Tin tức

Phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc tiến ra toàn cầu

12/06/2018

Trong chương trình truyền hình thực tế của NBC về cá ra khỏi nước, Better Late Than Never, bốn mùa ghi hình với những người nổi tiếng phương Tây ― William Shatner, Henry Winkler, George Foreman và Terry Bradshaw ― khám phá châu Á và châu Âu, gặp gỡ dân bản địa và thực hiện những thứ trong danh sách mong muốn.

Từ tập đầu tiên ở Tokyo phát sóng tháng 8 năm 2016 và thu hút 7,35 triệu lượt xem ở Mỹ, chương trình cho ra ba tập nữa quay ở Hồng Kông, Seoul và Thái Lan. Lấy đà thành công mùa đầu, NBC phát sóng mùa 2 gồm bảy tập quay ở các thành phố châu Âu.

Better Late Than Never là chuyển thể từ chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng của tvN Grandpas over Flowers. Đây là chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc đầu tiên được một nhà đài Mỹ nội địa hóa.

Việc phát sóng chương trình truyền hình thực tế này bắt đầu hai năm sau khi CJ E&M ký hợp đồng cho phép NBC mua bản quyền chương trình Grandpas Over Flowers. Giống như phiên bản Mỹ, bốn diễn viên tóc muối tiêu Hàn Quốc khám phá những nền văn hóa xa lại với sự giúp đỡ của một hướng dẫn viên.

Grandpas Over Flowers đã được địa phương hóa ở Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.

Việc làm lại phim truyền hình Hàn Quốc đã tăng thời gian gần đây. Năm ngoái, phim truyền hình Hàn Quốc thu về 54,93 triệu USD từ bán bản quyền truyền hình cho các nhà đài nước ngoài, chủ yếu ở châu Á. Tăng 40% so với năm trước đó.

Năm 2015, Thái Lan mua bản quyền làm lại một chương trình Hàn Quốc. Năm 2017, con số lên đến 9 chương trình.

Grandpas Over Flowers nguyên bản Hàn của tvN

Bản quyền chương trình thực tế của KBS The Return of Superman được bán cho các nhà đài Thái Lan và Mỹ. Chương trình thành công của MBC King of Mask Singer, đã được địa phương hóa ở Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia. Các ca sĩ đeo mặt nạ che giấu thân phận để đối kháng nhau trong ba vòng loại.

Lee Myoung Chun, giáo sư về quảng cáo và truyền thông tại Đại học Chung Ang, nhận xét các chương trình Hàn Quốc “gây nghiện” và giải trí.

“Có sự khác biệt lớn giữa các chương trình Hàn Quốc và Mỹ về phong cách. Như bạn có thể thấy, các tập phim của truyền hình Mỹ thường phân mảnh. Ý tôi là mỗi tập riêng biệt và kể một câu chuyện mới không liên quan tới tập trước,” ông nói. “Không giống phim truyền hình Mỹ, tất cả các tập phim truyền hình Hàn Quốc đều liên quan và liền mạch. Thế nên phim Hàn Quốc nói về các chủ đề một cách nhất quán và mỗi tập là một phần của cả một bộ phim, khiến người xem phim cứ phải bật tivi để hồi hộp theo dõi tập tiếp theo.

Lee Myoung Chun nói thể loại và các tập phim Hàn Quốc đã đa dạng hơn trong mười năm gần đây và đã trở nên sáng tạo và cạnh tranh.

Áp phích chương trình thực tế The Return of Superman của KBS Hàn Quốc

“Có hai loại phim, phụ thuộc vào cách chúng được sản xuất. Nhiều phim hay chương trình thực tế được nhà đài làm và một số do các công ty sản xuất truyền hình độc lập bên ngoài thực hiện,” ông nói. “Cạnh tranh nóng lên giữa hai loại này thu hút thêm nhiều người xem dẫn tới các phim truyền hình sâu sắc và sáng tạo.”

Ý thức chương trình truyền hình là một đối tượng thuộc về tài sản trí tuệ ngày càng tăng cũng giữ vai trò đằng sau việc tăng cường xuất khẩu bản quyền truyền hình.

Nói đến xuất khẩu chương trình truyền hình thì các đài truyền hình cáp, như tvN và JTBC, vượt xa các đài truyền hình quốc gia. CJ E&M sở hữu hàng tá đài cáp trong đó có tvN, xuất khẩu hai chương trình năm 2015 và năm ngoái số thương vụ bản quyền truyền hình họ ký với những nhà nhập khẩu nước ngoài lên đến 12.

Khi được hỏi tại sao đối với những người mua nước ngoài các chương trình đài cáp hấp dẫn hơn những nhà đài lớn, một nguồn tin trong ngành cho biết các đài cáp vật vã sống sót trong cạnh tranh nội dung nhưng quá trình ra quyết định của họ lại ít quan liêu hơn các nhà đài lớn.

Ảnh trên: Cảnh trong phim My Sassy Girl bản Hàn Quốc được làm lại ở Việt Nam với tựa Yêu em bất chấp (ảnh dưới)

“Kinh phí cho truyền hình của chúng tôi khá chặt, so sánh với các nhà đài lớn,” ông chia sẻ và xin phép giấu tên. “Có cảm giác tuyệt vọng bởi chúng tôi, các đài cáp, đến muôn hơn trong ngành nội dung, nên sẽ khó thắng được những nhà đài lớn. Trước khi cho ra các chương trình mới, chúng tôi có những buổi họp động não với tất cả những ai liên quan tới các chương trình truyền hình được mời tham gia và tự do phát biểu ý tưởng. Nhiều ý tưởng và đề xuất mới lạ được giới thiệu và chúng tôi chọn ra cái hay nhất có thể thu hút người xem.”

Jung Bup Mo, giáo sư tại Đại học Quốc gia Pukyong ở Busan, cho rằng phim truyền hình Hàn Quốc đặc biệt nổi tiếng ở Đông Nam Á có lẽ bởi sự tương đồng văn hóa giữa Hàn Quốc và các nước trong khu vực này.

“Ví dụ như Philippines, người ta thường xem phim dạng tiểu thuyết Mexico trước khi phim Hàn Quốc chiếu trên các đài địa phương. Phim Hàn Quốc hấp dẫn người xem ở đó. Tôi được nghe nói rằng phim Hàn Quốc rất hợp gu người Philippines bởi chúng cùng chia sẻ văn hóa châu Á,” ông nói. “Phim Hàn được lồng tiếng địa phương. Có lúc một bộ phim Hàn Quốc không được chuyển ngữ phát sóng ở Philippines và tôi được nhờ giải thích. Tôi nghe một vài người xem địa phương nói rằng họ có thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra mà không cần tôi chuyển ngữ.”

Jung Bup Mo ở Philippines 10 năm để làm nghiên cứu sinh và làm luận án về tình trạng nghèo nơi đô thị ở khu vực Metro Manila.

Ảnh trên: Cảnh trong phim Speed Scandal nguyên bản hàn năm 2008; ảnh dưới: Cảnh trong phim Ông ngoại tuổi 30 bản làm lại của Việt Nam năm 2018

Việc làm lại phim cũng tăng nhiều gần đây. Ở một số nước Đông Nam Á, những bản làm lại phim Hàn đang thành công lớn.

Ba phim Hàn Quốc – Sunny (2011), Speed Scandal (2008) và My Sassy Girl (2001) – được làm lại ở Việt Nam và được chiếu trên màn ảnh rộng ở đây.

Sunny được làm lại là Tháng năm rực rỡSpeed ScandalÔng ngoại tuổi 30. Ông ngoại tuổi 30 là một thành công phòng vé lớn từ khi mở màn hôm 31/3.

Gần đây nhiều bản làm lại phim Hàn nổi lên ở Đông Nam Á.

Theo Viện Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), Hàn Quốc thu về 1,49 triệu USD năm ngoái khi các hãng phim của hai nước này đồng ý với các phiên bản làm lại phim Hàn, tăng 50,3% so với năm trước đó.

Với dân số khoảng 100 triệu, Việt Nam là một trong những thị trường điện ảnh phát triển nhanh nhất trên thế giới. Khoảng 41 triệu người Việt Nam xem phim ở rạp trong năm 2017.

Sunny (2011, ảnh trái) được làm lại ở Việt Nam mang tên Những tháng năm rực rỡ (phải)

Theo KOFIC, Ấn Độ là một thị trường mới nổi khác cho điện ảnh Hàn Quốc. Hàn Quốc thu về 97 triệu USD từ việc bán tài sản trí tuệ cho các nhà làm phim Ấn, gấp ba con số năm trước đó.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times