Bình luận phim

San Andreas: Dwayne Johnson là điểm sáng duy nhất

29/05/2015

San Andreas là một thảm họa – theo nghĩa đen.

Nói như thế không phải có ý chê bai gì Dwayne (The Rock) Johnson. Chính sức hút và sự can đảm của người đàn ông của gia đình của anh lại là thứ duy nhất đáng xem trong bộ phim lặp đi lặp lại, kịch bàn nghèo nàn, đổ vỡ khắp nơi này.

Dwayne Johnson trong cảnh phim

Johnson vào vai Ray, một sĩ quan cảnh sát và chiến binh cứu hỏa Los Angeles. Anh vẫn còn yêu người vợ sắp ly dị của mình, Emma (Carla Gugino đóng), dù chính bản thân cô đệ đơn xin ly hôn. Nhưng Ray sắp có những vẫn đề lớn hơn thế. Rãnh đứt gãy San Andreas đang dịch chuyển, chuẩn bị cho một cơn địa chấn có khả năng vượt qua tất cả các thước đo, như một nhà khoa học Viện Công nghệ California đang gần như điên dại (Paul Giamatti đóng) kể lại với một phát thanh viên truyền hình.

Cùng lúc đó, con gái đang là sinh viên của Ray và Emma, Blake (Alexandra Daddario đóng) sắp tới San Francisco với bạn trai giàu có, không tử tế gì của Emma, Daniel (Ioan Gruffudd đóng). Khi những tòa nhà chọc trời bắt đầu đổ xuôgns, Emma và Ray phải bay chiếc trực thăng của anh để cứu con gái.

Nhưng Blake, trong một nỗ lực gợi tưởng tới những phim tương tự vào thập kỷ 70 như EarthquakeThe Towering Inferno, lại đang bước vào một cuộc tình với anh chàng người Anh ngốc nghếch Ben (Hugo Johnstone-Burt đóng). Em trai lanh lợi của Ben, Ollie (Art Parkinson đóng) thúc đẩy hai người tới với nhau, dù xung quanh sắt thép đang đổ xuống như mưa.

Dwayne Johnson và Carla Gugino

Chúng ta thực sự hài lòng với những cảnh đồ họa vi tính của sự đổ vỡ tới mức sẵn sàng ngồi xem cốt truyện nhạt nhẽo này sao? Cảnh Đập Hoover vỡ vụn có đáng đồng tiên bỏ ra không?

Johnson, làm việc với đạo diễn Brad Peyton (họ từng hợp tác trong phim trẻ em ra mắt năm 2012 Journey 2: The Mysterious Island) không hề bỏ qua trách nhiệm của mình: anh đầy tính anh hùng, hài hước, cứng rắn, dịu dàng, đầy đủ tất cả yếu tố biến anh thành ngôi sao. Nhưng tất cả mọi thứ khác đều không đáng nói tới.

Vẻ trợn mắt vì sợ hãi của Daddario và Johnstone-Burt đều không đáng tin chút nào. (Nhưng ít nhất thì Blake còn có chút khả năng sinh tồn, biết băng bó vết thương và tìm chỗ trú.) Giamatti dành nhiều thời gian trốn dưới gầm bàn. Không có chút nỗ lực gì được đưa ra để khiến câu chuyện mang chút thực tế.

Tất nhiên, mục đích của phim không phải thực tế. Nó là một cuộc phiêu lưu. Cũng được thôi – dù mục đích đó chẳng hay ho chút nào. Một cơn địa chấn ở đô thị đông người, nhưng lại rất ít hình ảnh người bị thương hay gặp nạn dường như đang muốn tránh việc gợi tưởng tới cuộc động đất bi thương xảy ra tháng trước tại Nepal.

Art Parkinson, Alexandra Daddario và Hugo Johnstone-Burt

Điều duy nhất đọng lại là cơn sóng thần thay đổi cả bờ biển California. Nhưng cảnh đó, cũng như nhiều cảnh khác trong phim, mang một thông điệp môi trường quá mong manh, tới mức khán giả có thể có cảm giác đang bị giảng bài.

Còn lại chỉ là sự tàn phá lố bịch cho có, với những nhân vật một chiều dường như không thể chết được.

San Andreas phát hành ở Việt Nam với tựa Khe nứt San Andreas, thời lượng 114 phút.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Daily News