Không phải sát thủ thiếu niên thường thấy
Khi nghĩ đến “sát thủ thiếu niên”, khó tránh khỏi việc hiện ra trong đầu một trong hai phim Kick Ass hoặc The Professional, dù đó là tốt hay không tốt. Hanna
chẳng có điểm gì chung với hai phim này trừ việc cả ba đều có sát thủ
thiếu niên. Hanna của Saoirse không có nét ngổ ngáo của Hit Girl (vai
của Chloe Moretz) hay vẻ gợi cảm của Mathilda (vai của Natalie Portman).
Cô là một người hoàn toàn ngây thơ với khả năng thượng thặng của một
sát thủ máu lạnh. Cô không chần chừ. Nếu bạn có ý định đấu với Hanna, có
khả năng bạn về chầu trời chỉ trong vài phút. Và không phải vì những
thế võ không tưởng đâu. Những cảnh giao đấu được thiết kế để trông hoàn
toàn thực tế và là kiểu giao chiến xuất phát từ việc không có kinh
nghiệm gì ngoài việc được học từ người cha từng là điệp viên CIA trong
một căn nhà gỗ nhỏ trên núi tuyết phủ suốt 16 năm. Và mối quan hệ của
Hanna với vai Erik của Eric Bana hoàn toàn là tình phụ tử thương yêu, và
không phải theo cách mỉa mai như Big Daddy với Hit Girl. Hanna vừa mang
nét đe dọa đời thực vừa cần một cái ôm thân thiện như nhau. Đó là một
sự kết hợp hiếm thấy trên màn ảnh và Ronan hoàn toàn sở hữu vai này.
Ronan Saoirse trong Hanna
Không phải phim sát thủ thiếu niên thường thấy
Thay vì theo bước các lối mòn và chủ đề của những phim sát thủ thiếu niên hay hành động khác, Hanna
giống các tác phẩm siêu thực về “người khác” hoặc ở một chừng mực nào
đó, giống các phim trong phong trào Làn sóng mới của Pháp (thập niên
50-60) và phim điệp viên châu Âu thập niên 60. Wright Pickpocket công
nhận Pickpocket của Bresson là nguồn cảm hứng cho các cảnh hành động, E.T., Being There, Herzog and Lynch cho âm hưởng và nhân vật, và Dr Strangelove cùng các câu chuyện cổ tích cho các khía cạnh thuộc thiết kế phim và trang phục. Vì sự kết hợp này, Hanna
có cảm giác vừa quen vừa lạ, như thứ gì đó bạn có thể từng xem nhưng có
cho vàng cũng không nhớ được đã thấy ở đâu. Bộ phim được rắc đầy những
mẩu lập dị có cảm giác vừa rất sai mà cũng rất đúng, đặc biệt là nhân
vật Isaacs. Là thân cận của Marissa (Cate Blanchett thủ vai), được nam
diễn viên Tom Hollander thể hiện tuyệt vời đến mức đáng sợ tột đỉnh, là
một dạng Petter Lorre mang phong cách Tarantino giúp mang đến nền tảng
cho bài nhạc được ưa thích trong toàn bộ bản ghi âm, The Devil Is In The Details, một tác phẩm khó nghe mà đẹp ngẫu hứng và bản nhạc nhảy tương ứng, The Devil is in the Beats.
Âm thanh
Về
mặt này, phần âm nhạc còn lại của The Chemical Brothers thật đáng kinh
ngạc. Không tạo không khí như những gì bạn thường mong đợi ở một bản
điện tử, âm nhạc ở đây cực kỳ khoan thai, đánh đòng đưa qua lại giữa
việc làm khán giả cảm thấy khó chịu, hồ hởi và thanh bình. Thứ ta đáng
nhẽ phải cảm thấy không bao giờ rõ ràng. Bản thu yêu cầu một phản ứng
rất cụ thể, thậm chí nếu bạn không thích phim, cũng không thể không đề
cao vai trò của bản nhạc trong việc ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
Nhưng không chỉ có âm nhạc là nổi bật, mà âm thanh tổng thể cũng vậy.
Wright đã công bố tình yêu của mình dành cho việc biên tập âm thanh
trong nhiều bài phỏng vấn, và điều này tạo ấn tượng rõ ràng trong không
gian âm thanh suốt phim.
Hanna (2011)
Diễn xuất của mọi diễn viên đều tuyệt vời
Dù
Saoirse Ronan rất nổi bật, cô cũng không phải là diễn viên tuyệt duy
nhất trong phim. Chúng ta còn có Eric Bana, Cate Blanchett, Olivia
Williams, Tom Hollander (đã đề cập ở trên), Jason Flemyng, Martin
Wuttke, và Jessica Barden đôi lúc hài hước. Rõ ràng Barden 18 tuổi (vai
Sophie) đã gây ấn tượng trong Tamara Drewe năm 2010, và trong
đây cũng tương tự. Cô là nhân vật bên cạnh hoàn hảo cho Hanna và mối
quan hệ ngắn ngủi nhưng quan trọng vẫn còn ở lại sau khi phim kết thúc.
Wright khá mát tay khi chỉ đạo diễn viên, thường để họ có nguyên liệu
đầu vào và cho họ tự do ứng biến. Riêng ở Hanna, ông hướng dẫn
họ giữ các yếu tố đen tối của truyện cổ tích trong đầu, đó là lý do bạn
không nên ngạc nhiên nếu thấy bản thân mình bỗng dưng muốn so sánh
Blanchett với nhân vật Phù thủy ác phương Tây (trong The Wizard of Oz)
có giọng Texas nhẹ. Nhân vật quyết tâm Marissa của Blanchett lúc nào
cũng mặc màu xanh lục là có lý do. Khi làm việc với các nhân vật, Wright
bắt đầu từ các hình mẫu trong truyện cổ tích và rẽ nhánh từ đó, mỗi
phần đều được dàn diễn viên toàn sao của ông thể hiện đến mức gần hoàn
hảo.
Những điều không ngờ đến
Không nên hé lộ quá nhiều, vì một phần niềm vui thú trong Hanna
là việc mọi thứ có vẻ kỳ quặc và không ngờ đến như thế nào. Nên miễn là
bạn chuẩn bị cho điều đó, bạn sẽ thích. Hanna
là dạng phim mà ít nhất hiểu biết về âm hưởng trước
khi ngồi xuống xem chỉ có thể nâng cao trải nghiệm của bạn mà thôi. Chỉ
cần nhớ là bộ phim sở hữu một phong cách và âm hưởng không giống bất cứ
thứ gì Joe Wright từng thử trước đây. Thực ra, lúc duy nhất trong toàn
bộ phim khiến bạn có thể nghĩ “À há! Joe Wright này!” là trong một cảnh máy quay cố
định kéo dài, mang đặc tính của cảnh trên bãi biển Dunkirk trong Atonement và cảnh tại Skid Row trong The Soloist. Cảnh bắt đầu với Erik tại một trạm xe điện – bạn hãy tự mình khám phá cảnh này được tận dụng thế nào. Hanna gần như là ba phim nhập vào làm một để tạo nên một thứ chỉ có thể gọi là tuyệt vời.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com