Tin tức

San Andreas đặt mục tiêu làm khán giả chấn động bằng một thảm họa xảy ra ngay trước mắt

27/05/2015

Khi đạo diễn Brad Peyton đưa Dwayne Johnson vào San Andreas, ông hứa định nghĩa lại thể loại phim thảm họa.

"Tôi muốn tạo nên những cảnh quay thực sự nhấn chìm khán giả trong cơn động đất, trong cơn sóng thần," Peyton bảo siêu sao hành động. "Và tôi cũng cần nhấn chìm cậu."

Dwayne Johnson trong vai chuyên viên tìm kiếm cứu hộ Ray

Từ Bel-Air Hotel, Peyton miêu tả tầm nhìn của ông thế này: "Y như những sự kiện này, tôi không để cậu thoát ra, tôi không để cậu mất hứng. Không có chuyện 'Cắt!' đâu."

San Andreas, ra mắt ở định dạng 2D, 3D và thậm chí cái gọi là định dạng 4D vào ngày 29/5 này, chứng minh Peyton nói được làm được. Bộ phim kinh phí 110 triệu đôla theo chân một phim công tìm kiếm và cứu hộ (Johnson) khi anh và người vợ bị lơ là (Carla Gugino) cứu cô con gái bị mắc kẹt của họ, do Alexandra Daddario đóng, sau một trận động đất dữ dội ở California. Paul Giamatti trong vai nhà nghiên cứu địa chấn đã dự đoán được chuyện này.

San Andreas theo cùng với sự phục hưng của thể loại phim thảm họa đã bị bỏ rơi những năm sau thất bại của Twin Towers hồi 2001. Giờ đây những thảm họa đời thực so quá tầm thường đến nỗi khi có dịch cúm trùng hợp với Contagion năm 2011 hay là một trận sóng thần ập vào Nhật Bản đúng ngay sau khi khán giả đã xem The Hereafter miêu tả chuyện này năm 2010 thì chẳng ai ngạc nhiên. Có lẽ thành công của những phim từ Gravity Godzilla đến Noah và thậm chí This Is the End liên quan rất nhiều đến nhu cầu tìm kiếm sự hồi hộp của chúng ta hơn ta tưởng.

Paul Giamatti, giữa, trong vai nhà nghiên cứu địa chấn Lawrence

"Phim ảnh trở thành cách ẩn dụ bộc lộ nỗi sợ hãi của chúng ta," biên kịch San Andreas Carlton Cuse nói, ông cũng là biên kịch chính của loạt phim truyền hình Lost. "Chúng ta muốn băng qua địa ngục đó sang đầu bên kia và xem xét những bài học đã học được."

San Andreas ra rạp sau trận động đất khủng khiếp ở Nepal và một cơn địa chấn ở Nam California. Trang web của bộ phim giờ đây liên kết với Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, Trung tâm ứng phó thảm họa toàn cầu (Global Disaster Preparedness Center) và trang web ready.gov. của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (Federal Emergency Management Agency - FEMA). Thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti, đã lãnh đạo nỗ lực an toàn cho công chúng trong cơn địa chấn, có kế hoạch tham dự buổi chiếu ra mắt bộ phim này ở Hollywood vào ngày thứ ba 26/5.

Chính Johnson đã tập huấn động đất với gia đình anh sau khi xem bản hoàn chỉnh của bộ phim. Và Peyton, một người Canada lớn lên cùng bão tuyết, đã trữ sẵn bộ đồ nghề cứu sinh. Cả hay hy vọng bộ phim này sẽ khơi gợi cho nhiều người dân California có sự chuẩn bị.

Carla Gugino và Dwayne Johnson trong một cảnh phim

"Chúng ta tưởng mình đã có chuẩn bị trước khi có bộ phim này," Johnson nói. "Giờ đây ta cần chuẩn bị hết mình. Ta cũng có một sự kính trọng mới dành cho sức mạnh và sự cuồng nộ của Mẹ Thiên nhiên."

Trong San Andreas, Peyton đảm bảo khán giả cảm nhận nỗi hoảng loạn tập thể trong một nhà hàng sang trọng cao tầng ở trung tâm Los Angeles khi một trận động đất 9,2 độ Richter khiến tòa nhà sụp đổ, thân hình yếu đuối của Gugino dập mạnh vào bê tông khi cô rơi từ bốn tầng. Chỉ cần quay một lần cái cảnh mất hai tháng tập dợt và 75 người đóng thế này, đây là một cảnh dài năm phút, kiệt sức đối với khán giả và đối với Gugino, treo lơ lửng như con rối và rơi.

"Cả đời tôi chưa từng đóng cảnh mạo hiểm nhiều đến thế," Gugino nói với khán giả WonderCon ở Anaheim hồi tháng 4. "Nhưng chúng tôi phải phản ứng như trong hoàn cảnh thật."

Đối với Johnson, điều đó nghĩa là một ngày nhào lộn trên không xuống công viên AT&T ở San Francisco với Gugino kinh hoàng trong đai cột quanh bụng anh, ngày kế đu dây ra khỏi trực thăng đang lơ lửng, ngày khác nữa, thực hiện cảnh cứu hộ dưới nước trong một bể rộng 13.000 bộ vuông khi những container chứa 9.000 gallon nước xả nước xung quanh anh.

Thay vì "con mắt Thượng đế" mà nhà làm phim Master of Disaster Irwin Allen thích sử dụng trong tác phẩm kinh điển của ông năm 1974 Earthquake, Peyton sử dụng nhiều cận cảnh hơn để tăng cường nỗi sợ bị giam cầm và nỗi kinh hoàng. Tuy có kinh phí để có thể dựa vào hiệu ứng đặc biệt hoành tráng, Peyton nói ông muốn những diễn xuất theo bản năng nữa. Về điều đó, Johnson đặt cho ông biệt danh "The Method Director" (tạm dịch: Đạo diễn phương pháp).

"Thực một cách phi thường," nhà cựu đô vật biệt danh the Rock nói, đã có hàng tá phim hành động trong danh mục. "Trở lại với ý niệm khán giả cùng trải nghiệm với tôi."

Thực ra, nhờ ma thuật kỹ thuật số và kinh phí dồi dào, Peyton và êkíp kỹ sư của ông, tám công ty hiệu ứng thị giác và một đội ngũ làm việc nhanh nhẹn đặt khán giả vào trong mọi cảnh phim. Trong ba tháng quay phim, nhà sản xuất Beau Flynn nói, chỉ có hai ngày cho cảnh thoại.

"Rất nhiều lần bạn cứ nói, 'Chúng tôi không có tiền để làm chuyện đó đâu,'" Flynn nói. "Không thành vấn đề với chúng tôi. Vấn đề của chúng tôi là, 'Chúng ta sẽ làm như thế nào? Chuyện này trước giờ chưa từng được làm.'"

Dwayne Johnson và Alexandra Daddario trong vai con gái anh, Blake

Họ đã làm nên một thứ mà Peyton gọi là "bánh xe chuột đồng" của con người và lăn nó qua bãi xe cho lấm đất để đưa khán giả vào trong một chiếc xe khi nó lao thẳng xuống dãy núi Santa Monica. Với hiệu ứng thị giác, khán giả trèo lên đỉnh một con sóng thần cao 15 tầng, ngụp tránh những container đang rơi từ một sà lan lật úp gần đó. Trong một cảnh khác, khán giả kẹt bên trong một bãi đỗ xe ngầm khi tòa nhà tan tành.

Tuy nhiên, cảnh khó khăn nhất hết thảy là một cuộc cứu hộ dưới nước từ một tòa nhà đang chìm xuống. Không những đòi hỏi ba bối cảnh một nền nhà bị chìm mà còn nghĩa là 200 thành viên đoàn phim mất hai tuần dưới nước trong đồ lặn, vận hành ba máy quay, trong khi 200 thành viên khác một một đội ngũ kỹ sư cẩn thận mô phỏng sức mạnh của cơn sóng thần bên trong một bể nước khổng lồ. Có một cảnh quay, một đợt nước khủng cuốn phăng bức tường bối cảnh. Đến ngày cuối cùng, mọi thứ rã rời manh giáp. Tuy nhiên, kết quả nghĩa là khán giả cũng chìm theo Daddario khi San Francisco Bay nhấn chìm tầng 14 của một tòa nhà chọc trời.

Peyton nói, “Chúng tôi nhấn chìm một tòa nhà. Ngày kế tiếp chúng tôi cho trực thăng nổ tan tành. Ngày tiếp nữa, chúng tôi nhảy ra khỏi máy bay."

Xuất phẩm của New Line Cinemas được thực hiện hơn ba tháng, tại phim trường Village Roadshow Studios ở Gold Coast, Queensland, Australia. Ngoại cảnh quay tại Los Angeles và công viên AT&T Park ở San Francisco.

Đạo diễn Brad Peyton, trái, trên trường quay

Và với tất cả nỗ lực (và tiền bạc) để tạo nên một San Andreas hoành tráng mê mẩn, Cuse, Peyton và Flynn nói họ cố ý cắm chặt mọi cảnh vào các nhân vật, kiểu Spielberg.

"Đạo diễn phương pháp [là] cố gắng xây dựng một môi trường để mọi người cảm thấy hiện thực của tình huống," Peyton nói. Và chung cuộc là, ông bổ sung, San Andreas "sẽ khuấy động bàn luận."

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times