Tin tức

Sacrifice đưa lòng yêu nước của những phim Trung Quốc trường phái cũ trở lại cực chất

02/11/2020

Sacrifice, phim bom tấn mới nhất của Trung Quốc với chủ đề Chiến tranh Triều Tiên, đã ra rạp vào ngày 23 tháng 10, chỉ 78 ngày sau khi chính thức khởi quay 6 tháng 8, dành cho những người thích ghi nhận con số. Không cần phải nói, bộ phim còn hơn cả xứng với câu khẩu ngữ của chính nó: “Không để phí một giây nào.”

Áp phích phim Sacrifice tại một bến xe buýt ở Trung Quốc

Có một phương pháp dẫn đến sự điên rồ ở đây. Ngành công nghiệp điện ảnh của Trung Quốc đã đóng cửa trong toàn bộ nửa đầu năm do quốc gia này nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát COVID-19. Với lễ kỷ niệm 70 năm Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên — được tuyên truyền ở Đại lục là “Cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Mỹ và chi viện cho Triều Tiên” — vào ngày 25 tháng 10, và quan hệ Trung-Mỹ được cho là đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập kỷ, toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia đã được huy động hiệu quả để kịp thời sản xuất một bộ phim tưởng nhớ.

Được các nhà làm phim Quản Hổ, Quách Phàm và Lộ Dương đạo diễn và có dàn diễn viên gồm những ngôi sao như Rambo Ngô Kinh và Trương Dịch được giới làm phim nghệ thuật yêu thích, tốc độ sản xuất Sacrifice đã khiến nó được so sánh với bệnh viện Hỏa Thần Sơn, bệnh viện dã chiến COVID-19 được xây dựng trong vài ngày hồi tháng 2 này. Và không phải không có lý do chính đáng: Một êkíp gồm 2.600 nghệ nhân đã làm việc suốt ngày đêm để hoàn thành các hiệu ứng đặc biệt kịp thời hạn, đủ để thời gian phát hành phim được đẩy lên sớm hai ngày.

Bộ phim được thực hiện với mục tiêu chính trị rất cụ thể: Chuẩn bị tinh thần cho khán giả về lòng yêu nước

Kết quả rất ngoạn mục, với những người lính nổ tung trong mưa máu và máy bay bùng cháy trên bầu trời. Nhưng Sacrifice không chỉ là một kỳ công kỹ xảo điện ảnh. Xét hoàn cảnh và thời điểm phát hành, không thể phủ nhận bộ phim được thực hiện với mục tiêu chính trị rất cụ thể: Chuẩn bị tinh thần cho khán giả về lòng yêu nước “Bảo vệ quê hương và bảo vệ Tổ quốc”, theo một khẩu hiệu mới được phục hồi gần đây. Và để làm được điều đó, bộ phim phải thu hút người xem ở mức độ cảm xúc chứ không chỉ là nội dung, nghĩa là nó cần phải kể một câu chuyện hay.

Thay vì cố gắng tự tạo ra một cốt truyện có ảnh hưởng, các nhà sản xuất Sacrifice đã đi tắt, dựa nhiều vào những phim sản xuất trong nước về Chiến tranh Triều Tiên từ những năm 1950 và 1960. Cuộc chiến trung tâm, để bảo vệ một cây cầu đủ dài cho quân cứu viện băng qua, tương đồng với bộ phim Raid năm 1960, mặc dù hai phe đã đảo ngược. Trong khi đó, miêu tả về những người lính, dựa nhiều vào câu chuyện năm 1956 về những bình đoàn khắc kỷ bị vây hãm trong Shangganling. Và sự hy sinh như trên tựa phim, khi một xạ thủ phòng không tiết lộ vị trí của mình để thu hút sự chú ý của kẻ thù, dường như được lấy ngay từ Heroic Sons and Daughters năm 1964.

Cảnh trong phim Raid (trái) năm 1960 và Shangganling năm 1956

Mục tiêu của Sacrifice cũng vậy, khơi gợi nỗi hoài niệm để gợi ra phản ứng cảm xúc mong muốn. Cả hai ca khúc quan trọng nhất của bộ phim đều không phải là sáng tác mới. Tác phẩm đầu tiên, thể hiện những người lính Trung Quốc cứu nguy bằng cách tạo một cây cầu bằng người băng qua vùng nước nguy hiểm, là ca khúc My Motherland. Nổi tiếng được sử dụng trong Shangganling, ca khúc này được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc Đại lục và được mệnh danh là “Quốc ca thứ hai của Trung Quốc”. Không lâu sau, Sacrifice khép lại với ca khúc chủ đề của Heroic Sons and Daughters.

Thành công tốt đẹp và với hơn 350 triệu nhân dân tệ (53 triệu đôla) tiền vé bán ra vào cuối tuần đầu tiên ra rạp, bộ phim rõ ràng đã gây được cảm tình với khán giả. Nhưng điều đáng chú ý là Sacrifice có thể rút được từ giếng sâu này chính vì những hy sinh đã được thực hiện bởi những người đi trước. Thế hệ phim Chiến tranh Triều Tiên đầu tiên của Trung Quốc không phải là công việc bình thường. Chúng được xây dựng trên nền tảng của một thế hệ các nhà làm phim, người kể chuyện và nghệ sĩ, nhiều người trong số họ đã liều mạng sống để thấy chúng được làm ra. Sacrifice đã hoàn thành mốc thời gian ba tháng, nhưng so với những gì đã có trong những phim trước đó, quá trình sản xuất của nó có vẻ thoải mái hơn.

Sacrifice không chỉ là một kỳ công kỹ xảo điện ảnh

Khi Quân tình nguyện Nhân dân Trung Quốc vượt sông Áp Lục vào Triều Tiên năm 1950, họ đã đi cùng với hàng chục cán bộ văn công. Một số người trong số họ được gửi đến chỉ để giữ nhuệ khí bằng cách dàn dựng các buổi biểu diễn, nhưng những người khác ở đó để tận mắt ghi lại cuộc chiến. Khẩu hiệu của họ rất đơn giản: “Ra tiền tuyến! Tới chiến hào! Để sống trong sức nóng của trận chiến, chúng tôi đi!”

Nhiệm vụ của họ có thể bắt nguồn từ năm 1942 và bài phát biểu nổi tiếng của Mao Trạch Đông tại Diễn đàn Văn học và Nghệ thuật Diên An: “Các nhà văn và nghệ sĩ cách mạng Trung Quốc, các nhà văn và nghệ sĩ triển vọng, phải đi vào quần chúng, họ phải có một thời gian dài không mệt mỏi, hết lòng đi vào trong quần chúng công nhân, nông dân, bộ đội, đi vào nhiệt huyết của cuộc đấu tranh.” Mao tin rằng để tác phẩm của một tác giả hoặc nghệ sĩ tạo được tiếng vang, trước tiên họ phải nói được ngôn ngữ của khán giả, biết chi tiết về cuộc đời của khán giả và những lời của ông đã ấn định chương trình nghị sự của nghệ thuật Trung Quốc trong vài thập niên tiếp theo.

Một trong những ảnh hưởng từ chính sách của Mao là việc tổ chức một trung đội 17 người gồm các nghệ sĩ và nhà văn vào năm 1952, được cử đến Triều Tiên dưới sự chỉ đạo của tiểu thuyết gia nổi tiếng Ba Kim. Sau bảy tháng lưu diễn ở tiền tuyến, Ba Kim trở về Thượng Hải, sản xuất Heroic Tales. Không hài lòng với công việc của mình, Ba Kim quay trở lại Triều Tiên vào năm sau cho chuyến lưu diễn hai tháng nữa.

Những người lính trong Sacrifice không dành cả bộ phim để sợ chết hay chán sống. Theo một cách nào đó, họ là sự quay lại với tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm của những phim thập niên 50

Đó là khi ông nghe câu chuyện của Zhao Xianyou. Zhao là một người lính Trung Quốc, nhận thấy quân Mỹ đang tiến vào vị trí của mình, đã điện thoại cho cấp trên và yêu cầu họ nổ súng vào vị trí của anh, hy sinh mạng sống để ngăn chặn cuộc tấn công.

Ba Kim đã dành nhiều năm để hư cấu câu chuyện của Zhao. Vào thời điểm phim xuất hiện năm 1961, Zhao Xianyou đã trở thành Wang Cheng, và anh có một người em gái phải vượt qua những khó khăn trong gia đình. Nhưng câu chuyện trung tâm, có thật về sự hy sinh thân mình của Zhao khi đó đã có sức ảnh hưởng lớn cho đến tận bây giờ. Dù cố ý hay không, khi vay mượn nghệ thuật được sản xuất ở đỉnh cao của thời đại xã hội chủ nghĩa, thành công của Sacrifice dường như chứng tỏ Mao ít nhất đã đúng trong điều này: Đi vào quần chúng có thể không phải là cách duy nhất để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng chắc chắn có thể giúp ích.

Thật mừng vì những người làm ra Sacrifice đã có quá ít thời gian, vì điều đó không khuyến khích họ sáng tạo lại bánh xe. Có thể là quá giáo điều và giá trị sản xuất có vẻ thô so với con mắt hiện đại, nhưng những câu chuyện cốt lõi của những bộ phim kinh điển này vẫn đúng.

Trái: Ảnh chụp màn hình từ bộ phim Heroic Sons and Daughters năm 1964 thể hiện cảnh nhân vật chính Wang Cheng gọi vô tuyến yêu cầu bắn pháo vào vị trí của anh. Phải: Một cảnh trong Sacrifice năm 2020 thể hiện người lính Trương Phi thách thức một máy bay chiến đấu của Mỹ trong trận đấu tay đôi

Đã lâu rồi mới thấy một bộ phim chiến tranh Trung Quốc khắc họa chủ nghĩa anh hùng thời chiến một cách rõ ràng như vậy. Không giống như rất nhiều phim chiến tranh gần đây, những người lính trong Sacrifice không dành cả bộ phim để sợ chết hay chán sống. Theo một cách nào đó, họ là sự quay lại với tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm của những phim thập niên 50.

Phải thừa nhận điều này có sức hấp dẫn của nó. Sợ hãi là một phần của cuộc sống, nhưng lòng dũng cảm cũng vậy, và mặc dù chúng ta nên luôn suy nghĩ về những cái giá phải trả của chiến tranh, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nhớ về những con người trở thành anh hùng vì điều gì.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone