Mamoru Hosoda là một trong những nhà làm phim hoạt hình Nhật Bản vĩ đại nhất, với những phim như The Boy and the Beast và The Girl who Leapt Through Time được coi là những phim kinh điển hiện đại.
Nhưng ông thừa nhận ông không phải là người cha vĩ đại nhất trên thế
giới đối với người con cả của mình. Và vợ ông cũng nói ông như vậy.
Mirai, My Little Sister phát hành ở Việt Nam từ ngày 3/8 với tựa Mirai: Em gái đến từ tương lai
|
“Con trai tôi sinh ra lúc tôi đang làm
The Boy and the Beast và tôi gần như không ở nhà. Tôi dựa dẫm quá nhiều vào vợ mình,” Hosoda cho AFP biết trong buổi ra mắt bộ phim duyên dáng
Mirai, My Little Sister của ông tại Liên hoan phim Cannes tháng 5 vừa rồi.
“Vợ tôi vẫn nói cô ấy tự mình sinh con. Vì vậy cô ấy bảo tôi, ‘Liệu anh có sẽ làm y như vậy với đứa con thứ hai không?’
“Câu
nói đó thực sự khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi muốn nuôi dạy con cái, nên
tôi thay đổi,” vị đạo diễn với những phim luôn đứng đầu phòng vé Nhật
Bản và nước ngoài này cho biết.
Kết quả là
Mirai, một
nghiên cứu ngộ nghĩnh đời thường về những ông bố bà mẹ quá căng thẳng và
những cô cậu nhóc quấy khóc đã được thực hiện trong khoảng thời gian
Hosoda làm việc ở nhà sau khi con gái ra đời.
Bộ phim là một nghiên cứu ngộ nghĩnh đời thường về những ông bố bà mẹ quá căng thẳng...
|
“Nhiều điều bạn thấy trong phim thực sự đã xảy ra,” Hosoda thừa nhận,
“đặc biệt sau khi đứa thứ hai chào đời. Vấn đề giữa những đứa con và
những cuộc chuyện trò giữa hai đứa rất gần với kinh nghiệm của chúng
tôi.”
Thực tế, những trò hề của cậu bé vai chính bốn tuổi, Kun,
rơi vào vòng xoắn ốc ghen tị khi em gái ra đời, sẽ gợi nhớ với rất nhiều
bậc cha mẹ.
‘Người đàn ông mới’ khốn khổNghĩa vụ
cha mẹ đặt nặng lên vai cặp đôi, khi người cha kiến trúc sư đồng ý làm
việc tại nhà để người mẹ bận rộn cố gắng hoàn thành công việc bù lại
thời gian đã mất.
...và những cô cậu nhóc quấy khóc
|
Hoàn toàn thất bại trong việc cân đối công việc nội trợ, người cha thậm
chí còn chọc tức vợ mình khi ra vẻ là một người đàn ông mới hoàn hảo
trước mặt những hàng xóm đang ngưỡng mộ.
Cố gắng không cãi nhau
trước mặt con cái cũng là một vấn đề, nhưng chúng ta cũng không nên lừa
dối chúng, Hosoda tin tưởng. “Nếu trong phim bạn thấy các bậc cha mẹ nói
những gì họ thực sự nghĩ trong một số tình huống, thì đó là bởi tôi
không muốn nói dối trẻ con. Tôi muốn chúng biết người lớn nghĩ gì. Có
thể đó là lý do tại sao phim lại khiến người lớn thích đến vậy,” ông
nói.
“Nếu bạn muốn trẻ con tin bạn, bạn không nên nói dối chúng.
Ngày xưa cha mẹ hay vào vai cha mẹ. Ngày nay trò chơi đó không còn tác
dụng, bởi gia đình đã thay đổi rất nhiều.
Câu chuyện phim xoay quanh đứa con trai bốn tuổi được chiều chuộng của gia đình Kun-chan
|
“Nhật Bản có vẻ là một nước bảo thủ nhưng vai trò trong một cặp vợ chồng, điều tạo nên một gia đình, đang thay đổi.”
Hosoda nói gia đình đã trở thành đề tài lớn trong các tác phẩm của ông, đặc biệt kể từ khi bộ phim giả tưởng
The Boy and the Beast trở thành thành công lớn trên trường quốc tế.
Gia đình đang thay đổi“Phim
đặt ra câu hỏi bạn trở thành người cha thế nào. Đứa con đầu tiên của
tôi sinh ra và nó cho thấy có người không biết làm cha thế nào.
“Từ đó đến giờ tôi cũng có chút tiến bộ,” Hosoda cười. “Phim này sẽ cho thấy...
“Gia đình đã trở thành đề tài của tôi bởi nó đang thay đổi và chúng ta
không biết mình sẽ ra sao. Đó là lý do tôi muốn kể những câu chuyện
này.”
Làm cha cũng thay đổi cách Hosoda tiếp cận câu chuyện.
"Con trai tôi không ngừng đòi chúng tôi đọc truyện cho nó nghe - mặc dù
phần lớn là vợ tôi làm. Khi chúng tôi hết sách để đọc trong thư viện
chúng tôi mở tay ra như thể đó là một quyển sách và tự sáng tác truyện.
“Chúng tôi gọi đó là 'Sách của đôi tay'. Và việc ứng biến như vậy trở nên thú vị và vui vẻ đối với tôi.”
Cũng như trong
The Boy and The Beast, Hosoda sử dụng các cảnh tưởng tượng và du hành thời gian trong
Mirai để dịch chuyển cậu nhỏ lên xuống trong bảng phả hệ gia đình đến thời niên thiếu của chính cha mẹ và ông bà của cậu.
Khi Kun-chan có em gái tên Mirai, cậu thấy em gái cướp đi tình yêu
của cha mẹ dành cho mình. Giữa lúc đó, cậu gặp một phiên bản trưởng
thành của Mirai, đến từ tương lai
|
“Tôi muốn kể câu chuyện lớn từ một câu chuyện nhỏ,” ông nói với AFP,
thuật lại lịch sử Nhật Bản qua trải nghiệm của một gia đình. “Đó là một
vòng đời lớn. Dành thời gian với con khiến tôi nhớ đến thời niên thiếu
của chính mình. Gần như thể tôi được sống lại quãng đời ấy,” ông nói.
Mirai đã
được các nhà phát hành của Mỹ, Canada, Anh và châu Âu mua tại Cannes,
được ra mắt ở Nhật ngày 27/7, và sau đó ở các vùng lãnh thổ khác.
Câu
chuyện phim xoay quanh một gia đình sống trong ngôi nhà nhỏ ở ngóc
ngách vô danh của một thành phố nào đó - đặc biệt là, đứa con trai bốn
tuổi được chiều chuộng của gia đình Kun-chan. Khi Kun-chan có em gái tên
Mirai, cậu thấy em gái cướp đi tình yêu của cha mẹ dành cho mình, và bị
nhấn chìm bởi nhiều trải nghiệm lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Giữa
lúc đó, cậu gặp một phiên bản trưởng thành của Mirai, đến từ tương lai.
Tên của nhân vật cô em gái trong phim cũng là tên con gái của Hosoda
|
Hosoda tiết lộ rằng bối cảnh thực của phim là Yokohama, “đâu đó phía
bắc, gần quận Isago và Kanazawa.” Ông không chỉ rõ liệu bối cảnh này có
quan trọng đối với các sự kiện đặc biệt trong phim không, nhưng địa điểm
là một phần của một sự kiện quá khứ quan trọng của gia đình trong câu
chuyện.
Hisoda đạo diễn bộ phim tại Studio Chizu, ông cũng là
biên kịch và tác giả của truyện gốc. Hiroyuki Aoyama (đạo diễn hoạt
hình của
The Girl Who Leapt Through Time,
Summer Wars, và
The Boy and The Beast)
và Ayako Hata (họa sĩ chính trong các phim trên) đã trở lại với phim
mới này trong vai trò đạo diễn hoạt hình. Yohei Takamatsu và Takashi
Omori, những người Hosoda đã làm việc cùng trong
The Boy and The Beast,
cũng quay lại với vai trò đạo diễn nghệ thuật cho phim. Nhà sản xuất
Yuichiro Saito cho các phim trước của Hosoda cũng quay lại.
Hosoda
cho biết phim mới này được lấy cảm hứng từ chính các trải nghiệm của
ông trong vai trò một người cha, nhấn mạnh rằng ‘Mirai’ (nghĩa là ‘tương
lai’) là tên của nhân vật cô em gái trong phim, cũng là tên con gái
ông. Ông cho biết những mâu thuẫn trong phim giống với trải nghiệm đời
thực của ông về cảm xúc của đứa con đầu khi đứa mới sinh “giành mất cha
mẹ, khiến nó ghen tị khủng khiếp.”
Gia đình trở thành đề tài của Hosoda bởi nó đang thay đổi và chúng
ta không biết mình sẽ ra sao. Đó là lý do ông muốn kể những câu
chuyện này
|
Ông cho biết bộ phim mới này tương tự với phim tâm lý tình cảm
The Girl Who Leapt Through Time và
Wolf Children hơn những câu chuyện hành động như
Summer Wars và
The Boy and The Beast.
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanguard và Anime News Network