Khi cuộc cách mạng tràn tới Paris vào tháng 5 năm 1968, Jany Termime bỏ
dở việc học ở Đại học Paris Nanterre. “Tôi đã đứng ở rào chắn, tôi đã
ném đá, và tôi đã thích thú vô cùng,” bà nói. “Chúng tôi muốn chiến đấu
chống lại giai cấp tư sản, chúng tôi muốn thay đổi thế giới.” Sau khi
cảnh sát đánh đập đám đông biểu tình, sinh viên đào đá cuội từ vỉa hè
đầy cát và bắt đầu ném vào cảnh sát.
Đoàn kết với sinh viên, hơn 10 triệu công nhân bước vào cuộc biểu tình
lớn nhất nước Pháp từng thấy. Tổng thống Charles De Gaulle rời đất nước
trước khi quay về giải tán quốc hội và kêu gọi các cuộc bầu cử mới. Với
nhiều sinh viên, cuộc sống không còn như trước nữa. “Nếu không có năm
1968 đó, tôi đã trở thành giáo viên tiếng Latinh,” Temime nói. “Việc học
của tôi gần như bị bỏ dở sau khi tôi quá hư đốn ở rào chắn chống lại
chính phủ Pháp. Vậy nên tôi phải thay đổi. Tôi đã trở thành một con
người khác.”
Sau đó bà làm việc cho tạp chí
Elle của Pháp, rồi làm thiết kế trang phục. 53 năm sau cuộc cách mạng, Temime đã thiết kế trang phục cho loạt phim
Harry Potter, các phim James Bond, và giờ là
Black Widow. “Tôi vẫn là một người theo cánh tả, dĩ nhiên,” bà nói, “nhưng tôi sẽ không ném đá nữa. Tôi làm việc cho Marvel.”
Black Widow
đưa ra câu chuyện xuất thân siêu anh hùng của Natasha Romanoff, Black
Widow, do Scarlett Johansson thủ vai. Đây cũng là phim về một nhóm người
từng theo Xô viết, gia đình điệp viên mà Romanoff lớn lên cùng, cố gắng
hiểu và đánh đấm để đi qua di sản phức tạp của quê nhà đã biến mất của
họ.
Nhân vật của Rachel Weisz — người mẹ cai quản gia đình điệp viên mà
bản thân lớn lên trong một trường đào tạo điệp viên Xô viết — là một
người Xô viết thực thụ đã sống sót sau khi đất nước sụp đổ
|
Temime thuộc vào làn sóng những nhà thiết kế trang phục phương Tây đầu
tiên thực sự cố gắng hiểu những ước mơ và phong cách độc đáo của người
dân hậu Xô viết. Những nỗ lực của bà nằm trong bối cảnh giả tưởng của
một phim siêu anh hùng chứ không như của Suzie Harman trong
The Death of Stalin hay của Odile Dicks-Mireaux trong
Chernobyl, những không kém phần suy ngẫm.
Những thế hệ trước đã mường tượng thế giới Xô viết xám xịt và vô hồn.
Doctor Zhivago
cho thấy một Đế quốc Nga trước cách mạng giàu sang nơi mà tường trong
mọi căn hộ như mượn từ nhà của gia tộc Romanov. Rồi cách mạng nổ ra và
mọi bức tường được thiết kế tinh xảo không hiểu sao ngay lập tức phai
màu. Bất chợt cả màn hình xám xịt.
“Xã hội Xô viết là một xã hội
bàn tay ta làm nên tất cả,” Iuliia Papushina, phó giáo sư tại Trường
Kinh tế Cao cấp ở Perm, Nga, nói. Bà nghiên cứu lịch sử thời trang Xô
viết và ngán ngẩm với phần lớn quần áo trong phim Mỹ về Chiến tranh Lạnh
lấy bối cảnh Liên bang Xô viết. Có sẵn quần áo trong các cửa hàng và
một hệ thống thời trang tập trung lớn lẽ ra sẽ thiết kế chúng, nhưng
trên thực tế, rất ít trong số hàng nghìn mẫu thiết kế mà họ đưa ra hằng
năm được đưa vào sản xuất. Giám đốc các nhà máy trang phục thường ưu ái
những mẫu đơn giản và vải rẻ tiền hơn để đảm bảo họ đạt định mức sản
xuất. Chính phủ cũng biết rõ cần kỹ năng để thay đổi quần áo được sản
xuất kém chất lượng đại trà này.
[Nhân vật của Weisz] là một người đã tin — bạn có thể thấy điều đó
trong mắt cô ấy, trong tính cách cô ấy, trong cách cô ăn mặc — cô ấy
thực sự tin vào lý tưởng
|
“Tôi từng học may vá ở trường,” Olga Gurova, phó giáo sư tại Đại học
Aalborg Đan Mạch, lớn lên ở Siberia và nghiên cứu hệ thống thời trang Xô
viết, nói. “Văn hóa Xô viết là về cách tạo ra một thứ, cách trang trí,
cách cho nó tính cá nhân, cách tùy chỉnh thứ đó, cách khiến nó độc đáo
hơn chút,” bà nói. “Mọi người thử đủ cách để khiến họ trông hợp mốt
hơn.” Tạp chí thời trang Xô viết thường in các mẫu dệt kim để người đọc
có thể dùng lại sợi từ đồ dệt kim lỗi thời của họ để làm ra cái gì mới
và hay ho hơn.
Nhưng khi Liên Xô tan rã, hệ thống thời trang kế hoạch hóa tập trung của họ cũng vậy. “Những tạp chí mới xuất hiện, như
Cosmopolitan,
miêu tả một cuộc sống hào nhoáng,” Gurova nói, “nhưng cuộc sống ngoài
đời thực không hào nhoáng.” Với quần áo sản xuất đại trà từ Thổ Nhĩ Kỳ
và Trung Quốc tràn ngập thị trường Nga, công dân Xô viết ngày trước phải
định hình lại mối quan hệ của họ với quần áo. “Mọi người quen với ý
nghĩ là quần áo đến từ nước ngoài chất lượng tốt hơn. Đây là mô hình
trong đầu người dân Xô viết,” Gurova nói. “Nó sụp đổ khi mọi người thực
sự đối diện với sự thật là quần áo này sẽ rơi rụng ngay lập tức.”
Temime
nhìn nhân vật của Rachel Weisz — người mẹ cai quản gia đình điệp viên
mà bản thân lớn lên trong một trường đào tạo điệp viên Xô viết — là một
người Xô viết thực thụ đã sống sót sau khi đất nước sụp đổ. Cách bà làm
trang phục cho Weisz lấy cảm hứng xa từ trang phục trong
La Chinoise,
phim khám phá chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong chính trị sinh viên những
năm 60 của Jean-Luc Godard. Godard không phải là nguồn ảnh hưởng duy
nhất khi Temime làm trang phục cho nhân vật với cuộc sống bán nghỉ hưu
bên công việc lâp trình điều kiện tâm lý cho lợn này. “Tôi nghĩ tới một
poster lao động Cách mạng Nga ngày trước,” bà nói.
Nhân vật Tướng Dreykov của Ray Winstone mặc bộ đồ thể thao đắt tiền
và đồng hồ xịn khi đến đón Natasha Romanoff hồi bé và gia đình cô ở Cuba
năm 1995
|
“[Nhân vật của Weisz] là một người đã tin — bạn có thể thấy điều đó
trong mắt cô ấy, trong tính cách cô ấy, trong cách cô ăn mặc — cô ấy
thực sự tin vào lý tưởng. Cô ấy đã lớn lên với niềm tin là mình sẽ cứu
Liên Xô.” Rồi Liên Xô không còn nữa, và cô ấy phải tìm cách sống mà
không có lý tưởng dẫn đường.
Không phải ai cũng ở trong ảo tưởng đó. Khi
Black Widow
sắp bắt đầu, nhân vật Tướng Dreykov của Ray Winstone mặc bộ đồ thể thao
đắt tiền và đồng hồ xịn khi đến đón Natasha Romanoff hồi bé và gia đình
cô ở Cuba năm 1995, sau khi họ phải chạy trốn từ Ohio vì bị lật tẩy
thân phận điệp viên. “Tôi muốn ông ta trông rõ là nhà giàu mới nổi,”
Temime nói. “Trong suy nghĩ của tôi, điều đầu tiên ông ta làm là đốt bộ
đồng phục và mua thứ gì đó khiến ông trông giống như thành viên của một
câu lạc bộ du thuyền hàng hải rất sang trọng.” Hiệu ứng bộ đồ lòe loẹt
mới của ông ta, như sự xa hoa vụng về của những tay tài phiệt lên nắm
quyền ở Nga những năm 90, là để phỉ nhổ vào nỗ lực của những người lý
tưởng chân chính, như nhân vật của Weisz.
“Đây là điều tôi muốn
có cho hình ảnh đầu tiên của Dreykov,” Temime nói, “để cho thấy tất cả
đều là nhảm nhí. Mọi đau khổ đó thực ra chẳng đạt được gì.” Rồi chúng ta
thấy Dreykov 21 năm sau. Giờ là nhân vật phản diện trọng tâm, ông ta
mặc bộ vest ba mảnh và áo sơ mi tối màu không cài cúc cổ. “Gã này cực kỳ
muốn thành một trong những người vĩ đại, một tổng thống, và theo cách
sau bàn giấy, thì là vậy,” Temime nói, “Nhưng chiếc áo sơ mi đen có
nghĩa là hắn chưa tới tầm đó. Hắn vẫn còn hơi giang hồ.”
Trong số trang phục điệp viên, David Harbour (giữa) trông thực tế hơn — hay ít nhất nhàu nhĩ hơn — một chút
|
Cấu trúc chính trị giản đơn nhất trong
Black Widow là nhân vật
Red Guardian của David Harbour. “Khi tôi thiết kế trang phục cho anh ấy,
dĩ nhiên tôi muốn kiểu bắt chước của Captain America. Nhưng không phải
là vì nhân vật này thảm hại, mà vì tôi nghĩ Liên bang Xô viết chắc phải
có vải hay chất liệu không tốt cho lắm, hay phải nhìn trông rẻ tiền hơn
tí. Không rẻ đâu — tin tôi đi, không rẻ đâu — nhưng rẻ hơn của Captain
America một tí. Nó như phiên bản Captain America nhạt màu, làm bằng tay.
Đó là tinh thần của bộ trang phục.”
Nếu điều đó nghe vương vấn
hùng biện Chiến tranh Lạnh, Temime cho phép có ý nghĩa gì đó ở đây.
“Marvel là sản phẩm của Mỹ,” bà nói. “Nó là một quan điểm Mỹ về Liên
bang Xô viết.” Và nếu
Black Widow không hẳn là miêu tả bao quát
về người dân hậu Xô viết, thì siêu anh hùng hậu Xô viết chính xác là gì
chứ? “Hơi ngộ nghĩnh,” bà nói, “nhưng mang tính biểu tượng rất cao.”
Nhưng
ngay cả phân tích sắc bén của Temime cũng đi tới một trong những điểm
mù còn lại của phim Mỹ đương đại lấy bối cảnh Xô viết và thế giới hậu Xô
viết. “Mọi phần của không gian hậu Xô viết được coi là không gian chính
trị đơn thuần,” Michael Idov, biên kịch và đạo diễn phim Nga, từng là
Tổng biên tập
GQ Nga, và viết cho tạp chí này, nói. “Vì trong
mắt nước Mỹ và Hollywood, gắn với Moscow và liên kết với Putin là những
điều định nghĩa chất Nga. Không có am hiểu thực sự rằng có một danh tính
Nga không hề ràng buộc về địa lý với Nga, mà là một danh tính văn hóa
Nga. Và chúng tôi, những người Mỹ gốc Nga, chưa làm đủ để yêu cầu điều
đó.”
Robin Williams (trái) và Maria Conchita Alonso trong Moscow on the Hudson năm 1984, một dấu ấn cho thiết kế trang phục Nga
|
Ghi chép thế kỷ 20 của Hollywood có ít nhất một điểm sáng về mặt này. Phim tâm lý-hài có Robin Williams đóng chính
Moscow on the Hudson
là phim Mỹ về Chiến tranh Lạnh người dân hậu Xô viết thường nhắc đến vì
đã làm đúng, hay ít sai nhất, về thực tế cuộc sống của họ. Có đóng góp
của nhà thiết kế trang phục hai lần đoạt Oscar Albert Wolsky, có cha mẹ
đã rời Liên Xô vào đầu những năm 30, khi việc ra vào đất nước chưa bị
hạn chế. “Trong những năm 30, cha tôi sẽ đi đi về về thăm gia đình ở
Moscow,” nhà thiết kế 90 tuổi nói, “không phải chuyện gì to tát.” Cuối
thập kỷ 50, Wolsky tự mình tới Liên Xô. “Trời có tuyết,” ông nhớ lại,
“đẹp sững sờ.”
Nhưng ông không chỉ dựa vào trí nhớ khi thiết kế trang phục cho phần Xô viết trong
Moscow on the Hudson.
Ông đắm mình trong nghiên cứu, tham khảo các thư viện thiết kế, và sử
dụng nhiều chất liệu có tính liên hệ nhất có thể. Luận cứ trọng tâm của
ông, mà nhiều thế hệ thiết kế trang phục Mỹ đã bỏ qua, là người Xô viết
là những cá nhân và họ ăn mặc như thế. “Tôi không bao giờ nghĩ đó sẽ
toàn quần áo xám,” ông nói. “Điều bạn tìm kiếm là cảm nhận những con
người này là ai. Đó là điều tạo khác biệt. Nếu họ đang mặc áo len, có lẽ
nó được đan tay. Thế nên trông nó như vậy.”
Làn sóng mới những
nhà thiết kế trang phục làm việc trên phim điện ảnh và truyền hình lấy
bối cảnh Xô viết và hậu Xô viết đã thấm nhuần hiểu biết đó. “Mỗi nhân
vật chúng tôi làm chắc chắn có cách ăn mặc riêng,” Suzie Harman, thiết
kế Trang phục phim
The Death of Stalin, nói, “và không chỉ nhân
vật chính. Là mọi nhân vật.” Một phần đây là kết quả của việc xem ảnh
cách ăn mặc của người Xô viết — thực sự nhìn thấy, chứ không phải tưởng
tượng một thế giới kia xa lạ. “Chúng tôi tìm thấy liên hệ với lính Hồng
quân đứng nói chuyện và hút thuốc và chỉ là những chàng trai,” Harman
nói, “họ kéo chỗ rộng thùng thình của áo trùm hông ra sau lưng, nên nhìn
trông như xếp nếp và đằng trước thì gọn gàng đẹp đẽ.”
Một yếu tố lớn trong thành công của Chernobyl là phim được quay ở Lithuania, nơi ký ức với phong cách Xô viết vẫn còn
|
Bà nói đạo diễn Armando Ianucci thích những ngôi làng thợ may Potemkin
và đã đưa chúng vào phim. Đồng nghiệp của Harman Odile Dicks-Mireaux có
bước nhảy xa hơn vào tính chân thực trong công việc cho
Chernobyl của HBO. “Tôi chân thành nghĩ
Chernobyl
là phim thay đổi tất cả và ném 30 năm phim lấy bối cảnh Nga trước đó
vào dĩ vãng vì quá nửa vời,” Idov nói. Dicks-Mireaux nói, một yếu tố lớn
trong thành công của bộ phim là việc họ quay ở Lithuania, nơi ký ức với
phong cách Xô viết vẫn còn. “Có chất mạnh bạo trong một số thứ, nhưng
hơi có chút vụng về,” bà nói về phong cách bà khám phá cho khán giả mới.
“Có một vẻ cuốn hút kỳ lạ. Tôi không thể giải thích được, nhưng là
vậy.”
Và tuy
Black Widow có thể là một trong những hình
ảnh trang phục lớn nhất cho phong cách hậu Xô viết, bộ phim vẫn thuộc
vào một vũ trụ điện ảnh được điều tiết cẩn thận. “Tôi đã cố đưa chủ
nghĩa hiện thực vào trong Marvel,” Temime nói, “nhiều nhất có thể.”
Black Widow chỉ ra giới hạn của thể loại này khi Natasha Romanoff xem
Moonraker,
bộ phim trong đó James Bond và Jaws, sát nhân răng thép, đánh nhau trên
một trạm vũ trụ. Nhưng, ở cấp độ cảm xúc, khoảnh khắc làm cách mạng của
Temime giúp bà hiểu rằng các nhân vật trong
Black Widow không
chỉ là nạn nhân tàn dư lịch sử. Họ là những người đã chiến đấu cho một
giấc mơ, cuốn vào một giấc mơ khác, và bị tổn thương trong quá trình.
Từ trái qua: Scarlett Johansson, đạo diễn Cate Shortland, Florence Pugh, và David Harbour trên trường quay Black Widow
|
“Ý tưởng lớn đằng sau bộ phim là vậy,” bà nói, “biến họ thành những con người.”
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: GQ