Tin tức

Lưỡng nan phòng vé Trung Quốc

11/10/2018

Báo chí đưa tin tổng doanh thu phòng vé của Trung Quốc đạt 6,79 tỉ USD trong tám tháng đầu năm 2018, tăng 1 tỉ so với cùng thời điểm năm 2017. Lâu nay phim Hollywood chi phối phòng vé Trung Quốc, nhưng những phim nội địa thành công gần đây đã gợi ý về sự thay đổi trong sở thích của khán giả nước này.

Mặc dù một số phim Trung Quốc gần đây được đón nhận hết sức nồng nhiệt và ngành điện ảnh Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn trong chất lượng sản xuất, bàn luận về xu thế phòng vé Trung Quốc thì vẫn đơn giản hơn là phỏng đoán xem “khán giả muốn gì”.

Áp phích phim Trung Quốc The Founding of an Army (2017) ở một rạp chiếu tại Bắc Kinh

Thế lưỡng nan của Hollywood

Một người Trung Quốc thường xuyên đi xem phim có thể dễ dàng cho rằng loại phim duy nhất mà Mỹ biết sản xuất là những bộ phim hành động/kỳ ảo cường độ cao với âm thanh đinh tai, lấy CGI làm trung tâm, rôbô biết nói và các nhân vật sạc đầy siêu năng lực.

Thị trường điện ảnh Trung Quốc hiếm khi có các thể loại phim khác từ Mỹ. Phim tâm lý xã hội và chính trị, hoặc thậm chí là một phim hài lãng mạn đơn giản mô tả trải nghiệm, động lực và mối quan tâm của con người trong bối cảnh “thực tế”, hiếm khi lọt vào danh sách phê duyệt phát hành của Trung Quốc. Và khi người thắng giải Oscar được coi là phù hợp được phát hành cho có ở Trung Quốc, không có gì đảm bảo bộ phim sẽ không bị kiểm duyệt mạnh tay.

Đối với những người đam mê phim am hiểu công nghệ, thích xem bản phim chưa kiểm duyệt, tải phim bất hợp pháp là một giải pháp. Gọi là ước tính, nhưng MPAA tuyên bố rằng khoảng 90% lượt xem nội dung phim điện ảnh và truyền hình Mỹ đến từ các nguồn bất hợp pháp.

Dwayne Johnson chụp ảnh ‘selfie’ với người hâm mộ Trung Quốc tại sự kiện thảm đỏ quảng bá cho bộ phim Jumanji: Welcome to the Jungle ở Bắc Kinh ngày 4/1/2018

Đối với những người Trung Quốc đam mê điện ảnh nhưng không am hiểu công nghệ, phim truyền hình và phim lãng mạn nội địa, và phim từ Bollywood cũng như nền điện ảnh khác, giờ đây cung cấp giải pháp thay thế cho phim “dữ dội” của Hollywood.

Như bất cứ ai, khán giả Trung Quốc muốn có những câu chuyện hay khiến họ suy nghĩ, học hỏi, cảm nhận và kết nối. Chừng nào các hạn chế về nhập khẩu phim nước ngoài được sửa đổi, cho phép chuỗi rạp chiếu và các nhà nhập khẩu phim Mỹ chịu rủi ro trong việc cung cấp đa dạng nội dung giải trí nhập khẩu và hợp pháp, không thì ấn tượng thực sự về giá trị của Hollywood ở thị trường phim Trung Quốc sẽ tiếp tục bị mất tích trong dữ liệu chính thức .

Mở rộng chuỗi rạp chiếu phim của Trung Quốc

Khán giả Trung Quốc không đồng nhất. Có sự phân biệt rõ rệt giữa thói quen xem phim của người trẻ thành thị nhiều lợi thế ở các thành phố như Bắc Kinh và Thượng Hải, và người Trung Quốc di cư đến các khu vực đô thị để làm việc hoặc sống ở thành phố cấp thấp hơn hoặc nông thôn Trung Quốc.

Truyền thông nghe nhìn ở Trung Quốc vẫn đang phát triển, và nhiều người Trung Quốc tầng lớp bình dân thích xem phim diễn ra trong bối cảnh, và phản ánh, thực tế của chính họ hơn

Trong khi người thành thị giàu có, học thức thường xuyên tiêu thụ phim bom tấn Hollywood và điện ảnh nước ngoài, nghiên cứu cho thấy người bình dân Trung Quốc thích các xuất phẩm Trung Quốc một cách áp đảo, và hầu hết không bao giờ tìm kiếm phim nước ngoài để xem. Truyền thông nghe nhìn ở Trung Quốc vẫn đang phát triển, và nhiều người Trung Quốc tầng lớp bình dân thích xem phim diễn ra trong bối cảnh, và phản ánh, thực tế của chính họ hơn. Những người tiêu dùng này có sở thích điện ảnh địa phương với phụ đề tiếng Trung giúp họ hiểu được hành động được mô tả trên màn ảnh và tạo ra giá trị cho thời gian họ đầu tư xem phim.

Khi các chuỗi rạp chiếu của Trung Quốc mở rộng đến các đô thị cấp 3 cấp 4, và giá vé vẫn có thể truy cập thông qua các ứng dụng mua vé giảm giá (mặc dù có thể không còn như vậy lâu nữa), sở thích đi xem phim của khán giả Trung Quốc bên ngoài các thành phố hàng đầu sẽ rất quan trọng đối với các nhà lập trình điện ảnh. Do kết hợp giữa sự mệt mỏi Hollywood và việc mở rộng chuỗi rạp chiếu phim khắp Trung Quốc, các phim ‘cây nhà lá vườn’ có thể có tác động thực sự đến doanh thu phòng vé.

Sự kiện quảng bá phim ASURA ở Thượng Hải ngày 18/6/2018. Được đầu tư kinh phí sản xuất lẫn marketing rất lớn, dàn diễn viên toàn sao, nhưng bộ phim phải rời rạp chiếu chỉ ba ngày sau khi mở màn vào 13/7/2018

Thao túng phòng vé

Nhưng số liệu thì không đáng tin cậy: gian lận phòng vé từ lâu đã là mối lo ngại ở Trung Quốc. Sau khi đưa ra luật điện ảnh mới của Trung Quốc, tháng 3 năm 2017 chính quyền Trung Quốc đã xử phạt hơn 300 rạp chiếu vì giở thủ đoạn trên thị trường. Khai báo giấu bớt doanh thu vé phim bom tấn Hollywood và bỏ túi lợi nhuận, đến chuyển vé từ các phim nổi tiếng sang các bộ phim nội địa kém hiệu quả hơn có thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận dễ chịu hơn, từ lâu đã là mối lo ngại cho các nhà làm phim cả trong lẫn ngoài nước.

Các công bố gần đây chỉ ra các nhà đầu tư phim mua vé phim của họ để đẩy thành tích của bộ phim lên. Dường như, hiệu quả phòng vé mạnh tương quan với việc tăng tỷ lệ ăn chia (không liên quan đến việc sản xuất phim) cho các công ty đầu tư. Những phim nội địa hạng B thất bại lại là làm ăn tốt ở phòng vé trong khi thực ra không có mặt ở rạp chiếu.

Kết quả đánh giá giả ở ngành giải trí truyền hình cũng đang nổi lên. Các đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc như Lục Xuyên đã ủng hộ điều tra ngành công nghiệp truyền hình của các cơ quan chức năng Trung Quốc, vì vậy biết đâu sự chú ý sẽ chuyển sang ngành công nghiệp điện ảnh và không lâu nữa cũng sẽ tiến hành điều tra như vậy.

Áp phích quảng bá phim Diệp Vấn 3 trên đường phố ở Trung Quốc. Bộ phim này nằm trong số những phim bị vướng vào điều tra gian lận phòng vé

Phòng vé và công nghiệp giải trí Trung Quốc là một ngành kinh doanh phức tạp, và các cơ quan chức năng ở nước này đã chật vật để theo kịp tốc độ phát triển. Không ai phủ nhận sự tăng trưởng và tiềm năng của phòng vé Trung Quốc cho sự thành công của phim nội địa lẫn nước ngoài. Tuy nhiên, đặt dữ liệu vào ngữ cảnh thích hợp là một thách thức.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Interpreter