Tin tức

Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh phòng vé toàn cầu 2017 như thế nào

23/03/2017

Chúng ta trải qua năm 2017 được gần ba tháng, nhưng phòng vé đã chứng kiến rất nhiều phim lớn phát hành đạt thành tích cỡ bom tấn toàn cầu.

Điều nổi bật về những phim này là hành trình lên đầu bảng xếp hạng của chúng đều có một mẫu số chung rõ ràng ở gần như tất cả trường hợp – doanh thu ‘khủng’ ở Trung Quốc.

Dàn diễn viên phim xXx: The Return of Xander Cage tại sự kiện ra mắt phim ở Bắc Kinh ngày 9/2/2017

Cứ cho là vậy, đâu còn là tin giật gân chuyện Trung Quốc là thị trường khổng lồ nơi các bộ phim có thể thu hoạch mạnh để đẩy doanh thu tổng cộng cuối cùng lên, nhưng năm nay những doanh thu từ Trung Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và chiếm một tỷ trọng gây sốc trong tổng doanh thu phòng vé tính đến nay. Thực tế, không có Trung Quốc, hầu hết những phim có doanh thu cao nhất cao lắm cũng chỉ là những thành tích khiêm tốn.

Để nắm ý tưởng về điều chúng ta đang bàn ở đây, trước hết hãy xem qua tốp bảy phim có doanh thu cao nhất phát hành từ đầu năm 2017 đến nay, gồm doanh thu toàn cầu và doanh thu ở Trung Quốc: (đơn vị tính: triệu đôla)

Phim
Doanh thu toàn cầu
Doanh thu ở Trung Quốc
xXx: The Return of Xander Cage 332
154
Fifty Shades Darker
330
Your Name
327 gần 84
The Great Wall
303 170
Kung Fu Yoga
246 244
Journey to the West: The Demons Strike Back
245 237
Resident Evil: The Final Chapter
238 94

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu, giữa, đến sự kiện thảm đỏ quảng bá cho bộ phim The Great Wall tại một khách sạn ở Bắc Kinh ngày 6/12/2016

Trung Quốc đóng góp 983 triệu đôla vào doanh thu toàn cầu 2,02 tỉ đôla cho tốp bảy phim trên, và đó là cả một phim – Fifty Shades Darker – không chiếu ở Trung Quốc. Nếu chúng ta điều chỉnh, chỉ tính những phim có phát hành ở Trung Quốc, thì Trung Quốc đem lại 983 triệu vào 1,69 tỉ đôla toàn cầu cho sáu phim. Nên dù có Fifty Shades Darker trong phương trình, thì phòng vé Trung Quốc chiếm đến 48,6% doanh thu toàn cầu cho bảy phim đầu bảng, một thành tích đáng kinh ngạc theo bất cứ tính toán nào.

Còn một sự so sánh ngạc nhiên hơn nữa: doanh thu phòng vé nước Mỹ cho cùng những phim này cộng chung chỉ được 216 triệu đôla, chỉ bằng 22% con số tổng cộng 983 triệu của Trung Quốc. Nói cách khác, trong khi Trung Quốc chiếm 48,6% doanh thu phòng vé toàn cầu cho bảy phim, Bắc Mỹ chiếm chỉ 10,6%.

Nếu xem xét kỹ hơn bảng xếp hạng phòng vé và làm phép tính cho tất cả 15 phim đã phát hành, tức thêm 1,03 tỉ đôla vào tổng doanh thu toàn cầu (nâng tổng số doanh thu để phân tích lên 3,05 tỉ), trong đó 450 triệu đến từ Trung Quốc (đưa phần của Trung Quốc trong tổng doanh thu của 15 phim lên 1,43 tỉ đôla). Trong tám phim tăng thêm có bốn không phát hành ở Trung Quốc, thế nên cùng với Fifty Shades Darker thì một phần ba phim trong tốp 15 này còn chưa có đường tới thị trường Trung Quốc nữa. Để so sánh, chỉ một trong những phim đó là Your Name đến giờ chưa phát hành ở Mỹ (sẽ ra rạp ở Mỹ trong tháng 4).

Áp phích phim tiếng Trung của phim Kung Fu Yoga

Năm ngoái, người ta đã nói rất nhiều về những phim nào đó – có thể kể, Deadpool Suicide Squad – leo lên trên bảng xếp hạng phòng vé mà không có phát hành ở Trung Quốc, và tất nhiên vẫn có khả năng rất nhiều phim lọt vào bảng xếp hạng chỉ nhờ vào doanh thu ở Bắc Mỹ và/hoặc doanh thu quốc tế ngoài Trung Quốc. Thực tế, cũng chỉ mới gần hết quí đầu năm và thời gian sẽ cho chúng ta thấy rất nhiều phim ít dựa vào Trung Quốc để thành công.

Thế mới nói, điều chúng ta đang trải nghiệm là một hiện tượng mới mẻ khi ngay đầu năm nay có thể thấy những thành công phòng vé đình đám phần lớn nhờ vào dòng thu nhập từ Trung Quốc, và thậm chí những phim không dựa vào thị trường này để thành công cũng vẫn tìm kiếm cú hích lớn ở Trung Quốc để đảm bảo vị thế phim bom tấn quốc tế. Thế nên, trong khi Star Wars: The Last Jedi sẽ không sống chết nhờ thành tích ở Trung Quốc, thì The Fate of the Furious, chẳng hạn, sẽ đặt rất nhiều hy vọng vào sự nổi tiếng và thành tích ‘khủng’ của chuỗi phim ở thị trường này.

Journey to the West: The Demons Strike Back

Phim Trung Quốc cũng đang ngày càng trở nên được ưa chuộng với khán giả toàn cầu, và quốc gia này quyết tâm đưa ra nhiều phim lớn hơn, đa dạng hơn có chất lượng sản xuất tốt hơn và sức hấp dẫn quốc tế nhiều hơn. Họ sẽ thấy tưởng thưởng lớn khi phim của họ phát hành rộng rãi hơn khắp thế giới và tiếp tục leo lên trên bảng xếp hạng phòng vé, và đây thực ra lại là tin tốt cho Hollywood vì phim Hollywood – đặc biệt là những phim chuỗi có thương hiệu kinh phí lớn – đang giúp kích thích khẩu vị của khán giả ở Trung Quốc, thế nên Trung Quốc có lợi nhất khi cho phép phát hành nhiều hơn với thời gian dài hơn, bên cạnh việc xây thêm rạp chiếu mỗi năm. Khán giả lớn hơn, doanh thu phòng vé tiềm năng lớn hơn, rõ ràng là vậy, và vì các hãng phim chỉ được chia 30% doanh thu vé từ thị trường này, tăng lượng người xem và doanh thu là lộ trình không cần suy nghĩ để nâng giá trị đóng góp của thị trường Trung Quốc vào thành công chung. Điều này trở thành lợi thế của Trung Quốc, và cứ thế.

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là, ngày càng nhiều chương trình giải trí và cạnh tranh gia tăng để chiếm lấy sự chú ý từ khán giả toàn cầu có nghĩa chất lượng xuất phẩm cũng sẽ được hoàn thiện. Người viết biết nhiều người đọc đến tuyên bố này sẽ không đồng ý, khẳng định điệp khúc quen thuộc "họ làm phim không như trước" và than vãn những phim phần tiếp theo và những xuất phẩm xinê "không não" thời buổi này. Nhưng người viết lưu ý rằng năm ngoái đã chứng kiến 36 phim tiềm năng được đề cử Phim hay nhất, một dàn đa dạng những phim phát hành rạp chất lượng cao từ tất cả mọi thể loại, và thậm chí phim "giải trí bắp rang" mùa hè phần lớn được cải thiện hơn bao giờ hết, nội dung tuyệt vời và sâu sắc. Đúng, có những ngoại lệ, nhưng chỉ là ngoại lệ -- không phải quy luật. Và trong khi đó, nếu bạn muốn xem xét thì bất kỳ thập niên hay kỷ nguyên điện ảnh nào cũng có vô thiên lủng xuất phẩm chất lượng thấp cũng như những phim làm lại, chuyển thể, phần tiếp theo, và những phim giải trí bắp rang chào mời bằng sao. Khán giả ngày nay quả là có khẩu vị tinh tế hơn, vì không chỉ phim phim ra rạp mà còn có kỷ nguyên vàng của truyền hình.

Panô quảng cáo phim Resident Evil: The Final Chapter tại một rạp chiếu Trung Quốc

Đến cuối năm khi các số liệu đã được tính toán ta sẽ thấy Trung Quốc không chiếm áp đảo hoàn toàn doanh thu và phim phát hành. Nhưng kết cục đó mỗi năm sẽ một gần hơn, và xem chừng không tránh khỏi đến lúc không chỉ doanh thu phòng vé mà cả số lượng phim sinh sôi sẽ chứng minh Trung Quốc thống trị phòng vé toàn cầu hoàn toàn.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Forbes