Ngoài sự nóng lên toàn cầu và đôi khi có những cơn bão, Trái đất là một
địa điểm khá đẹp để sinh sống. Chẳng trách gì mà những người ngoài hành
tinh thường xuyên tìm cách xâm lược. Cuộc tấn công mới nhất của những vị
khách thù địch đến từ ngoài vũ trụ này sẽ diễn ra trong Battle: Los Angeles, phát hành tại các rạp vào ngày 11/3.
Nếu
câu chuyện có vẻ quen quen, thì đúng là vậy: khuôn mẫu cơ bản về các
câu chuyện người ngoài hành tinh xâm lược đã có được hơn 100 năm, kể từ
khi nhà viết tiểu thuyết H.G. Wells sáng tác tiểu thuyết nổi tiếng War of the Worlds. Sau đây là một số những truyền thống của những phim kể về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh.
Cuộc xâm lược nếu không phải là áp đảo thì là hoàn toàn bí mật
Câu
chuyện gốc của Wells đặt ra một chuẩn mực: Những người sao Hỏa đến Trái
đất với số lượng khổng lồ và với kỹ thuật cực kỳ tiên tiến khiến con
người cầm chắc cái chết. Không có sự xảo quyệt nào ở đây: Chúng ta là
những con sâu, và họ là những đôi giầy khổng lồ. Thật khó để hoàn thiện
cái giả thuyết đơn giản, và tàn ác đó, và không có gì ngạc nhiên điều
này lặp đi lặp lại trong những phim như Independence Day và Skyline. Battle: Los Angeles
hoàn toàn là đi theo phương thức này – những người ngoài hành tinh đổ
bộ dồn dập xuống Trân Châu Cảng như một vụ nổ sao băng, bước ra và bắn.
Mặt khác, chiến lược này cũng được thấy trong Invasion of the Body Snatchers, The Thing, và They Live:
Những người ngoài hành tinh xâm nhập một cách bí mật, và thâm nhập tài
tình tới nỗi mà chúng ta thậm chí không hề biết là họ ở đây. Không có
nhiều lý do chung chung, mặc dù loạt phim truyền hình V đã chỉ
ra sự khác biệt – lực lượng người ngoài hành tinh khổng lồ giả vờ thiện
chí, nhưng bí mật tìm cách nắm lấy quyền lực thống trị thế giới theo
cách mà Đức quốc xã xâm chiếm nước Pháp.
Cuộc tấn công của phép ẩn dụ từ ngoài vũ trụ
Những phim khoa học viễn tưởng hay nhất
luôn có phép ẩn dụ, sử dụng những khái niệm kỳ dị của loại này để
có cách nhìn mới về những vấn đề đang tồn tại trên Trái đất. Phiên bản
gốc năm 1980 của V là một ví dụ tuyệt vời, với cuộc xâm lược rõ
ràng của người ngoài hành tinh từ ý tưởng của nhà văn Kenneth Johnson
được dùng để so sánh sự đi lên của Đức quốc xã với những điều tương tự
đang xảy ra đối với nước Mỹ. Welss có cùng một mục tiêu, sử dụng người sao Hỏa để chỉ ra một cách châm biếm rằng có bao nhiêu sự xung đột giữa
các nền văn hóa trên Trái đất đã dẫn đến kết cục bị diệt chủng. District 9 và Alien Nation đều sử dụng khái niệm “xâm lược” của những người tị nạn đáng thương để nhấn mạnh về định kiến.
Không, chúng tôi không đến trong hòa bình
Đâu
là cách nhanh nhất để chỉ ra tội ác thực sự, thực sự có ý nghĩa gì? Cứ
cho họ giết một ai đó chỉ đang cố tỏ ra thân thiện. Điều này có ý nghĩa
gì đối với câu chuyện phụ thuộc vào thái độ của các nhà làm phim. Trong
phiên bản phim War of the Worlds của George Pal, đó là tinh
thần tử vì đạo cao quý: Một thầy tu yêu hòa bình cố ý đi vào vòng
súng đạn để nhân loại có thể qua đó nói rằng ít nhất họ cũng còn cố gắng
tỏ ra thân thiện. Trong phim Independence Day, đám người hip-pi hoàn toàn không biết họ đang tiệc tùng ngay trước mũi đại bác laser.
Mục tiếp theo trong mưu đồ xâm lược là thổi bay một thứ gì đó nổi tiếng. Phiên bản phim điện ảnh năm 1953 của War of the Worlds làm gãy đôi tháp Eiffel, và phim Earth Vs. The Flying Saucers năm 1956 làm đổ Tượng đài Washington và phá hủy hoàn toàn trụ sở Quốc hội Hoa kỳ. Independence Day
cho khán giả thấy một sự phá hủy điên cuồng lớn nhất, cũng như khi hàng
loạt tàu chiến lớn đồng thời phá hủy tòa nhà Empire State, Nhà Trắng,
và hàng tá các thành phố lớn trong một cuộc tấn công ác liệt. Những kẻ xấu trong Mars Attack đã chụp ảnh Taj Mahal khi đang đốt cháy nó.
Một bài phát biểu lớn lao làm khuấy động tính sẵn sàng chiến đấu của con người
Winston
Churchill biết rõ sức mạnh của một bài phát biểu có thể khôi phục lòng
dũng cảm của con người trong việc đối mặt với một mối đe dọa khủng khiếp
– “chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại chúng”. Không có gì ngạc nhiên khi
những thời khắc tương tự nảy sinh và lặp lại trong những câu chuyện xâm
lược của người ngoài hành tinh. Một trong những điều đáng nhớ nhất là
trong Independence Day, khi Tổng thống Bill Pullman tập hợp
quân đội của mình cho một cuộc phản công bằng cách tuyên bố rằng sau
trận chiến, toàn bộ thế giới sẽ tưởng niệm ngày 4/7. Đó có phải là chủ
nghĩa yêu nước ủy mị và tồi tệ? Chắc chắn rồi, nhưng đồng thời, cũng có
vẻ như là tuyệt vời. Trớ trêu thay, H.G. Wells cắt bỏ câu chuyện này
ngay từ đầu trước khi có ai đó thực hiện một phiên bản thông thường:
Trong tiểu thuyết, người dẫn chuyện chạm trán một kẻ sống sót bị hoang
tưởng cường điệu về một kế hoạch chống lại người ngoài hành tinh đến từ
những đường hầm, ăn trộm tàu của họ, và thống trị thế giới – cho rằng
anh ta là một mối đe dọa đối với sao Hỏa như một chú chó nhỏ
đang sủa ăng ẳng mà thôi.
Xin lỗi, nhưng bạn đã quên mất điểm yếu chết người của mình rồi
Người
ngoài hành tinh có tất cả các kỹ thuật cực kỳ tiên tiến để chinh phục
chúng ta với: máy nghiền, lực lượng quân đội và các con tàu vũ trụ có
thể đi xuyên các vì sao. Nhưng họ không có vắc xin chống cúm. Và điều
nho nhỏ đó cũng đủ để cứu nguy trong những tình huống khẩn cấp. Đây là
một điều cũng cũ rích như chính thể loại này: Người sao Hỏa của H.G
Wells tiến bộ vượt xa con người nhưng đã đánh giá quá thấp những loại
virus này, và tất cả bị chết vì một bệnh dịch khi gần tới chiến thắng
cuối cùng của họ. Independence Day đem đến một khái niệm thông
minh bằng việc con người đánh đuổi được con tàu của người ngoài hành
tinh với một virus máy tính – thông minh, ngoại trừ việc bạn sẽ phải
thừa nhận một ý tưởng nực cười rằng con virus này là thứ gì đó mà Jeff
Goldblum có thể triệu tập được trên cái máy tính Macbook của anh.
Với tất cả sự thông minh trong kết thúc của Wells, đó là cách quá dễ cho
những người kể chuyện yếu kém thoát ra một khi họ tự dồn mình vào trong
góc. Những nhà văn châm biếm đã lặp lại câu chuyện trong Mars Attacks, những hộp sọ của người sao Hỏa bị nổ tung khi họ nghe thấy giọng hát ai oán của Slim Whitman của Indian Love Call. Và trong Hitch-Hiker’s Guide to the Galaxy
của Douglas Adams, một cuộc xâm lược bị cản trở “do một vấn đề tính
nhầm về kích thước, toàn bộ đội quân tình cờ bị một chú chó nhỏ nuốt vào
bụng”.
Nhưng người ngoài hành tinh bị đánh gục dễ dàng nhất là ở trong Signs:
Nước đốt cháy họ giống như là axit vậy. Ê này, có phải mọi người bỏ qua
những đại dương khổng lồ bao phủ 70 phần trăm bề mặt hành tinh chúng ta
không? Lần tới khi xâm lược Trái đất, nhớ mang theo ủng cao su nhé.
Dịch: © Hà Ngọc @Quaivatdienanh.com
Nguồn: msnbc