Nhưng bộ phim, ra rạp ở Mỹ ngày 6/11, thể hiện cả hai cách, một chưa
từng được thấy và một đã quen thuộc. Đạo diễn Steve Martino không chỉ hy
vọng làm cho thế giới của
Peanuts trở nên rõ ràng hơn, mà còn
muốn bám chặt vào cái hồn tinh túy trong tranh gốc của Charles M.
Schulz. Sau đây là những khung hình hoạt hình từ cảnh nói trên, với lời
bình từ Martino và giám sát hình ảnh Nick Bruno.
Giữ sự đơn giản, và trung thành với truyện tranh
Các họa sĩ hoạt
hình của Blue Sky Studios cố gắng làm khác biệt về phong cách với từng
dự án, từ tiền sử đến những nhân vật trông hiện đại của Ice Age đến bối
cảnh rừng xanh trau chuốt trong Rio. Với Peanuts, mục tiêu là đơn giản
hóa. “Chúng tôi thực hiện một nỗ lực có tính toán để làm chính xác những
gì chúng tôi đã xem trong truyện tranh và phim truyền hình,” Bruno nói.
“Khi xây dựng nhân vật, tôi muốn đảm bảo chúng tôi khắc họa được từng
tư thế điệu bộ mà bạn đã thấy trong truyện tranh. Từ đó, chúng tôi hình
dung ra cách nhân vật chuyển động.”
Thay đổi tỷ lệ
Họ nhận ra rằng Schulz đã thay đổi các tỷ lệ tùy
theo những yếu tố như biểu cảm hay tư thế của nhân vật. Mái tóc của
Charlie trông giống một thanh kẹo hơn trong hình, và kích cỡ đầu cùng vị
trí hai tai cũng thay đổi. Các họa sĩ kiểm soát các bức vẽ, dành cho
họa sĩ sáng tác một mức độ tùy biến nhân vật theo tư thế.
Chuyển động qua nhiều lớp
Thường trong hoạt hình vi tính, một
hình chuyển động mờ ảo được áp dụng để lấp chi tiết của chuyển động
nhanh. Ở đây, các họa sĩ hoạt hình tạo chuyển động theo cách gợi nhớ
hoạt hình vẽ tay: họ chồng nhiều lớp. Trong khung hình này, khi Lucy
dịch trái bóng đi và Charlie bắt đầu sút, bạn có thể thấy nhiều nét
trong cảnh. “Chúng tôi làm vậy để tạo ảo giác chân chạy nhanh,” Martino
nói. “Đây là kiểu kinh điển để tạo chuyển động mờ ảo.”
Nét vẽ là tất cả
Martino dành thời gian thăm bảo tàng Schulz ở
Santa Rosa, California, quan sát các dụng cụ của nhà sáng tạo Peanuts.
Anh lấy cảm hứng từ một video về Schulz vẽ các nhân vật và nói về tác
phẩm của ông. “Tôi cứ trăn trở với ma thuật và vẻ đẹp của những nét vẽ
bút chì đó,” anh nói. “Tôi giữ được phẩm chất ấy.” Những nét vẽ được thể
hiện ở mắt và miệng, vặn vẹo thành những đường nét 3D.
Cố tình tạo ra ‘lỗi’
Các họa sĩ hoạt hình tạo ra chuyển động lắp
để tạo cản giác stop-motion hơn cho nhân vật. Ý tưởng là sáng tạo ra
hoạt hình kiểu này tạo cảm giác như thể là một lỗi. “Chúng tôi muốn cái
gì đó không hoàn hảo, không bảnh bao,” Bruno nói. Họ vẽ các nét tốc độ
để ám chỉ hành động, như những nét trong hình trên, và giống những nét
vẽ trong truyện tranh. “Sử dụng một chương trình có tên TVPaint, chúng
tôi có thể tạo nét hoạt hình 2D trên hình động 3D,” anh nói. Các họa sĩ
scan các hình ảnh độ phân giải cao của các nét vẽ do Schulz thực sự vẽ
và đưa chúng vào phim.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times