Trước khi Yuyu Kitamura 23 tuổi từ New York quay lại Hồng Kông tháng 9
năm ngoái, cô đã cố gắng hết sức để chuẩn bị cho trải nghiệm di chuyển
căng thẳng nhất từ trước đến nay của mình trong khi theo dõi các quy
định về thay đổi, thủ tục giấy tờ và tìm chỗ ở cho thời gian cách ly.
Nhưng cô không chuẩn bị cho việc mình sẽ cảm thấy cô đơn như thế nào trong hai tuần giam mình một chỗ.
Yuyu Kitamura đóng trong phim ngắn Invited In, nêu bật
những khó khăn về sức khỏe tinh thần mà tuổi mới lớn chịu đựng bởi
truyền thông xã hội và cô độc giữa thời virus corona
|
“Cô độc hơn tôi nghĩ. Tôi tưởng mọi người sẽ hỏi thăm lẫn nhau. Tôi biết
khó mong đợi điều đó khi người ta đang đối mặt với những khó khăn riêng
của họ. Tôi đối mặt với lo lắng và trầm cảm,” Kitamura nói.
Mới
đây, cô đã hoàn tất cử nhân kịch nghệ tại Đại học New York và bước vào
thời gian cách ly hai tuần vì nghĩ rằng đây có thể là cơ hội để tự vấn
bản thân khi trở về Hồng Kông, nơi cô sinh ra và lớn lên. Nhưng việc khó
kết nối với người “bên ngoài” sớm trở nên rõ ràng và cô cảm thấy đứt
mạch. Cô tự hỏi, nếu mình mà còn gặp khó khăn, thì người trẻ hơn sẽ thế
nào?
“Có những khoảnh khắc trong đại dịch bạn cảm thấy mình cần
được có mặt; nếu không, cảm giác cô đơn bị phóng đại. Đối với những
người trẻ sống trong thế hệ kết nối này, cách bạn được nhìn nhận thực sự
quan trọng và tăng lên trong đại dịch,” cô nói.
Trong phim, Kitamura vào vai cô bé nhút nhát tên Annie, giữa đại dịch nhận ra cả đời mình đã cô đơn thế nào
|
Mặc dù nhìn lại cô rất biết ơn khoảng thời gian tự chiêm nghiệm bản thân
này, nhưng cô nói rằng trong khoảnh khắc đó, cô cảm thấy thực sự buồn.
Nhưng có một ánh sáng cuối đường hầm — khi rời khỏi khách sạn cách ly,
cô đã nắm bắt cốt lõi câu chuyện được dựng thành một bộ phim
dài 20 phút,
Invited In, công chiếu vào tháng 6.
Bộ
phim xoay quanh một cô bé nhút nhát tên Annie (do Kitamura thủ vai),
đang ở giữa đại dịch và nhận ra mình cô đơn thế nào trong suốt cuộc đời.
Bị buộc phải bước ra khỏi vùng an toàn, thông qua mạng xã hội cô có
được người bạn “thực sự” đầu tiên Emmy (Haley Wong), một người tạo ảnh
hưởng lối sống xấc láo, và sớm nhận ra tình bạn trực tuyến giả dối thế
nào.
Bộ phim là sự hợp tác toàn nữ giới bao gồm nhà sản xuất
Alicia Sing và đạo diễn hình ảnh Katie Lau. Kitamura và Sing là bạn học
tại King George V ở Hà Văn Điền, nhưng chỉ thực sự kết nối và trở thành
bạn bè thân thiết năm ngoái.
Bộ phim là sự hợp tác toàn nữ bao gồm nhà sản xuất Alicia Sing và đạo diễn hình ảnh Katie Lau
|
Công nghệ là con dao hai lưỡi thông qua đại dịch, cho phép chúng ta giữ
kết nối với bạn bè, gia đình và thế giới rộng lớn hơn trong một loạt
những đợt phong tỏa, nhưng cũng có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe tinh
thần — đặc biệt là những người trẻ tuổi — do thúc đẩy những kỳ vọng
không hợp lý.
Trả lời bình luận của khán giả sau buổi chiếu trước
tại Soho House, Kitamura nói cô ấn tượng bởi tốc độ tương tác trên mạng
xã hội.
“Khi mọi người phát trực tiếp và đăng nhận xét, đó là
một tương tác có nhịp độ nhanh. Bạn nói điều gì đó và ngay lập tức có
người phản hồi, không biết sẽ được tiếp nhận như thế nào. Chúng ta gần
như đã quá quen với điều này đến mức quên mất hiệu ứng của nó,” cô nói.
Kitamura cho biết thêm hồi thiếu niên, mạng xã hội duy nhất của cô là
tài khoản Facebook, nhưng giờ đây, thanh thiếu niên được kết nối trên
nhiều nền tảng, từ TikTok đến Instagram và YouTube.
Sing 22 tuổi
nói rằng hồi 14 tuổi, cô và bạn bè đã thảo luận rất lâu về thời điểm
thích hợp nhất để đăng ảnh đại diện. Lúc đó chuyện này có vẻ rất quan
trọng, và khiến cô ấy cảm thấy lo lắng. “Tôi có thể tưởng tượng mức độ
căng thẳng mà những người trẻ hiện nay phải cảm nhận khi có mặt trên rất
nhiều nền tảng,” cô nói.
Công nghệ là con dao hai lưỡi thông qua đại dịch, cho phép chúng ta
giữ kết nối với bạn bè, gia đình và thế giới rộng lớn hơn trong một loạt
những đợt phong tỏa, nhưng cũng có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe
tinh thần — đặc biệt là những người trẻ tuổi — do thúc đẩy những kỳ vọng
không hợp lý
|
Mạng xã hội chậm đi nhiều so với cách đây mười năm trước, cô nói thêm:
“Tôi cảm thấy đó là chuyện hai chiều — bạn đã thêm ai đó, nhưng bạn phải
được họ chấp nhận thì mới hình thành mối quan hệ, nhưng với TikTok, ai
đó có thể theo dõi bạn mà bạn không biết họ. Bạn có thể chưa bao giờ gặp
họ. Đang có một cơn sốt muốn nhận được nhiều lượt thích, được chú ý
trên mạng xã hội.”
Không có nghĩa mạng xã hội là xấu. Kitamura đã có một trải nghiệm tích cực giữa đại dịch. Cô đã đọc cuốn sách
The Third Door: The Wild Quest to Uncover How the World’s Most Successful People Launched Their Careers
(2018) của Alex Banayan, nói về ý tưởng luôn có “cánh cửa thứ ba” — sau
cửa trước và cửa VIP — để làm những gì bạn muốn và quyết định tham gia
các buổi tư vấn dài 50 ngày của tác giả.
“Hơn 50 ngày tôi bắt đầu
kết bạn với những người xa lạ trên khắp thế giới và giờ đây họ là những
người trong cuộc đời tôi mà tôi thực sự ngưỡng mộ, kính trọng và coi là
bạn bè. Điều tích cực nhất từ đại dịch đối với tôi là biết có những
người ngoài kia quan tâm mình,” Kitamura nói.
Và cô thấy nhóm Facebook về cách ly ở Hồng Kông — nơi mọi người thảo
luận cởi mở không chỉ về hậu cần của việc cách ly mà còn về các khía
cạnh sức khỏe tâm thần — là một nguồn tài nguyên tuyệt vời.
“Tôi
đăng [câu hỏi] và mọi người sẽ bảo hãy lấy biểu mẫu này hoặc làm điều
kia. Thật là an ủi - ai đó đã giúp tôi, và tôi có thể giúp ai đó. Không
cảm thấy quá cô lập,” cô nói.
Các cô gái đứng sau dự án này hy
vọng rằng bộ phim sẽ giúp bắt đầu cuộc trò chuyện về cách chúng ta kết
nối và tương tác với nhau trên mạng. Emmy — nhân vật chính là một người
tạo ảnh hưởng — tạo ra “cộng đồng” để những người trẻ tuổi có thể đến
với nhau, trò chuyện và chia sẻ. Đó là điều tốt, nhưng rủi ro là nhận
thức trực tuyến cũng có thể không chân thật.
Mặc dù nhìn lại cô rất biết ơn khoảng thời gian tự chiêm nghiệm bản
thân này, nhưng Kitamura nói rằng trong khoảnh khắc đó, cô cảm thấy thực
sự buồn
|
Kitamura nói: “Năm ngoái đã dạy tôi rằng việc ở bên mọi người mới là
thực sự quan trọng. Có cái gì đó chân thành và trung thực hơn trong
tương tác [vật lý thực tế]. Tôi ước những người trẻ tuổi có thể nhận
thức rõ hơn về điều đó và hiểu rằng hiện diện trên mạng xã hội thì không
chân thật bằng.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post