Công nghệ AI đang nhanh chóng biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh, cho
phép các đạo diễn tạo ra phim điện ảnh và phim truyền hình dài tập chỉ
trong vài ngày cũng như tái tạo giọng nói của các diễn viên với độ chính
xác vượt trội.
Phim ngắn One More Pumpkin của đạo diễn Kwon Han Seul được
thực hiện chỉ trong năm ngày, sử dụng AI tạo sinh tạo ra tất cả các cảnh
và âm thanh, từ Tử Thần sống động và các con ma bí ngô...
|
Phim ngắn
One More Pumpkin của đạo diễn Kwon Han Seul được thực
hiện chỉ trong năm ngày, sử dụng AI tạo sinh tạo ra tất cả các cảnh và
âm thanh, từ Tử Thần sống động và các con ma bí ngô cho đến cặp vợ chồng
già nhân vật chính. Theo Kwon, anh không cần diễn viên, không cần quay
phim người thật đóng hay đồ họa vi tính. Với thành tích này, phim đã
thắng Giải thưởng lớn và Giải Khán giả tại Liên hoan phim AI Dubai hồi
tháng 2.
One More Pumpkin kể về câu chuyện một cặp vợ
chồng già điều hành trang trại bí ngô. Cặp đôi dùng cháo bí ngô dẫn dụ
các Thần Chết rồi giết chúng, nhưng cuối cùng, trang trại của họ bị ám
khi những linh hồn tà ác chiếm lấy những quả bí ngô mọc ở nơi chôn cất
các Thần Chết.
Bộ phim kỳ ảo khoa học viễn tưởng Hàn Quốc
Wonderland,
khởi chiếu ngày 5 tháng 6, cũng kết hợp công nghệ AI trong quá trình
sản xuất. Cốt truyện phim kể về một công ty cung cấp dịch vụ cuộc gọi
video với phiên bản AI của người thân đã qua đời. Một số lời thoại của
nhân vật AI Sung Joon, do nam diễn viên Gong Yoo thủ vai, được tạo ra
bằng giọng nói của diễn viên thông qua AI tạo sinh.
...cho đến cặp vợ chồng già nhân vật chính
|
“Công nghệ AI nhân bản giọng nói chỉ mới trở nên khả thi gần đây, một
tiến bộ không tưởng lúc chúng tôi quay bộ phim này cách đây bốn năm,”
Kim Tae Yong, đạo diễn của
Wonderland, cho biết.
“Chúng
tôi đã thử nghiệm công nghệ này sử dụng giọng nói của Gong Yoo và nó
giống đến mức chúng tôi đưa vào phim với sự đồng ý của diễn viên.”
AI tạo sinh cũng được sử dụng cho các cảnh có nam diễn viên Lee Eol, đã qua đời năm 2022 vì ung thư thực quản.
“Những
cảnh miêu tả thời trẻ của Lee Eol do AI tạo sinh tạo ra,” đạo diễn Kim
nói. “Trước đây, các diễn viên phải hóa trang hoặc sử dụng vai đúp để
thể hiện những phiên bản trẻ hơn, nhưng giờ đây công nghệ AI giúp đơn
giản hóa quá trình này. Công nghệ tạo hình ảnh chân thực này sẽ tiếp tục
được cải thiện.”
Một số lời thoại của nhân vật AI Sung Joon, do nam diễn viên Gong Yoo thủ vai trong phim Wonderland (ảnh), được tạo ra bằng giọng nói của diễn viên thông qua AI tạo sinh
|
AI tạo sinh đang tỏ ra là một công cụ có giá trị cho người sáng tạo,
giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất. Trong phim bộ truyền
hình đình đám
Queen of Tears của tvN, một cảnh trong tập hai
khi Hong Hae In, do Kim Ji Won thủ vai, nhìn thấy ảo ảnh mình đang đi bộ
qua khu rừng bạch dương đầy tuyết, được tạo ra bằng cách sử dụng AI tạo
sinh. Trông như được quay ở dãy Alps của Thụy Sĩ, thực ra cảnh này được
quay trên phim trường ảo của CJ ENM ở Paju, Kyunggi.
Mặc dù AI
tạo sinh mới bắt đầu thâm nhập vào ngành công nghiệp nội dung ở Hàn Quốc
nhưng nó đã làm dậy sóng trên toàn cầu. AI tạo sinh là chủ đề thảo luận
chính trong các cuộc đàm phán giữa các hãng phim Hollywood với Hiệp hội
diễn viên màn ảnh-Liên đoàn nghệ sĩ truyền hình và phát thanh Hoa Kỳ
(SAG-AFTRA).
Cảnh trong tập hai phim bộ truyền hình đình đám Queen of Tears
của tvN khi Hong Hae In, do Kim Ji Won thủ vai, nhìn thấy ảo ảnh mình
đang đi bộ qua khu rừng bạch dương đầy tuyết, được tạo ra bằng cách sử
dụng AI tạo sinh
|
Vấn đề chính là đảm bảo các thỏa thuận hợp pháp và bồi thường cho diễn
viên trong các tình huống AI được sử dụng để tái tạo giọng nói hoặc đặc
điểm riêng biệt của họ. Vấn đề này đã được giải quyết giữa các hãng phim
Hollywood và SAG-AFTRA sau cuộc đình công kéo dài bốn tháng năm ngoái.
AI cũng là chủ đề nóng tại Hội chợ phim Cannes được tổ chức trong khuôn
khổ Liên hoan phim quốc tế Cannes hồi tháng 5.
Trong một hội thảo
có tiêu đề “AI thế hệ tiếp theo hỗ trợ khả năng kể chuyện như thế nào”,
Microsoft đã thông báo chỉ cần tải lên kịch bản định dạng PDF thì AI
hiện có thể phân tích cấu trúc tóm tắt và đề xuất địa điểm quay cũng như
diễn viên phù hợp.
Các liên hoan phim trong nước ở Hàn Quốc cũng đang công nhận tiềm năng của AI.
Liên hoan phim AI-Metaverse đầu tiên của Hàn Quốc đã được tổ chức ở Bắc Gyungsang
|
Vào ngày 15 và 16 tháng 6, Liên hoan phim AI-Metaverse đầu tiên của Hàn
Quốc đã được tổ chức ở Bắc Gyungsang, còn Trung tâm Điện ảnh Busan đang
chuẩn bị khởi động Liên hoan phim AI quốc tế vào tháng 11.
Liên
hoan phim kỳ ảo quốc tế Bucheon lần thứ 28 (Bifan), khai mạc ngày 4
tháng 7, đã giới thiệu một hạng mục tranh giải mới dành cho phim AI và
tổ chức một hội nghị có sự góp mặt của những người sáng tạo video AI.
Hội thảo sản xuất phim AI của liên hoan đã thu hút sự chú ý đáng kể với
hơn 600 người đăng ký tranh 30 suất.
“Lý do Hollywood có thể
thống trị ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu là nhờ nguồn vốn lớn. Tuy
nhiên, trong kỷ nguyên của phim AI tạo sinh, trí tưởng tượng sẽ trở
thành yếu tố quan trọng nhất,” Shin Chul, giám đốc Liên hoan phim Bifan,
cho biết, đồng thời lưu ý rằng bộ phim AI
One More Pumpkin của đạo diễn Kwon đã cắt giảm được một lượng lớn chi phí sản xuất nhờ AI.
Liên hoan phim kỳ ảo quốc tế Bucheon lần thứ 28 (Bifan), khai mạc
ngày 4 tháng 7, đã giới thiệu một hạng mục tranh giải mới dành cho phim
AI và tổ chức một hội nghị có sự góp mặt của những người sáng tạo video
AI
|
Tuy nhiên, có những lo ngại và hạn chế đối với AI cũng như những tác
động về mặt đạo đức đối với việc sử dụng nó trong ngành công nghiệp điện
ảnh.
Trong số 15 phim AI tranh giải tại Bifan, tất cả đều là phim ngắn có thời lượng dưới 10 phút.
“Công
nghệ AI hiện tại gặp khó khăn trong việc duy trì nhất quán hình ảnh và
nhân vật trong thời gian dài,” Bifan tuyên bố. “Kết quả là, phim ngắn
đang được sử dụng để thử nghiệm các khả năng.”
Các video do AI
tạo ra cũng gây lo ngại về việc vi phạm các tác phẩm sáng tạo nguyên bản
cũng như quyền và tiếng nói của cá nhân. Vào tháng 5, ngôi sao
Hollywood Scarlett Johansson tuyên bố rằng OpenAI, nhà điều hành
ChatGPT, đã sử dụng giọng nói của cô từ bộ phim lãng mạn khoa học giả
tưởng
Her (2013) mà không có sự đồng ý của cô.
Bifan 2024 đã trao giải phim AI hay nhất cho Where Do Grandmas Go When They Get Lost? của Pháp (ảnh), do Léo Cannone đạo diễn
|
“Để giải quyết những lo ngại này, các phim chiếu trong liên hoan phải
trải qua một quy trình hành chính để xác định có tiềm ẩn tranh chấp nào
không,” một quan chức Bifan cho biết. “Khi công nghệ AI đang phát triển
với tốc độ không thể tưởng tượng được, chúng tôi phải giữ cảnh giác nguy
cơ vi phạm bản quyền hoặc quyền công bố tác phẩm.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily