Tin tức

Phim kinh phí thấp tiến lên màn ảnh rộng khi nhiều bom tấn Trung Quốc thất bại

19/03/2019

Việc Four Springs được phát hành rạp đại trà vào đầu năm nay là một chiến thắng lớn cho các tay chơi nhỏ trong ngành điện ảnh Trung Quốc.

Được làm với kinh phí hạn hẹp, bộ phim dài đầu tay của đạo diễn Lục Khánh Ngật, 45 tuổi, là một phim tài liệu 105 phút về cuộc sống gia đình của anh trong một ngôi làng ít người biết ở tỉnh Quý Châu miền nam Trung Quốc. Trước khi chuyển sang làm phim năm 2015, đạo diễn Lục Khánh Ngật làm nhiều công việc như làm thợ mỏ, chơi bóng đá, ca sĩ quán bar, thợ sơn, thiết kế trang web và biên tập xuất bản.

Four Springs ghi lại cuộc đời của gia đình đạo diễn Lưu Khánh Ngật ở Trung Quốc. Tác phẩm là một ví dụ cho phim kinh phí thấp đến được màn ảnh rộng ở Trung Quốc

Đạo diễn dành hai năm để biên tập các đoạn phim. “Tôi dành hàng chục nghìn nhân dân tệ để mua một cái giá ba chân, máy tính, sách phim và một máy quay để làm bộ phim này,” anh nói.

Chỉ 30% trên tổng số 600 phim làm ở Trung Quốc mỗi năm có cơ hội ra rạp vì số suất chiếu có hạn.

Việc bộ phim kinh phí thấp của Lục Khánh Ngật có thể lên màn ảnh rộng không chỉ cho thấy tài năng của anh, mà còn phản ánh tình yêu mới nở của Trung Quốc cho các sản phẩm chất lượng kinh phí nhỏ. (Four Springs được đề cử Biên tập xuất sắc nhất và Phim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim Kim Mã Đài Loan lần thứ 55 và thắng giải Phim tài liệu dài hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế FIRST lần thứ 12 tại Thanh Hải, Trung Quốc.)

Poster cho Four Springs cho thấy các ngôi sao Trung Quốc Triệu Vy, Châu Đông Vũ và Hoàng Bột. Một số công ty phim bao gồm Tencent Pictures và doanh nghiệp nhà nước phát hành phim Hoa Hạ sản xuất hoặc đồng sản xuất bộ phim.

Cảnh phim A Cool Fish, một phim ăn khách ngạc nhiên gần đây, mang về gần 800 triệu nhân dân tệ phòng vé

Đạo diễn Lục Khánh Ngật nói anh biết ơn những người trong ngành ủng hộ anh đã yêu thích tác phẩm yêu lao động của anh. “Trước đây, tôi không biết ai trong ngành. Nhiều công ty phim [giúp việc phát hành khả thi]. Mọi công việc quảng bá họ làm miễn phí. Họ muốn giúp vì họ thấy xúc động với bộ phim,” anh nói.

Một danh sách dài các phim kinh phí thấp đã tỏa sáng ở phòng vé Trung Quốc gần đây. Sản xuất với chỉ 30 triệu nhân dân tệ (4,4 triệu USD), A Cool Fish là một phim ăn khách ngạc nhiên gần đây, mang về gần 800 triệu nhân dân tệ phòng vé. Bộ phim chính kịch-hài thuật lại một chuỗi các sự kiện tưởng không liên quan diễn ra sau vụ cướp một cửa hàng điện thoại.

Với câu chuyện cảm động về một người phụ nữ liệt tứ chi muốn chết, sự hòa giải giữa một người cha liều lĩnh và cô con gái xa cách, và tình anh em gắn bó giữa hai tên trộm vụng về, bộ phim đạt điểm 8.1/10 trên trang web đánh giá phim Douban của Trung Quốc.

Những người mới như Chương Vũ, vào vai một trong hai tên trộm vụng về trong A Cool Fish, và Nhậm Tố Tịch (ảnh trên, phải), vào vai người phụ nữ liệt tứ chi, “đang lấy được nhiều sự chú ý hơn.”

A Cool Fish là bộ phim dài thứ hai của đạo diễn Nhiêu Hiểu Chí, 38 tuổi, cũng từ Quý Châu, từng có bộ phim đầu tiên The Insanity (2016) mang về 15 triệu nhân dân tệ ở phòng vé Trung Quốc. Hồi tháng 11 năm ngoái, Nhiêu Hiểu Chí nói với ThePaper.cn đã đến lúc ngành điện ảnh Trung Quốc cho các diễn viên giỏi tỏa sáng.

“Một số các ngôi sao ăn khách đã không thể [kiếm tiền ở phòng vé],” Nhiêu Hiểu Chí nói, nói thêm là những người mới như Chương Vũ, vào vai một trong hai tên trộm vụng về trong A Cool Fish, và Nhậm Tố Tịch, vào vai người phụ nữ liệt tứ chi, “đang lấy được nhiều sự chú ý hơn.”

“Công chúng không còn xem các diễn viên như trước nữa. Khán giả [không còn] quan tâm diễn viên trên màn ảnh có phải ngôi sao hay không,” đạo diễn Nhiêu nói.

Một phim kinh phí nhỏ khác nhận được nhiều lời khen ngợi từ năm 2018 là Dying to Survive. Được phát hành vào tháng 7, bộ phim đưa ra chân dung nghiệt ngã về ngành công nghiệp dược phẩm và y tế tham lam ở Trung Quốc, khiến các bệnh nhân nan y đi tới đường tuyệt vọng.

Dying to Survive, một tác phẩm ăn khách bất ngờ, đưa ra chân dung nghiệt ngã về ngành công nghiệp dược phẩm và y tế tham lam ở Trung Quốc. Ảnh trên: khán giả Trung Quốc ngắm poster phim Dying To Survive tại một rạp chiếu ở Thượng Hải ngày 7/7/2018

Bộ phim ăn khách đáng ngạc nhiên này là tác phẩm đạo diễn đầu tay của Văn Mục Dã, 34 tuổi. Sản xuất với kinh phí 70 triệu nhân dân tệ, bộ phim thu về 3,1 tỉ nhân dân tệ ở phòng vé Trung Quốc.

Trong khi khán giả Trung Quốc đổ xô đi xem xuất phẩm kinh phí thấp của các đạo diễn trẻ mới nổi, thì ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy phim bom tấn có đạo diễn và ngôi sao hạng A đang mất dần quyền lực với khán giả Trung Quốc.

Shadow được trông đợi nhiều của Trương Nghệ Mưu, ra rạp hồi tháng 9/2018, thất bại trong việc cứu vớt danh tiếng của đạo diễn danh giá này sau khi The Great Wall của ông – phim sử thi giả tưởng ra rạp cuối 2016 với Matt Damon đóng chính – lỗ 500 triệu nhân dân tệ trong doanh thu toàn cầu.

Với kinh phí sản xuất gần 300 triệu nhân dân tệ, Shadow thu về chỉ 600 triệu nhân dân tệ ở phòng vé Trung Quốc, vẫn đặt các nhà đầu tư vào thế lỗ sau khi trừ đi phí nhà rạp và phát hành.

Shadow được trông đợi nhiều của Trương Nghệ Mưu thất bại trong việc cứu vớt danh tiếng của đạo diễn danh giá này

The Morning After, có bậc thầy điện ảnh Cát Ưu và diễn viên Hồng Kông Thái Trác Nghiên đóng chính và ra rạp cuối tháng 12, chỉ thu về gần 50 triệu nhân dân tệ tại phòng vé Trung Quốc. Thuật lại chuyện một người đánh cá, do Cát Ưu thủ vai, và hai người bạn làm việc trong một thủy cung vô tình làm lạc ngôi sao cá heo của nơi này, bộ phim bị các nhà phê bình chê bai vì cốt truyện vô lý và các trò đùa nhạt nhẽo.

Với các đạo diễn nổi tiếng, hiệu ứng hoành tráng và ngôi sao hạng A không còn là tấm vé chắc ăn tới mỏ vàng phòng vé nữa, xu hướng ngành điện ảnh Trung Quốc hướng tới các đạo diễn tài năng tham vọng và kịch bản chất lượng chắc chắn sẽ tiếp tục trong 2019. Xu hướng này cũng được giúp đỡ nhờ đợt đả phá mức lương nổ đom đóm mắt của các sao hạng A do chính phủ thực hiện.

Năm ngoái chính phủ Trung Quốc đã công bố rằng thù lao diễn viên phải được giới hạn ở mức 40% chi phí sản xuất. Việc này theo sau xôn xao dư luận do vụ bê bối thuế liên quan đến người nổi tiếng nhất Trung Quốc, Phạm Băng Băng, và phát hiện việc trốn thuế thường xuyên trong ngành điện ảnh Trung Quốc.

Trong khi các bê bối gần đây làm ô uế danh tiếng của ngành điện ảnh Trung Quốc, những người lâu năm trong ngành và các nhà phân tích nói phản ứng dữ dội có thể đóng vai trò là chất xúc tác để khắc phục những sai lầm lâu dài như trả lương thấp cho các biên kịch và nhà sản xuất.

The Morning After, có bậc thầy điện ảnh Cát Ưu (phải) và diễn viên Hồng Kông Thái Trác Nghiên đóng chính, bị các nhà phê bình chê bai vì cốt truyện vô lý và các trò đùa nhạt nhẽo

Lục Khánh Ngật, đạo diễn Four Springs, cho biết khán giả Trung Quốc ngày càng trưởng thành và trở nên sáng suốt hơn trong thị hiếu phim của họ, điều này sẽ buộc các nhà làm phim tập trung vào sản xuất những bộ phim chất lượng.

“Cả phim xã hội gai góc phản ánh đời thường lẫn phim giải trí đều cần thiết vì khán giả cũng cần loại sau để thư giãn. [Tuy nhiên], xem càng nhiều phim, khán giả sẽ càng trưởng thành hơn trong lựa chọn phim. Họ có thể phân biệt phim chất lượng [với phim tệ]… Họ muốn xem những bộ phim có thể khiến họ phải suy nghĩ,” anh nói.

“Trước đây, nhiều bộ phim được làm ra để mọi người mơ ước, cho họ khao khát [tới những điều họ không thể có được]. Tuy nhiên, cuộc sống của phần lớn công chúng là rất bình thường. Phim chất lượng phản ánh [vấn đề] xã hội và [đời sống] thực có thể đánh đúng tâm lý với khán giả.”

Phấn chấn vì những phản ứng rực rỡ của các nhà phê bình dành cho Four Springs, Lục Khánh Ngật nói anh đang viết kịch bản cho bộ phim tiếp theo.

Đạo diễn Lục Khánh Ngật của phim Four Springs (thứ hai từ phải qua) tại một buổi chiếu quảng bá phim

“Cũng sẽ liên quan tới trải nghiệm của tôi. Dù sẽ không hoàn toàn về [quan hệ] gia đình [như trong Four Springs], phim kế tiếp cũng sẽ chạm vào điều tôi, và những người khác, đã trải qua ở Quý Châu vào những năm 1980.”

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post