Tin tức

Mission: Impossible bây giờ hay hơn James Bond?

17/11/2015

Thể loại phim gián điệp/tình báo chưa có đến hồi cáo chung đâu. Chỉ riêng năm nay đã có The Man From U.N.C.L.E., Mission: Impossible – Rogue NationSpectre, chuyến phiêu lưu mới nhất của James Bond; đó là chưa kể những tin tức về một phim chuỗi lớn khác (Jason Bourne) sẽ tiếp tục.

Với nhiều gián điệp chơi trò đội lốt và đấu trí đầy rẫy trên màn bạc, không ngạc nhiên khi có sự ăn thông máu sáng tạo giữa các loạt phim. Mission: Impossible 5 và James Bond 24 đặc biệt na ná: cả hai đều là những câu chuyện trong đó người hùng của loạt phim phải vạch mặt một tổ chức bí mật đang chi phối những sự kiện trên thế giới, và phải làm việc đó mà không có đồng đội và nguồn lực hỗ trợ.

Do cả Rogue Nation lẫn Spectre đều đã ra rạp, ‘fan’ của từng loạt phim (hay cả hai) bắt đầu so sánh. Tuy Bond lên phim từ những năm 1960, thời thế và khẩu vị đã thay đổi – với Mission: Impossible và vai chính Ethan Hunt (Tom Cruise) cung cấp cho khán giả loạt phim hành động gián điệp thương hiệu Mỹ đã được hai thập niên tính đến nay. Dựa trên phản hồi của khán giả với Rogue NationSpectre, chúng ta tự hỏi: Có phải Mission: Impossible giờ hay hơn Bond?

Vai nam chính

Cả Bond lẫn Mission: Impossible đều cho khán giả người hùng gián điệp tượng đài. Loạt phim James Bond đã cho chúng ta sáu nam diễn viên thể hiện chàng điệp viên quyến rũ, mà mới nhất là hiện thân “Bond tóc vàng” mặt đơ và võ biền của Daniel Craig. Trong khi đó, loạt Mission: Impossible hoàn toàn neo dựa vào ngôi sao hành động Tom Cruise, đảm nhận vai điệp viên kỹ năng cao cường nhất và giỏi xoay xở nhất của Lực lượng sứ mệnh bất khả thi (Impossible Mission Force – IMF), Ethan Hunt.

Rõ ràng, về mặt niên đại, Bond có nhiều thời gian hơn để tạo và duy trì dấu ấn của anh thành mẫu mực người hùng – với các diễn viên vĩ đại như Sean Connery và Roger Moore quyến rũ khán giả từ hồi Cruise còn đóng bỉm. Tuy nhiên, câu hỏi là: có phải bây giờ Mission: Impossible hay hơn Bond không. Và theo nghĩa đó, có nhiều chỗ để tranh luận.

Về nhân vật, Ethan Hunt và Bond có vị trí có thể hoán đổi; Hunt bắt đầu xuất hiện là một điệp viên tin được với câu chuyện đời thường hợp lý, tiến hóa lên thành siêu điệp viên theo cùng loạt phim. Tương tự, Bond bắt đầu có phần đời thường (Connery) và càng lúc càng ảo diệu (Pierce Brosnan); tuy nhiên, với câu chuyện gốc 007 bán tái khởi động, Casino Royale, nỗ lực đưa nhân vật quay lại vẻ đời thường cho khán giả hiện đại. Xem xét phần phim mới nhất của mỗi loạt, chúng ta có thể cho rằng Hunt ở trạng thái hay nhất (với tư cách siêu điệp viên và trưởng nhóm), trong khi Bond của Craig rốt cuộc thừa kế một số phẩm chất kinh điển thú vị của những người đi trước.

Tuy nhiên, khi cuộc bàn luận này mở rộng ra ngoài nhân vật đến diễn viên đảm nhận, thì không có nhiều chỗ để tranh cãi. Dù thích hay ghét đời tư của anh, Tom Cruise vẫn thể hiện mình là kiểu siêu sao hành động xuất sắc – từng lúc trong cuộc đời và sự nghiệp của mình trong lúc nhiều người khác không làm được. Có lập luận rằng thậm chí Craig đã đưa thể chất ấn tượng vào phiên bản Bond của anh, thì Cruise đẩy giới hạn đi xa hơn – cộng tác và diễn xuất, sản xuất các phim M:I và giúp lên kế hoạch và định hình bộ phim. Trong khi Craig phát tín hiệu chán Bond, còn Cruise tiếp tục xốc tới với M:I6, xem ra Mission: Impossible bây giờ nhỉnh hơn.

Cốt truyện

Spectre Mission: Impossible – Rogue Nation có cốt truyện tương tự nhau: nhân vật chính theo dấu một tổ chức hắc ám chi phối các sự kiện trên thế giới – chỉ để phát hiện ra rằng tổ chức đó cũng đang săn lùng mình. Sau đó, cả hai siêu điệp viên vào cuộc và bị cắt nguồn lực vốn có, chẳng hạn các thiết bị, sự phê chuẩn chính thức, và đồng đội. Với việc cả hai cốt truyện quá na ná nhau (và có lẽ chung đặc điểm?), chỉ còn bàn xem Spectre Rogue Nation kể câu chuyện của mình thế nào, cả về cách kể lẫn hành động hoành tráng.

Spectre đưa Bond trở lại công thức cũ về điệp viên quyến rũ, và cố gắng ghép lại tất cả những tình tiết bốn phim Bond của Daniel Craig thành một âm mưu nhiều kỳ, do một nhân vật phản diện dàn dựng. Mission: Impossible – Rogue Nation về cơ bản là cung cấp một loạt hành động căng thẳng nối tiếp nhau, với một vai phản diện thiên tài và một phụ nữ chết người (diễn xuất đột phá của Rebecca Ferguson) cung cấp các thắt nút thú vị trong suốt quá trình đó.

Trong khi Spectre đã được giải thích là một sự trở lại của phiên bản James Bond mà 'fan' ưa thích, kể cả những người hài lòng với yếu tố dí dỏm và hành động gián điệp của bộ phim cũng sẵn lòng thừa nhận rằng cốt truyện không đủ mạnh như lẽ ra phải thế – đặc biệt khi nhân vật Franz Oberhauser của Christoph Waltz chiếm sân khấu trung tâm để nhào trộn lại một số tình tiết huyền thoại của Bond. Mission: Impossible 5 có thể là một tập hợp các mảng miếng (rất lỏng lẻo) lại với nhau theo mạch truyện về một tổ chức ám muội, nhưng Cruise và đạo diễn Jack Reacher của anh là Chris McQuarrie đã làm đủ tốt để hầu hết ‘fan’ của loạt phim này bỏ qua những khuyết điểm trong câu chuyện và khiến Rouge Nation trở thành một trong những phần phim hay nhất loạt.

Kết lại, cả Spectre lẫn Rogue Nation đều không phát minh ra cái gì mới khi nói về câu chuyện của các phe phái gián điệp đấu đá nhau. Đây thực sự chỉ là chuyện bạn thấy phim nào ít điểm yếu hơn, chứ không phải là phim nào có nhiều điểm mạnh hơn.

Nhân vật phản diện

Cả Spectre lẫn Rogue Nation đều là chuyện nhận vật siêu gián điệp của chúng ta phát hiện có một tổ chức mờ ám nào đó, giật dây thế giới ngầm tội phạm nhằm khuynh đảo thế giới. Tuy được rao hàng là những tổ chức tội phạm phức tạp và xảo quyệt, cả SPECTRE lẫn tổ chức “chống-IMF” hóa ra chỉ là một lũ khủng bố đánh thuê không tên, không thể phân biệt được với bất kỳ nhóm ma quỷ nào trong một phim hành động, có một gã cầm đầu thiên tài và đâu chừng một vài tay chân xấu xa nguy hiểm.

Trong sự lộ diện của kẻ ác tài ba, Solomon Lane của Sean Harris chắc chắn trông đe dọa (và chết người) hơn “Oberhauser” của Christoph Waltz. Cả hai phim đều có những gã tay sai khá đáng sợ, trong hóa thân của Dave Bautista cho gã Juggernaut, Hinx (Spectre), và nam diễn viên Thụy Điển Jens Hultén trong vai gã hói đầu ác dâm, Janik Vinter (Rogue Nation). Mặc dù không có “cuộc chiến giữa hai đầu sỏ” nào đáng chú ý, Rogue Nation đem lại một cao trào đấu trí căng thẳng, còn Spectre đem lại một màn hành động lớn hơn, có đấu súng và rượt đuổi ô tô kết thúc bằng một vụ nổ trên cầu.

Bất chấp cảnh cuối dữ dội của Spectre, khoảnh khắc vai phản diện hay nhất thuộc về Ilsa Faust của Rebecca Ferguson trong màn đấu dao tàn bạo với Janik Vinter. Động tác kết liễu của cô thật ấn tượng.

Đồng đội

Rogue Nation đưa những diễn viên được yêu thích của loạt M:I như Simon Pegg và Ving Rhames, những diễn viên mới bổ sung như Jeremy Renner trong vai đặc vụ Brandt, Alec Baldwin làm giám đốc CIA, Hunley, và đặc vụ MI6 Ilsa Faust của Rebecca Ferguson. Tuy nhiên, nhìn chung bảng phân vai êkíp của Rogue Nation có phần không cân đối về mặt thời lượng xuất hiện, với Ethan Hunt, Benji Dunn của Pegg và Faust chiếm hầu hết điệp vụ, còn Renner và Baldwin gần như chỉ có mấy cảnh trong phòng xử án, và Rhames là một vai khách mời để tô điểm. Nói cách khác: góc độ câu chuyện “đặc vụ làm loạn” ở mức IMF thực sự phải huy động toàn lực của cả nhóm.

Spectre đưa chúng ta quay lại phiên bản MI6 quen thuộc hơn, với Ralph Fiennes vào vai sếp M của Bond, Ben Whishaw là phiên bản Q dí dỏm và trẻ trung hơn; còn Naomie Harris bắt kịp truyền thống Moneypenny liếc mắt đưa tình với Bond. Toàn là những diễn viên tinh tế thêm da thịt cho các vai phụ tượng đài, và từng người họ lần lượt nắm bắt được tinh túy của nhân vật, trong khi vẫn cho nhân vật yếu tố hiện đại tươi mới và hợp thời. Thật không may, Spectre cũng vận dụng góc độ “gián điệp siêu hạng trong sứ mệnh không được thừa nhận”, nghĩa là dàn diễn viên ấn tượng đằng sau êkíp MI6 có thời lượng xuất hiện giới hạn – tuy cũng có lập luận cho rằng vậy đã là nhiều hơn so với những phim Bond khác.

Thế nên đây là chuyện sở thích, vốn là một tín hiệu tốt. Cả Bond lẫn Mission: Impossible đều rất cừ trong dàn diễn viên phụ.

Hành động

Cả Rogue Nation lẫn Spectre đều là bom tấn hành động hoành tráng – và cả hai phim đều có những cảnh ấn tượng do đạo diễn và chỉ đạo hành động xuất sắc. Câu hỏi là: phim nào hoành tráng hơn và hay hơn?

Spectre mở màn với cảnh hành động được dàn dựng tốt ở Mexico City, Bond đánh nhau với những kẻ có thể là khủng bố trên trực thăng đang bay. Mission: Impossible – Rogue Nation mở màn với cảnh Tom Cruise thực sự đu bám bên hông máy bay chở hàng khi nó đang cất cánh. So sánh dễ ợt: anh chàng đeo máy bay thắng.

Sau đó, Spectre cho chúng ta thưởng thức vài đoạn rượt đuổi ô tô và trận đấu giữa Bond của Daniel Craig với Mr. Hinx của Bautista, nhưng một số ‘fan’ của Bond cảm thấy thất vọng trước khám phá của cao trào này – đủ để làm hỏng màn rượt đuổi trực thăng cuối phim ở mức tương tự như cảnh mở màn.

Ngược lại, Rogue Nation có tiếng ở năng lực vượt qua những khoảng trống 'khủng' trong câu chuyện bằng việc xâu chuỗi hết màn hành động này đến màn hành động khác. Cruise đeo máy bay; hai cảnh rượt đuổi xe và mô tô; cảnh đánh tráo dưới nước – Rogue Nation không chỉ cung cấp sự hoành tráng mà cả ly kỳ, thường là với công tác đóng thế hiệu quả thể hiện Cruise làm những việc anh làm giỏi nhất.

Hoạt động gián điệp

Một điều kỳ lạ về thể loại phim gián điệp ngày nay là hoạt động gián điệp trong đó sao mà ít thế. Quá rõ ràng ở nhiều chuỗi phim – Bourne, Bond, M:I – ưu tiên hành động hơn là phần “gián điệp” – nên trong trường hợp của Rogue NationSpectre, có lẽ quan trọng là đánh giá thắt nút, mức độ quanh co của hoạt động gián điệp được xử lý trong từng phim tốt đến đâu.

Nói thực, cả Spectre lẫn Rogue Nation đều không ấn tượng nhiều với câu chuyện về những gã xấu xa bí ẩn chơi cờ toàn cầu chống lại một tổ chức mật vụ quả cảm. Cả hai phim đưa chúng ta vào những cuộc điều tra không ngừng khiến cho kẻ xấu phỗng tay trên các người hùng – nhưng xem xét âm mưu lớn hơn của nhân vật phản diện, lại không có yếu tố gián điệp để mà nói – cũng chẳng đòi hỏi người hùng và êkíp của mình nỗ lực trí tuệ chi nhiều để phá hủy tập đoàn tội phạm đó (tuy nhiên Spectre thì thực hơn là Rogue Nation).

Với việc cả hai phim đều ở mức tầm tầm, điều quan trọng là bối cảnh. Loạt phim Bond thực sự chưa từng nói về hành động gián điệp đòi hỏi người xem dùng não nhiều hơn dùng mắt; ngược lại Mission: Impossible, đã bắt đầu một cách lừng lẫy với bộ phim năm 1996 của Brian De Palma, hoàn toàn là những màn đấu trí và hồi hộp nhiều như hành động. Kể từ đó, M:I có khuynh hướng né các thủ đoạn gián điệp mà chuyển sang hành động bom tấn, thế nên tuy Rogue Nation được cho là đã đem đến một số bất ngờ và tiết lộ có tính gián điệp, truyền thống phim hành động của Bond khiến anh ta vượt lên khi nói về thiếu hoạt động gián điệp.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant