Tin tức

Phim hành động năm nay cho thấy phong cách vui vẻ là tương lai của điện ảnh

23/04/2013

Phim Olympus Has Fallen (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhà Trắng thất thủ) của đạo diễn Antoine Fuqua đã công chiếu ở Mỹ vào ngày 22/3, bắt đầu mở ra một chương mới trong sự nghiệp 20 năm của anh.

Faqua đã tạo cho mình một phong cách làm phim đặc trưng với các tác phẩm hành động bạo dạn, từ nghệ thuật sân khấu màu-bùn của phim King Arthur, đến vở kịch đạo đức của cảnh sát biến chất trong Training Day – bộ phim thành công nhất của ông đến nay - nhưng Olympus cho thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên sang việc coi nhẹ tính trung thực-thành-hào hiệp. Một bộ phim về tinh thần yêu nước theo khuôn mẫu Die Hard đã nhạt nhòa, Olympus dường như ngay từ đầu chỉ là một sự kết hợp của tính kiên cường đô thị và chủ nghĩa bảo thủ khó chịu từ một đạo diễn chuyên về cả hai, nhưng phim nhanh chóng cho thấy ý định của nó nhẹ nhàng hơn thế.

Đạo diễn Antoine Fuqua trên trường quay Olympus Has Fallen

Nhận thức được sự lố bịch của chính bản thân, kịch bản của Creighton Rothenberger và Katrin Benedikt đã chế nhạo nhẹ về chính thể loại của mình, phóng đại sự ngớ ngẩn cực kỳ của quá trình kiện cáo mà không đổi chiều quá sâu thành trò châm biếm. Đây là cách tiếp cận tốt cho một bộ phim mà ngoài ra chỉ được xác định bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan độc hại và một khuôn khổ đạo đức đơn giản, cuối cùng dường như nhạo báng chính mục đích của mình thay vì đặt vấn đề cho bản thân. Đây là một bước đi nghề nghiệp thông minh cho Fuqua, người đã chứng minh rằng những gì anh làm đều có một khiếu hài hước rất riêng.

Điều mà Olympus Has Fallen không làm được là đi không đủ xa. Dù có nhiều lời thoại hài hước và những màn châm biếm nhẹ nhàng theo quy ước thể loại, bộ phim vẫn là một pháo đài của sự xoàng xĩnh bình thường, được thể hiện một cách đơn giản, không có gì nổi bật như thể nó có thể được quay và biên tập bằng bộ máy tính. Fuqua, bất chấp nhận thức thẩm mỹ của anh có "bạo dạn" đến thế nào, vẫn tiếp cận việc làm phim như thể nó là một công việc đơn giản là hoàn thành đúng thời gian và đúng ngân sách, và lời khen tặng hào phóng nhất dành cho ông là về hình ảnh một người thợ khéo léo hoàn hảo. Cách tiếp cận này làm ra những bộ phim phù hợp và – trong trường hợp này – thành công bất ngờ, nhưng nó cũng làm ra những bộ phim rất khó gây hào hứng đặc biệt về một phương diện nào đó.

Đây là một phần lý do bởi lẽ làm phim theo thực tế là rất cứng nhắc, hầu như là nghi thức chặt chẽ, công thức để thiết lập một dự án Hollywood và nhìn thấy nó thành hiện thực là một vấn đề theo nghĩa đen là vượt qua những yêu cầu kiến nghị. Và khi có rất nhiều tiền trên bàn trong mỗi trường hợp – ngân sách cho Olympus là 130 triệu đôla – không khó để hiểu rằng vì sao các hãng phim sẽ giảm thiểu các nguy cơ cho dù là nhỏ nhất. Và những gì chúng ta nhận được là một bộ phim hao hao giống như những bộ phim khác.

Cảnh hành động trong phim Olympus Has Fallen

Những gì chúng ta cần, nhiều hơn một tay nghề giỏi, là nghệ thuật chân chính, và nếu nghệ thuật là một đòi hỏi quá nhiều cho phim ảnh hành động, ít nhất là một tay nghề sáng tạo hơn. Với phim điện ảnh, một thất bại không thể đoán trước vẫn luôn tốt hơn một thành công đã được đoán trước, đó là lý do vì sao chúng ta cần những bộ phim mà mục đích chính là giải trí không có giới hạn, để thử mình trong hình thức và nội dung, và để cơ bản tiếp cận một thể loại mới mẻ. Những bộ phim hành động hay nhất trong vài năm trở lại đây không phải là những thứ liên quan đến sự kiên cường đô thị một màu hay một bầu không khí thiếu nghiêm túc của câu chuyện; chúng là những bộ phim có sức sống và sức lan tỏa, được giải phóng khỏi sự giả dối để trở nên thuần chất và đơn giản là vui vẻ.

Những nhà làm phim hành động hàng đầu có cách nhìn thể loại này theo cách khác nhau: với Paul W.S. Anderson, Three Musketeers / Ba người lính ngự lâm đã đóng dấu một mốc cao mới cho những cảnh phim phiêu lưu 3D, hướng tới một nhận thức về không gian hình ảnh, giữ lại cảm ứng về ánh sáng và vẻ duyên dáng cân đối dù đi qua rất nhiều trường đoạn hành động hỗn loạn; với James Mather và Stephen St. Leger, phim bị đánh giá thấp Lockout (hay Space Jail) đã biến đổi nam diễn viên Guy Pearce thành một kiểu thám tử Philip Marlowe viễn tưởng (với rất nhiều những tình huống hài hước), à bộ phim đã áp dụng tính vật lý hoạt hình toàn diện, sử dụng công nghệ đồ họa vi tính không để tăng thêm tính thực tế tự nhiên mà để kéo dài và mở rộng nó. Và với Neveldine/Taylor, bộ đôi đạo diễn của Crank Gamer và là hai trong số những nhà làm phim hành động sáng tạo nhất, làm phim có nghĩa là từ chối những tục lệ thường gặp và chỉ tập trung vào làm phim theo cách mình muốn.

Cảnh đấu kiếm đẹp mắt trong Three Musketeers 2011

Phong cách của Neveldine/Taylor có một nét thông tục và thô bỉ có thể khiến phim của họ trở nên khó chịu, nhưng về mặt sản xuất phim, cả hai có nhiều điểm chung với phong cách ngẫu hứng trường quay của đạo diễn người Pháp Jean-Luc Godard hơn bất kỳ đồng nghiệp đương thời nào. Quay bằng máy quay nhẹ và rẻ tiền cho phép họ phủ đầy các cảnh hành động với sự chân thực (và nguy hiểm), và họ cũng nổi tiếng với việc tự bắt tay vào quay phim. Họ từng chạy theo diễn viên trên giày pa-tanh thay vì dùng bàn trượt cho máy quay, tự treo mình trên không để quay những cảnh mạo hiểm, buộc máy quay vào xe máy và xe ô tô và nói chung là ném nó lung tung khắp nơi, một điều khó có thể làm được với những bộ thiết bị truyền thống đắt tiền hơn.

Kết quả, trong Crank và phần tiếp theo, Crank: High Voltage, diễn biến phim có một nhịp độ sôi động đáng kinh ngạc, hình ảnh chuyển động điên cuồng và nghẹt thở; trong một cảnh nhất định, rất nhiều lần nhân vật phản anh hùng Chev Chelios (Jason Statam đóng) phải chạy khỏi cái chết, máy quay phải theo dấu từng bước chân của anh ngay trên mặt đất, có cảnh chỉ cách gương mặt đẫm mồ hôi kia vài phân, liên tục xoay quanh diễn viên tới khi bị chặn lại bởi một dòng chữ hay phong cảnh kỳ lạ nào đó. Phong cách rồi sẽ bị mài mòn, nhưng nó có nét độc đáo của riêng mình.

Crank có những yếu tố như khi có nhân vật nói tiếng nước ngoài, phụ đề chỉ phiên âm một cách vô ích, một chuỗi giấc mơ hồi tưởng biến thành một buổi phỏng vấn trên truyền hình đang được nhân vật tưởng tượng ra, và hai nhân vật biến thành một phiên bản quái vật Kaiju khổng lồ để có một cuộc chiến theo kiểu Godzilla một cách khó hiểu – tất cả cứ xảy ra mà không cần đến lời giải thích nào và không không chút gì trong số đó có thể dự đoán được hay gây nhàm chán. (Crank 2, đặc biệt, thật sự là một tác phẩm tiên phong).

Một cảnh quay hành động trong phim Crank

Điều đáng ngạc nhiên là cách Neveldine/Taylor có thể đạt được một thứ quyền lực cực đoan đến thế dưới sự bảo trợ của một hãng phim Hollywood, nhưng lý do để họ có được một sự tự do sáng tạo như thế là vì, với tên tuổi của mình, những bộ phim của họ được làm rất nhanh chóng và với ngân sách ít hơn, có nghĩa đó là một sự đầu tư nhỏ cho một sự đáp trả ấn tượng. Điều đó chứng minh rằng sự đổi mới dường như không thể thực hiện được với dòng phim chính thống, nhưng thật ra rất phát đạt ở đó. Bộ phim bom tấn của tuần này – G.I. Joe: Retaliation / G.I. Joe: Báo thù của Jon Chu – có một chuỗi 9 phút không lời thoại trong đó những dòng tộc đối địch với các ninja đu người quanh một đỉnh núi Himalaya, trong khi chơi một trò trốn chạy nguy hiểm với cái túi đựng xác người, và đó là đủ lý do để ta đặt hy vọng vào tương lai.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi