Các thể loại phim dần trở nên mờ nhạt, nhưng tương lai của phim Trung Quốc lại sáng lạn.
Tháng trước, nữ diễn viên Hồng Kông nổi tiếng Trương Mạn Ngọc đã được
trao tặng bằng danh dự của đại học Edeinburgh. Giải thưởng này hoàn toàn
nhằm vinh danh sự nghiệp điện ảnh quốc tế sáng chói của cô, cũng như
những việc gần đây cô đã làm trong vai trò Đại sứ của UNICEF tại Trung
Quốc, và phía trong nước cũng đóng vai trò quan trọng: năm 2007 cô là
khách mời danh dự tại Liên hoan phim điện ảnh Trung Quốc ở Edinburgh, và
được hưởng ứng nhiệt liệt trong một lớp chuyên đề tại Filmhouse, rạp
phim nghệ thuật hàng đầu của thành phố.
Trương Mạn Ngọc nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học Edinburgh
Rất lâu trước khi Trương Mạn Ngọc được khán giả châu Âu chú ý nhờ vai diễn trong Irma Vep
(1996), cô đã có một sự nghiệp đáng kể ở Hồng Kông, cùng làm việc với
các đạo diễn như Từ Khắc, Đỗ Kỳ Phong và Quan Cẩm Bằng của bộ phim tiểu
sử năm 1992 đầy ấn tượng về nữ diễn viên nổi tiếng Thượng Hải thập niên
30 Nguyễn Linh Ngọc mà cô đã có màn trình diễn xuất sắc với vai chính
trong phim .
Sau đó Trương Mạn Ngọc vươn lên đỉnh cao của điện
ảnh thế giới với hai vai chính được đánh giá cao, vai bà Trương trong bộ
phim kinh phí cao In the Mood for Love (2000) (Tâm trạng khi yêu) của Vương Gia Vệ và vai Phi Tuyết trong Hero (2002) (Anh hùng) của Trương Nghệ Mưu.
Anh hùng là một trong những phim võ thuật kinh điển được đầu tư công phu sau thành công bất ngờ trên toàn cầu của Crouching Tiger, Hidden Dragon (2000) (Ngọa hổ tàng long) của đạo diễn Lý An. Phấn chấn với thành công tại Mỹ của Anh hùng khi phim trở thành phim Trung Quốc đầu tiên đứng đầu phòng vé Mỹ, Trương Nghệ Mưu tiếp tục thực hiện House of Flying Daggers (2004) (Thập diện mai phục) và Curse of the Golden Flower (2006) (Hoàng kim giáp). Những ngôi sao khác của ngành công nghiệp làm phim Trung Quốc cũng tham gia, như Trần Khải Ca với The Promise (2005) (Vô cực) và Phùng Tiểu Cương với The Banquet (2006) (Dạ yến), có đôi chút phỏng theo Hamlet.
Cùng
thời điểm đó, những bộ phim của các nhà làm phim thuộc Thế hệ thứ sáu
của điện ảnh Trung Quốc được khán giả dòng phim nghệ thuật quốc tế yêu
thích. Những phim nửa tài liệu kinh phí thấp gai góc như Still Life (2006) (Người tốt Tam Hiệp) của Giả Chương Kha và Blind Shaft (2007) (Hầm tối)
của Lý Dương, bàn về nhiều vấn đề của xã hội thời mở cửa, lại trái
ngược với sự tươi sáng trong phim của Trương Nghệ Mưu. Khán giả phương
Tây đã quen thuộc và bị thu hút bởi không chỉ một thể loại phim của
Trung Quốc.
Song, những năm sau khi Trương Mạn Ngọc đến
Edinburgh năm 2007, tình hình hiện nay đã thay đổi ngoạn mục. Mối quan
tâm của khán giả Anh với những phim võ thuật hoành tráng cuồi cùng cũng
giảm, và khán giả phim điện ảnh nghệ thuật quay lưng với thực tế xã hội
trong phim của các đạo diễn thế hệ thứ sáu. Ngày nay, rất ít phim Hoa
ngữ được phát hành ở Anh, với con số nhỏ nhất từng có đối với một phim
điện ảnh phát hành ngoài London.
Thêm nữa, như giáo sư Chris Berry đã chỉ ra trong cuộc họp về Thế hệ
điện ảnh Trung Quốc mới tổ chức tại trường đại học King's College ở
London hồi cuối tháng 5, không phim nói tiếng Hoa nào được trình chiếu
tại Liên hoan phim Cannes năm nay, lần đầu tiên trong 20 năm qua. Có rất
nhiều cuộc thảo luận tại buổi họp, thu hút nhiều học giả nổi tiếng
trong lĩnh vực này, về con đường sắp tới.
Ý kiến được nêu ra là
sự đồng tình chung rằng các thể loại phim cũ đang dần mờ nhạt hơn và nền
điện ảnh Trung Quốc nên kết hợp với nhiều dạng phim. Hãy học tập trường
hợp của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Giữa hàng tá phim võ thuật hoa mỹ
kinh điển của ông, cũng như khi đang chuẩn bị cho lễ khai mạc Thế vận
hội Olympic 2008 ông vẫn có thời gian thực hiện Riding Alone for Thousands of Miles (2005) (Thiên lý tẩu đơn kỵ),
bộ phim sâu sắc nói về một người đàn ông Nhật đến tỉnh Vân Nam ở Tây
Nam Trung Quốc với nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với người con trai bị thất
lạc của mình. Gần đây nhất, trong Under the Hawthorn Tree (2010) (Sơn trà thụ chi luyến),
ông trở lại với giai đoạn Cách mạng Văn hóa (1966-197), đem đến không
chỉ bài diễn thuyết chính trị mà còn cả một chuyện tình.
Một cảnh trong Under the Hawthorn Tree
Một phần quan trọng của ngành công nghiệp làm phim Trung Quốc ngày nay
là dòng phim "chính thống", những bộ phim được phát hành trùng với lễ kỷ
niệm những dịp quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Kinh phí ngày càng
cao dành cho việc sản xuất phim cho phép sử dụng những ngôi sao hốt bạc
của cả Đại lục và Hồng Kông.
Cùng lúc đó, khi hệ thống hãng
phim cũ đã sụp đổ trên diện rộng, nhiều nhà làm phim thời mở cửa đã bị
lôi kéo vào dòng phim thời thượng. Cả Hồ Mai, nữ đạo diễn nổi tiếng nhất
Trung Quốc, từng thực hiện Army Nurse và Far from War
những năm 1980 cho August First Studio do quân đội điều hành, năm 2010
cũng bắt tay vào sản xuất phim tiểu sử về Khổng Tử với huyền thoại Hồng
Kông Châu Nhuận Phát trong vai vị triết gia đáng kính.
Tương tự, đạo diễn Hoàng Kiến Tân, từng thực hiện The Black Cannon Incident (2009) (Hắc pháo sự kiện),
một lời châm biếm sắc sảo về những vấn đề mới nảy sinh ở cả hai phía
trong những ngày đầu đầu tư kinh tế liên doanh, tiếp tục làm phim The Founding of a Republic (2009) (Đại nghiệp kiến quốc).
Phim của Hoàng Kiến Tân đánh dấu 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa, được tô điểm bởi các vai khách mời là bất kỳ ai trong
điện ảnh Trung Quốc, bao gồm không chỉ những diễn viên hàng đầu như
Thành Long và Lý Liên Kiệt mà còn các đạo diễn nổi tiếng như Châu Tinh
Trì và Trần Khải Ca.
Năm 2011 Hoàng Kiến Tân tiếp tục thực hiện Beginning of the Great Revival (Kiến đảng vĩ nghiệp),
lần này nhằm kỷ niệm 90 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cả hai phim đều
do đạo diễn Hàn Tam Bình chỉ đạo, ông là chủ tịch của Hiệp hội Điện ảnh
Trung Quốc, đều góp mặt trong quá trình sản xuất các phim bom tấn thời
thượng và rõ ràng là diễn viên quyền lực nhất trong nền điện ảnh Trung
Quốc hiện nay.
Nhìn chung, tương lai của các bộ phim được chiếu ở
Trung Quốc có vẻ khả quan. Năm 2010, bất chấp vấn đề bản quyền và tải
phim trái phép, lợi nhuận phòng vé vẫn đạt 1,57 tỉ USD, tăng 64% so với
năm trước và hơn 300 rạp chiếu phim mới được mở. Mà đó mới là mỗi năm
chỉ có 20 phim nước ngoài được chiếu rạp ở nội địa Trung Quốc. những
phim được ra rạp ở Trung Quốc thường thành công cả, như Kung Fu Panda 2, thu về 125 triệu nhân dân tệ trong tuần đầu ra mắt vào mùa xuân năm 2011.
Song
những thành công như thế cũng mang đến nhiều phức tạp riêng. Kong
Quingdong, giáo sư tại đại học Bắc Kinh, miêu tả bộ phim là "cuộc xâm
lược văn hóa", trong khi họa sĩ tiên phong Triệu Bán Địch đã hô hào tẩy
chay bộ phim, nói rằng "Gấu trúc không chỉ là biểu tượng của Trung Quốc
mà còn cả nhân dân. Để cha của gấu trúc là một con vịt chính là sự sỉ
nhục nhân dân Trung Hoa. Tôi lo sợ rằng thế hệ trẻ Trung Quốc nhiều năm
tới biết đâu lại cho vịt Donald là tổ tiên của chúng cũng nên."
Theo
một cách nào đó, sự im lặng đáp trả cuộc vận động như thế có thể được
xem là phản ánh cho sự trưởng thành mới mẻ của thế giới điện ảnh Trung
Quốc, nơi mà những người như Triệu Bán Địch có thể được thông cảm với sự
thích thú.
Vậy tất cả mọi chuyện đưa khán giả Anh của nền điện
ảnh Trung Quốc đi đến đâu? Câu trả lời khả thi xuất hiện vào tháng
12/2010 qua việc phát hành Let the Bullets Fly của đạo diễn
Khương Văn tại Trung Quốc, một phim hài phi thực tế nói về một tên cướp
tự cho mình là thị trưởng mới của một thành phố tại tỉnh Tứ Xuyên thời
kỳ giang hồ hoành hành thập niên 20. Khương Văn vụt sáng lần đầu tiên
với vai trò diễn viên những năm 1980 nhờ các vai diễn chấn động trong Hibiscus Town (Thị trấn phù dung) và Red Sorghum (Cao lương đỏ). Như những phim chính thống khác, Let the Bullets Fly toàn các diễn viên hạng A.
Một cảnh trong Let the Bullets Fly
Tuy nhiên, vào thời điểm mà nhiều xuất phẩm của Trung Quốc phải chật vật
để cạnh tranh với sức hút của số phim Hollywood ít ỏi được phép chiếu ở
rạp Trung Quốc, thì Let the Bullets Fly cực kỳ ăn khách, kết thúc với vị trí phim thứ hai thu lợi nhuận nhất ở Trung Quốc, chỉ đứng sau Avatar
vô địch của James Cameron. Nhờ kịch bản hay và diễn xuất sinh động của
Châu Nhuận Phát, Cát Ưu và chính Khương Văn cùng việc hủy bỏ các định
kiến khác nhau từng gắn liền với nhiều phim Trung Quốc nổi tiếng trong
20 năm qua, Let the Bullets Fly đơn giản là một phim giải trí đỉnh cao.
Hơn
nữa, Khương Văn cũng được đánh giá cao nhờ thực hiện một phim mà trong
đó ông được xem là đã giữ được nguyên vẹn chất nghệ thuật của mình. Đã
có vài cuộc thảo luận để phát hành phim tại Mỹ năm 2012, gợi lên khả
năng thú vị là phim cũng sẽ vươn đến London, và biết đâu còn vượt biên
giới đến Edinburgh nữa kia.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily