Tin tức

Những điểm chết của phòng vé quốc tế và 9 điều bất ngờ khác từ báo cáo 2016 của MPAA

30/03/2017

Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (Motion Picture Association of America - MPAA) vừa mới công bố báo cáo thường niên Thống kê Thị trường Điện ảnh cho năm 2016, tiết lộ nhiều chi tiết về phòng vé, xu hướng xem phim và giá vé hằng năm.

Giá vé xem phim tăng 3% từ năm 2015 tới 2016, đưa mức giá lên 8,65 USD. Và trong khi phòng vé Bắc Mỹ tăng 2% so với năm trước và cán mức 11,4 tỉ USD, phòng vé toàn cầu tăng 1% và chạm mức 38,6 tỉ USD, phòng vé quốc tế chết phẳng.

Nhưng nói chung, 2016 vẫn là một năm thành công ở thị trường Bắc Mỹ nhờ vào những phim như Rogue OneFinding Dory – bất chấp những phân tích dự đoán ngược lại.

“Chúng tôi hài lòng với năm 2016 bởi mọi người nói nó xuống dốc nhưng không phải vậy,” Chủ tịch NATO John Fithian phát biểu trong một hội nghị trực tuyến liên quan tới bản báo cáo. “Tại sao lại vậy? Chúng tôi rất hài lòng rằng năm ngoái nói chung là thành công – có rất nhiều phim khác nhau được sản xuất thành công rực rỡ. Có chín phim thu về hơn 300 triệu USD, trong khi năm trước nữa chỉ có sáu. Nhưng không chỉ bom tấn cỡ lớn – có những công ty chế tác nhỏ hơn đang làm ra những bộ phim lớn hơn hấp dẫn khán giả thuộc nhiều nhóm đối tượng. Phim chiếu rạp tăng hơn 18% so với cách đây 10 năm."

Và năm 2016 còn chứng kiến nhiều phim Mỹ-Á và Mỹ-Phi ra rạp hơn so với những năm trước, trong khi con số người xem da trắng giảm.

Dưới đây là một số điểm nổi bật:

1. Điểm sáng phòng vé Bắc Mỹ/toàn cầu

Năm 2016, phòng vé toàn cầu đạt 38,6 tỉ USD, tăng 1% so với 2015. Phòng vé Bắc Mỹ đạt 11,4 tỉ USD, tăng 2% so với năm trước. Tổng cộng 1,32 tỉ vé đã được bán ở Bắc Mỹ, con số tương đương với 2015.

2. Tuy nhiên, phòng vé quốc tế phẳng lặng

Bất chấp sự tái tập trung của các hãng phim vào thị trường nước ngoài, phòng vé quốc tế vẫn phẳng lặng (trị phần trăm thay đổi được tính toán với giá trị đầy đủ trước khi làm tròn). Năm 2015, phòng vé quốc tế đạt 27,3 tỉ USD – năm ngoái, giảm còn 27,2 triệu USD. Tuy nhiên, phòng vé quốc tế vẫn chiếm 71% tổng doanh thu của năm 2016.

3. Nhật Bản, Ấn Độ là những thị trường tăng trưởng chính

Bất chấp phòng vé quốc tế trì trệ, bản báo cáo khẳng định rằng phòng vé khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 5% từ 2015 tới 2016, thu về 14,9 triệu USD năm ngoái. Nhật Bản và Ấn Độ là những thị trường tăng trưởng chính, với tỷ lệ lần lượt 27% và 28%.

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ tăng trưởng liên tục, phòng vé Trung Quốc thực tế giảm 1% tính theo USD so với 2015, mặc dù vẫn tăng nhẹ (4%) tính theo đồng nội địa.

Quang cảnh một rạp chiếu ở Nhật. Phòng vé của thị trường này tăng trưởng 27% năm 2016

4. Sự mất giá đồng nội địa là nguyên nhân của việc phòng vé Mỹ Latinh xuống dốc

Nói đến thị trường quốc tế, phòng vé Mỹ Latinh cũng bị suy giảm 18% tính theo USD so với 2015 ngoại trừ Brazil, tăng 5%. Bản báo cáo cho rằng nguyên nhân là do một số đồng tiền nội địa mất giá so với USD trong năm 2016 ở khu vực này, bao gồm Mexico (-15%), Argentina (-37%) và Venezuela (-31%).

5. Vé xem phim ở Mỹ tăng 3%

Vé xem phim trung bình ở Mỹ tăng 3% so với 2015, người xem phải trả khoảng 8,65 USD để xem phim năm ngoái.

Theo báo cáo này, xem phim tốn trung bình 8,43 USD năm 2015 và 8,17 USD năm 2014. Có nghĩa là trong hai năm qua, có sự tăng đều 3% về giá vé xem phim bình quân.

6. 246 triệu người đi xem phim ít nhất một lần năm 2016

Cũng theo bản báo cáo, 71% người Mỹ và Canada từ 2 tuổi trở lên tới rạp chiếu phim ít nhất một lần trong năm 2016. Có nghĩa 246 triệu người đi xem phim ít nhất một lần, tăng 2% so với năm trước đó.

Người xem phim mua bình quân 5,3 vé trong năm – ít hơn 0,3 vé so với 2015.

7. Người gốc Á là những người xem phim đông đảo nhất trong số các nhóm người thiểu số ở Mỹ

Năm 2016, người gốc Á đi xem phim nhiều nhất trong số các nhóm thiểu số, thay thế người gốc Tây Ban Nha khi xem nhiều hơn trung bình 1,5 phim năm đó. Nhóm châu Á/Khác được biết là nhóm cao nhất tính theo đầu người năm 2016 – trung bình, người gốc Á đi xem phim 6,1 lần.

So với đó, người gốc Tây Ban Nha đi xem phim trung bình 4,6 lần, còn người gốc Phi đi xem 4,2 lần và người da trắng 3,2 lần.

Năm 2015, người gốc Tây Ban Nhan chiếm đông nhất tính theo đầu người với trung bình 5,2 lần, theo sau là người gốc Á. Năm 2014, người gốc Á cũng là nhóm đông nhất, với trung bình 5,2 lần.

“Cũng đáng lưu ý rằng năm nay chúng tôi thấy sự gia tăng về khán giả gốc Á và gốc Phi,” Chủ tịch kiêm CEO Chris Dodd phát biểu trong cuộc họp trực tuyến sau khi bản báo cáo được đưa ra. “Con số một lần nữa tăng lên - năm nay, có thể do Hidden Figures, FencesMoolight. Tôi không biết thế có giải thích được con số người xem gốc Á không, nhưng có những sản phẩm ngoài kia mà khán giả có thể liên hệ… có những nỗ lực nhất định trong các hãng phim để đạt được sự có mặt và tham dự của các nhóm thiểu số và giới tính. Chúng tôi đang cố làm được tốt hơn và điều đó đáng được hoàn thành."

8. Nữ giới đi xem phim nhiều hơn

Bản báo báo cũng ghi nhận nữ giới chiếm 51-52% tổng số người xem ổn định từ 2012, và tỷ lệ này không thay đổi trong năm 2016.

9. Kỹ thuật số đang tiến bộ

Số phòng chiếu tăng 8% toàn cầu năm 2016 lên gần 165.000, chủ yếu do tăng trưởng hai chữ số ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Con số rạp chiếu kỹ thuật số và màn ảnh rộng cao cấp gia tăng hai chữ số toàn cầu, với lần lượt 17% và 11%. 95% rạp chiếu phim trên thế giới là kỹ thuật số.

Rạp chiếu 3D tiếp tục tăng trong năm 2016 nhanh hơn năm ngoái. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy phòng vé 3D năm 2016 giảm 8% so với 2015 với 1,6 tỉ USD, chiếm 14% tổng doanh thu.

"Rất nhiều phát kiến mới trong ngành điện ảnh," Fithian nói. "Giới trẻ yêu thích công nghệ mới, yêu thích màn hình cao cấp và ghế nằm, nên tiền bạc chúng tôi đầu tư vào rạp chiếu đang hấp dẫn người trẻ tuổi tới xem phim."

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: TheWrap