường điện ảnh Trung Quốc bị xâm lược bởi các giá trị tạo ra anh hùng từ những người đàn ông trung niên vô sỉ. Từ người thành đạt đến kẻ thất bại, xu hướng này xuất hiện khắp nơi," nhà báo Huang Wen viết trong một bài báo gần đây đã truyền bá trên mạng xã hội.

Hứa Tình, trái, trong vai Thoại Hạp Tử, người tình của Lão Lục (Phùng Tiểu Cương)

Không mấy ngạc nhiên khi bài báo của Huang trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc khi mà nhiều phim khắc họa các nhân vật nữ nhắc nhở người xem rằng mặc dù đất nước này đang bước vào một thế kỷ mới, một số giá trị về giới thâm căn cố đế vẫn rất phổ biến trong xã hội.

Một minh chứng rõ nét là phim được giới phê bình khen ngợi gần đây Mr. Six, do Quản Hổ đạo diễn với sự góp mặt của đạo diễn nổi tiếng Phùng Tiểu Cương trong vai chính.

Phim khắc họa một tay anh chị đã giải nghệ phải dính dáng đến thế giới tội phạm có tổ chức một lần nữa để cứu con trai mình. Mặc dù thế giới này đã thay đổi, ông vẫn dùng những quy tắc ở thời của mình.

Cách mà nhân vật chính đứng lên vì điều mình tin tưởng đã giúp phim gặt hái được nhiều khen ngợi. Tuy nhiên, cách đối xử với phụ nữ đã khiến nhiều khán giả nữ ghê sợ.

Nhân vật nữ Thoại Hạp Tử (Hứa Tình) là người tình của Trương Học Quân tức Lão Lục (Phùng Tiểu Cương đóng). Một người phụ nữ đầy thu hút ở độ tuổi 40 cô quyến rũ và nóng bỏng. Cô cũng rất tốt bụng. Khi Lão Lục cần tiền để cứu con trai, cô đã cho ông mượn tất cả gia tài tích cóp của mình. Khi ông đau tim và được đưa đến bệnh viện, cô là người lo toan tất cả. Tuy nhiên, cô bị đối xử rất tệ. Khi Lão Lục muốn làm tình, ông chỉ đẩy cô xuống và chiếm lấy (nhưng chẳng làm được gì).

Mối quan hệ kỳ lạ khiến khán giả phải thắc mắc tại sao một người phụ nữ cuốn hút và tài giỏi lại muốn cùng một ông già lì lợm, kiêu ngạo, nghèo khổ, hình thức trung bình như vậy. Tủi nhục hơn nữa là khi Lão Lục nói với con trai rằng anh là người quan trọng nhất trong cuộc đời lão, con trai Lão Lục hỏi vậy Thoại Hạp Tử thì sao, Lão Lục trả lời với sự khinh thường: "Chỉ là một con đàn bà."

"Đây là tình trạng hiện nay của nền điện ảnh Trung Quốc. Phụ nữ luôn bị vật thể hóa, phỉ báng, đàn áp và lợi dụng," một bài báo trên tạp chí Iris, một ấn phẩm Trung Quốc.

Mặc dù bản thân các nhà làm phim có thể không cố tình đối xử tệ bạc với phụ nữ trong phim của mình, nhưng điều này diễn ra hết lần này đến lần khác trong phim Trung Quốc.

"Có lẽ có hai lý do cho điều này. Thứ nhất, đó là cách khán giả và điện ảnh khắc họa hiện thực xã hội. Cái mà khán giả muốn xem mạnh hơn nhiều so với ý kiến cá nhân của người làm phim," bài báo này giải thích.

"Lý do thứ hai là là đó là tục lệ để tạo nên mối quan hệ giữa hai giới trong phim bao năm rồi."

Goodbye Mr. Loser cho nam chính mơ tưởng quay lại thời cấp ba để theo đuổi mối tình đầu

Hai thành công phòng vé khác, Goodbye Mr. LoserLost in Hong Kong cũng bị chỉ trích vì những giá trị mà hai phim này khắc họa.

Trong Goodbye Mr. Loser, nhân vật chính Xia Luo cưới người yêu từ thời cấp ba của anh Ma Dongmei, người vẫn hết mực yêu thương anh. Khi Xia thất nghiệp, tất cả chi tiêu gia đình Ma phải gánh, bằng cách đi bán rong khắp nơi trên chiếc xe ba bánh.

Nhưng Xia coi Ma chẳng ra gì. Thay vì vậy anh lại siêu ám ảnh với tình đầu của mình, cô gái xinh đẹp nhất trường học mà anh chẳng bao giờ có cửa.

Dự đám cưới của người tơ tưởng, Xia có một mơ ước hoang dại rằng anh quay trở lại những năm tháng cấp 3. Trong suốt thời gian này anh trở thành một ca sĩ nổi tiếng bằng cách đạo những ca khúc nổi tiếng của ca sĩ thời nay và cưới tình đầu của mình.

Lost in Hong Kong kể về một người đàn ông trung niên với nỗi ám ảnh tương tự quyết định đến Hồng Kông tìm tình đầu của mình, giấu diếm người vợ xinh đẹp đã ủng hộ anh qua bao năm.

Lost in Hong Kong cho vai nam chính lén vợ đi Hồng Kông tìm lại tình đầu

"Trong hầu hết các kịch bản, luôn có một người đàn ông xấu xa ích kỷ với một mơ tưởng ngu xuẩn đầy tính sinh học về cuộc sống của mình, những câu chuyện cảm tính rẻ tiền và một người phụ nữ không bao giờ bỏ anh và đợi anh trở về," Huang viết, giải thích rằng trong khi một số đạo diễn gọi là tiên phong có vẻ như đang quảng bá cho văn hóa hiện đại, nhưng về bản chất, họ đang thể hiện những giá trị truyền thống thâm căn cố đế về vai trò của người phụ nữ nên có trong một mối quan hệ.

Đã đến lúc phải cứng rắn.

Cách đối xử với phụ nữ trong điện ảnh cũng là một vấn đề với cả Hollywood, khi nhiều phim vẫn đưa bừa một nhân vật nữ vào để làm nhân vật nam thêm nổi bật. Lấy loạt phim 007 làm ví dụ, trong phần mới nhất Spectre, nhiều người hâm mộ đã rất hứng khởi khi nghe tin Monica Bellucci gia nhập dàn diễn viên và nóng lòng chờ xem màn biểu diễn của cô. Nhưng sau khi xem phim, ngay cả người hâm mộ nam giới cũng nói rằng họ không hiểu tại sao Bellucci sẵn sàng nhận vai diễn như vậy bởi vai trò của cô là "làm tình cùng Bond rồi chết."

Tuy nhiên, vấn đề này tại Hollywood đã được cải thiện khi ngày càng nhiều phim trong đó nhân vật nữ đóng vai anh hùng.

Thành công thương mại toàn cầu của loạt phim The Hunger Games đã tạo dựng hình ảnh một nữ cứu thế mạnh mẽ, độc lập và cứng cỏi.

Kịch bản phim Trung Quốc luôn có người phụ nữ không bao giờ từ bỏ
người đàn ông xấu xa ích kỷ mà luôn chờ đợi anh ta quay về

Những thay đổi này đã có dấu hiệu từ năm 1979, khi phim Alien của Ridley Scott ra rạp. Đến tận ngày hôm nay, hình ảnh người phụ nữ cứng rắn của Sigourney Weaver vẫn là một vai không thể quên trong lịch sử điện ảnh.

Tuy nhiên, khi nào điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thay đổi xu hướng này thì vẫn phải chờ xem.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times