Khi Daisy Shang lần đầu tiên đến Cannes năm 2008, ngành hoạt hình Trung
Quốc mới chỉ bắt đầu tìm chỗ đứng, và những chuỗi phim trị giá
hàng tỉ USD chắc hẳn chỉ là giấc mơ.
Như chủ tịch điều hành của Fantawild Holdings và chủ tịch của Fantawild
Animation nói lúc này, những tác phẩm hoạt hình đẩy doanh thu phòng vé
của họ vượt qua khoảng 14 triệu USD (100 triệu nhân dân tệ) là rất hiếm — cho dù phòng vé Trung Quốc liên tục phá kỷ lục — và, tại Riviera nước
Pháp, Shang đã phát hiện thị trường quốc tế vẫn coi hoạt hình Trung Quốc
là một trong những ẩn số lớn của ngành điện ảnh.
Boonie Bears: Time Twist (2024)
|
Shang đã đến Croisette để bán hai tựa phim hoạt hình truyền hình đầu tiên của Fantawild —
Dino Rampage chủ đề khủng long đánh nhau và những cuộc phiêu lưu dưới nước của
Conch Bay.
Nhưng sứ mệnh thực sự thiên về nghiên cứu hơn, vì công ty của cô muốn
chuyển trọng tâm hoàn toàn ra khỏi những thứ đã từng dựa trên đó mà lên
là thiết bị công nghệ cao và công nghệ đa phương tiện. Đến năm 2008,
Fantawild nhận thấy hai thị trường đó quá hỗn tạp và công ty quyết định
sử dụng chuyên môn kỹ thuật mà mình đã phát triển để chuyển sang lĩnh
vực hoạt hình.
Shang nói qua cuộc gọi ghi hình: “Chúng tôi nằm
trong số ít công ty [Trung Quốc] đến Cannes và tôi nghĩ chúng tôi thật
may mắn khi có thể bán được chương trình của mình ở ngay thị trường hàng
đầu này. Tôi nghĩ người ta nhìn thấy chất lượng sản phẩm của chúng tôi
và họ tin tưởng vào sản phẩm của chúng tôi nên chúng tôi bắt đầu bán sản
phẩm của mình ra nước ngoài.
“Thời điểm đó có rất ít người mua
làm ăn với Trung Quốc. Chúng tôi đã mang đến hai chương trình đầu tiên
và khách hàng bảo chúng tôi rằng chất lượng rất tốt và câu chuyện của
chúng tôi cũng rất thú vị nên họ muốn thử.”
Conch Bay, một trong hai phim hoạt hình truyền hình đầu tiên của Fantawild bán ở Croisette
|
Tiếp thu những gì đã nghe thấy, Shang quay trở lại trụ sở của Fantawild ở
Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, và cơ bản là xây dựng lại tương lai
của công ty.
Đến năm 2014, Shang trở lại Cannes và mang theo
Boonie Bears,
một nước đi mà trong thập kỷ sau đó đã chứng kiến công ty của cô thu về
hơn 1 tỉ USD doanh thu phòng vé từ những trò hề trên màn ảnh rộng của
các nhân vật hoạt hình trong khi mở rộng dấu chân IP của mình ra khắp
mọi thứ từ bánh mì kẹp thịt tới công viên giải trí theo chủ đề.
“Vào thời điểm tạo ra
Boonie Bears,
chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ khách hàng. Đến lúc đó
chúng tôi đã biết họ thiếu loại chương trình nào và khán giả của họ
thích loại chương trình nào,” Shang giải thích.
Và có vẻ như
Boonie Bears đã điền đủ tất cả các ô. Một thập kỷ trôi qua và chuỗi phim hiện có 10 phần này đã phá vỡ mốc doanh thu phòng vé 1 tỉ USD.
Fantawild chuyển sang lĩnh vực điện ảnh, bắt đầu với Boonie Bears: To the Rescue năm 2014 – chứng kiến hai chú gấu cố gắng bảo vệ một bé gái mồ côi cũng như khu rừng của chúng
|
Ban đầu được phát hành dưới dạng phim truyền hình dài tập vào năm 2012,
Boonie Bears
kể về chuyến đi khó khăn của hai người bạn gắn bó nhau qua vai trò
người bảo vệ ngôi nhà trong rừng của mình. Ban đầu, Fantawild đã chọn ba
con gấu từ dàn diễn viên phụ trong loạt phim
Kung Fu Masters of the Zodiac
của họ nhưng công ty cho rằng ba con gấu là quá nhiều nhân vật để tập
trung vào. Vì vậy, ba con gấu đó biến thành hai, Briar và Bramble, cùng
một loạt các nhân vật phụ, bao gồm anh chàng đốn cây Vick và sóc đỏ Warren.
Phim bộ hoạt hình
Boonie Bears
đã thành công rực rỡ trong nước — với việc truyền thông Trung Quốc
tuyên bố có hơn 200 tỉ lượt xem trực tuyến, cho đến nay đã bán được cho
khoảng 80 thị trường và trên nền tảng của những gã khổng lồ giải trí như
Disney, Sony, Netflix và Discovery Kids.
Nhưng vận hội lớn đã đến khi Fantawild chuyển sang lĩnh vực điện ảnh, bắt đầu với
Boonie Bears: To the Rescue
năm 2014 — chứng kiến hai chú gấu cố gắng bảo vệ một bé gái mồ côi cũng
như khu rừng của chúng — và sau đó là chín phần tiếp theo, trong đó phim thứ chín,
Boonie Bears: Guardian Code, được bán rộng rãi tại Filmart Hồng Kông năm 2024.
Boonie Bears: Guardian Code được bán rộng rãi tại Filmart Hồng Kông năm 2024
|
“Chúng tôi đã cố gắng xây dựng IP không chỉ cho người Trung Quốc mà còn
cho cả những người bên ngoài Trung Quốc,” Shang cho biết. “Trước khi
triển khai IP này, chúng tôi có nhiều loại nội dung khác nhau — tôi nghĩ
là hơn 10. Trước khi bắt đầu với những chú gấu, chúng tôi đã sản xuất
Kung Fu Masters of the Zodiac,
Chicken Stew,
Brainy Bubbly Bug Buddies
và những tựa khác và từ việc phát triển nội dung này, chúng tôi đã có
được kinh nghiệm về cách hoạt động của thị trường [hoạt hình] [đặt câu
hỏi] thị trường nào, người tiêu dùng thích gì?
“Chúng tôi cũng
thực hiện một số nghiên cứu thị trường để xem loại phim hoạt hình nào
đang trở nên phổ biến. Tất cả điều này đã dẫn chúng tôi tới
Boonie Bears.
Chúng tôi cũng phát hiện mọi người phải tìm những câu chuyện liên hệ
được. Họ phải nhìn thấy cuộc đời mình qua cuộc đời của những nhân vật
này.”
Trong khi phim hoạt hình đã có từ những ngày đầu của điện ảnh Trung Quốc và
Princess Iron Fan (1941) mang tính biểu tượng và có ảnh hưởng, tác phẩm đầu tiên trong số hàng trăm tác phẩm dựa trên tiểu thuyết
Tây du ký
thế kỷ 16, thể loại này đã không thực sự theo kịp với sự phát triển
vượt bậc của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc trong thập kỷ đầu
tiên của những năm 2000.
“Những tính chất liên hệ được” và cốt truyện gây cộng hưởng:
anh chàng đốn cây Vick muốn chặt cây để kiếm tiền, anh chỉ làm việc để kiếm
sống. Mọi người ở khắp mọi nơi đều có thể liên hệ điều đó
|
Shang khẳng định rất hiếm phim hoạt hình nào vượt qua mức 100 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD) cho đến khi
Boonie Bears: To the Rescue
lập kỷ lục trở thành phim hoạt hình Trung Quốc có doanh thu lớn nhất
lúc bấy giờ với khoảng 245 nhân dân tệ (41 triệu USD) trong năm phát
hành 2014.
Rance Pow, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Artisan Gateway, cho biết thành công của
Boonie Bears
được xây dựng dựa trên “cốt truyện ngày càng phát triển” đề cập đến các
chủ đề như du hành vũ trụ, di truyền, bảo vệ môi trường và “theo kịp
thời đại”.
Các bộ phim cũng được tung ra thị trường với lượng
người hâm mộ vững chắc và được phát hành trong giai đoạn bùng nổ phòng
vé Tết Nguyên đán.
“Đó là loại hình giải trí thân thiện với gia
đình vượt qua rào cản văn hóa,” ông nói. “Tất nhiên, có những quan điểm
và giá trị tích cực, được tạo ra từ tầm nhìn [gồm cả ngôn ngữ] và sự
nhạy bén của người Trung Quốc.”
“Cốt truyện ngày càng phát triển” đề cập đến các chủ đề như du hành vũ trụ: Boonie Bears Back To Earth (2022)
|
Fantawild liên tục chỉ ra “những tính chất liên hệ được” và cốt truyện cộng hưởng. Ví dụ, thay vì đấu tranh sinh tử giữa những
con gấu và anh chàng đốn cây, công ty khẳng định trong một tuyên bố rằng đó
là “sự xung đột giữa lý tưởng và nguyên tắc: người đốn cây muốn đốn cây
để kiếm tiền, về cơ bản miêu tả một nhân vật tầng lớp lao động, trong
khi những con gấu lại có mục đích bảo vệ khu rừng vốn là nhà của chúng.”
Shang
nói: “Anh đốn cây Vick cũng giống như mọi người, giống như chúng ta.
Anh ấy không xấu, và anh ấy chỉ đang cố gắng làm theo cách của mình. Anh
phải chịu rất nhiều áp lực từ ông chủ và anh chỉ làm việc để kiếm sống.
Mọi người ở khắp mọi nơi đều có thể liên hệ điều đó.”
Trong thập kỷ kể từ khi
Boonie Bears
lên màn ảnh rộng, Fantawild đã mở rộng số lượng nhân viên từ 18.000 lên
20.000 — tùy vào dự án nào đang diễn ra — và tiếp theo là những công
viên giải trí và bánh mì kẹp thịt đó.
Boonie Bears: The Wild Life (2020)
|
“Hoạt động kinh doanh liên quan bao gồm các điểm tham quan theo chủ đề
Boonie Bears trong công viên Fantawild, các khu vực, khách sạn mang thương hiệu
Boonie Bears,
biểu diễn trực tiếp và chúng tôi có các cửa hàng, đồng thời chúng tôi
đã phát triển rất nhiều vật phẩm thương mại,” Shang cho biết. “Chúng tôi
thậm chí còn có thực phẩm Boonie Bears Burger. Nhưng mục tiêu chính của
chúng tôi vẫn là cố gắng tạo ra ngày càng nhiều phim điện ảnh và phim
bộ thành công. Chúng tôi nghĩ rằng chất lượng ngày càng tốt hơn mỗi năm.
Chúng tôi luôn hướng tới phim tiếp theo và cố gắng làm tốt nhất.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter