Tin tức

Trùm công nghệ lên ngôi siêu ác nhân trên phim

03/03/2023

Bao thập niên rồi, người ta dễ dàng nhận diện kẻ xấu trong phim qua bộ ria mép hay tiếng cười ha hả. Ngày nay, kẻ ác mặc áo hoodie.

Glass Onion: A Knives Out Mystery xoay quanh tay CEO áo phông xám sát nhân, Miles Bron (Edward Norton). Khán giả đã so sánh hắn với chàng tỉ phú đương thời, Elon Musk

Cách đây không lâu, dễ dàng nhận biết những nhân vật phản diện trong phim qua vết sẹo trên khuôn mặt, điệu cười ác độc, và áo cổ cao kỳ cục — nhưng mấy năm gần đây, nhận dạng đã thay đổi đáng kể. Áo cổ lọ và áo hoodie là đặc điểm nổi bật của những siêu ác nhân nham hiểm ngày nay, vì tỉ phú công nghệ ngày càng trở thành nhân vật phản diện được lựa chọn.

Hãy xem bộ phim được đề cử Oscar kịch bản chuyển thể Glass Onion: A Knives Out Mystery của Rian Johnson, xoay quanh tay CEO áo phông xám sát nhân, Miles Bron (Edward Norton). Bron sắp sửa tung ra một loại nhiên liệu thay thế (và nguy hiểm) từ hydro trước khi hắn nhanh chóng lộ ra là một gã ngốc. Khán giả đã so sánh hắn với chàng tỉ phú đương thời, Elon Musk.

The Santa Clauss trên Disney+ bắt đầu với cảnh ông già Noel (Tim Allen, phải) nghỉ hưu và đang tìm kiếm người thay thế. Ông chọn nhà phát triển công nghệ kiểu muốn trở thành Jeff Bezos Simon Choksi (Kal Penn, trái)

Nhưng hiển nhiên là vậy. Kẻ bất chính hơn trong số những siêu ác nhân này giấu đi đâu được. Lấy The Santa Clauss, phần tiếp theo của phim bộ The Santa Clauss ra mắt năm 1994. Công chiếu trên Disney+ vào tháng 11 năm ngoái, bộ phim bắt đầu với cảnh ông già Noel (Tim Allen) nghỉ hưu và đang tìm kiếm người thay thế. Ông chọn nhà phát triển công nghệ kiểu muốn trở thành Jeff Bezos Simon Choksi (Kal Penn). Bất ngờ, bật ngửa, giao hàng bằng máy bay không người lái cuối cùng không phải là ý nghĩa của Giáng sinh, và Simon đội mũ trùm đầu hóa ra lại là một kẻ phá bĩnh tồi tệ trước khi con gái hắn phải uốn nắn hắn lại.

Một thập kỷ sau khi câu chuyện về nguồn gốc của Facebook, bộ phim Mạng xã hội ra mắt vào năm 2010, các CEO công nghệ giàu có ngày càng trở thành kẻ xấu — hoặc ít nhất là phản diện. Năm 2018, Upgrade có nhà phát minh chip AI Eron Keen (vâng, có thực). Năm 2021, Don’t Look Up có nhà phát triển điện thoại áo cổ lọ Peter Isherwell và Free Guy có giám đốc điều hành trò chơi tự cao tự đại Antwan Hovachelik.

Upgrade (2018) có nhà phát minh chip AI Eron Keen (Harrison Gilbertson)

Xu hướng này thậm chí còn lan sang lĩnh vực giải trí dành cho trẻ em: Trước The Santa Clauss, bộ phim hoạt hình năm 2021 Ron’s Gone Wrong thể hiện nhân vật giám đốc điều hành công nghệ Andrew Morris, một kẻ xấu có ý định “thu thập dữ liệu” (hắn ta thực sự nói những lời đó trên màn ảnh).

Nhà khoa học điên rồ đã phát triển thành kẻ hủy hoại điên cuồng, nhưng tại sao chuyện này lại xảy ra, và tại sao lại là bây giờ? Ở một mức độ nào đó, các nhân vật phản diện trong phim luôn phản ánh những lo lắng của xã hội — hình ảnh nhà khoa học điên xuất hiện lần đầu vì những lo ngại về bom nguyên tử, theo James Taylor, nghiên cứu sinh điện ảnh của Đại học Warwick. Nhưng Taylor cũng lưu ý rằng nhân vật phản diện không chỉ phản ánh nỗi sợ hãi của chúng ta, “mà còn nuôi dưỡng những lo lắng này, giúp hình thành và lan truyền chúng.”

Don’t Look Up (2021) có nhà phát triển điện thoại áo cổ lọ Peter Isherwell (Mark Rylance)

Nhân vật phản diện siêu nhân Lex Luthor là ví dụ hoàn hảo cho kiểu phản diện đang phát triển này. “Ban đầu là một nhà khoa học điên rồ, sau đó vào những năm 1980 trở thành CEO, và trong hóa thân trên màn ảnh gần đây, Jesse Eisenberg đã đưa vào nhân vật những phẩm chất của một tay trùm công nghệ,” Taylor nói. “Chúng ta có thể dễ dàng liên hệ điều này với những quan ngai về văn hóa đang thay đổi.” Xét cho cùng, chúng ta không còn gắn các nhà khoa học với “những công nghệ mới để hủy diệt loài người.” Thay vào đó, “trong cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, các nhà khoa học thường được coi là những nhân vật cao quý đang đấu tranh trong vô vọng để khiến các CEO và chính trị gia nhẫn tâm nhận ra và đảo ngược tác hại lên hành tinh.”

Trong khi đó, bạn chỉ cần mở một tờ báo là thấy những người chịu trách nhiệm về công nghệ trở thành kẻ xấu. Xe của Elon Musk gặp sự cố, cựu giám đốc điều hành Theranos Elizabeth Holmes đối mặt với 11 năm tù vì lừa gạt các nhà đầu tư, trong khi người sáng lập WeWork Adam Neumann bị buộc tội phân biệt đối xử phụ nữ mang thai. Không có gì ngạc nhiên khi những thực tế này ngày càng được thể hiện hư cấu.

Free Guy có giám đốc điều hành trò chơi tự cao tự đại Antwan Hovachelik (Taika Waititi, trái)

Các biên kịch Sarah Smith và Peter Baynham của Ron’s Gone Wrong thừa nhận chính nỗi lo ngại về việc sử dụng công nghệ của con cái họ đã truyền cảm hứng cho bộ phim. Bộ phim hài hoạt hình vi tính nói về B-bot, robot bầu bạn dành cho trẻ em giúp chúng kết bạn thông qua thuật toán. Khi một B-bot, Ron, gặp trục trặc, giám đốc điều hành Bubble Marc Wydell bị bất ngờ, trong khi giám đốc Andrew Morris muốn tiêu diệt Ron và sử dụng các robot khác theo dõi trẻ em để kiếm lời.

“Chúng tôi coi họ là hai mặt của Mark Zuckerberg,” Smith giải thích. “Chúng tôi coi đó là người theo chủ nghĩa lý tưởng nói rằng, ‘Tôi muốn kết nối thế giới, tôi muốn tạo ra cái gì đó tuyệt vời để mang thứ gì đó lại với nhau’ và phần còn lại, là…” Baynham kết thúc câu nói của mình một cách hữu ích: “‘Tôi muốn thống trị thế giới!’”

Nhân vật phản diện siêu nhân Lex Luthor là ví dụ hoàn hảo cho kiểu phản diện đang phát triển này. Ban đầu là một nhà khoa học điên rồ, sau đó vào những năm 1980 trở thành CEO, và trong hóa thân trên màn ảnh gần đây, Jesse Eisenberg đã đưa vào nhân vật những phẩm chất của một tay trùm công nghệ

Trước khi viết bộ phim, Smith và Baynham đã lo lắng về sự ngây thơ của trẻ em trước các chương trình nghị sự của Big Tech. Smith nói: “Con gái tôi thường nói với tôi: ‘Mẹ ơi, chúng ta cần mua loại bột giặt đó vì nó làm cho mọi quần áo đều thơm tho!’” Smith kể. “Một trong những lý do làm bộ phim là vì chúng ta thực sự không nói cho bọn trẻ hiểu về điều này. Thời gian sử dụng thiết bị có màn hình là thứ gây căng thẳng nhất trong mỗi hộ gia đình mỗi ngày, nhưng chúng ta thực sự không có cách nào để ngồi xuống và trò chuyện về những gì chúng ta sợ hãi, những mối nguy hiểm là gì.”

Baynham nói rằng họ đưa vào phim những nhà điều hành công nghệ cả tốt lẫn xấu chính xác bởi vì nhiều ông trùm công nghệ không coi mình là kẻ xấu. Ông nói: “Họ nghĩ rằng họ đang thực hiện một sứ mệnh anh hùng là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Họ không phải kẻ xấu, họ đeo miếng che mắt.” Xét tạo hình, người tốt Marc giống Zuckerberg hơn (áo hoodie), trong khi kẻ xấu Andrew giống Steve Jobs (áo cổ lọ). Các tỉ phú và đồng phục họ chọn cực kỳ dễ bắt chước trên màn ảnh, điều này cũng có thể giải thích cho sự trỗi dậy của nhân vật phản diện công nghệ.

Các biên kịch Sarah Smith và Peter Baynham của Ron’s Gone Wrong thừa nhận chính nỗi lo ngại về việc sử dụng công nghệ của con cái họ đã truyền cảm hứng cho bộ phim

“Chúng tôi dựa vào những hình tượng này, chúng tôi dựa vào trang phục của Steve Jobs,” Smith nói. “Những gì bạn đang cố gắng làm là tóm tắt trong một vài nét khái quát, đơn giản về motif và những người đang làm việc trong ngành đó.”

Chừng nào trùm công nghệ còn là trùm công nghệ, khả năng họ sẽ tiếp tục xuất hiện trên phim. Suy cho cùng, sử dụng những nhân vật phản diện này là một cách dễ dàng để thể hiện mối quan ngại về các công nghệ mới nổi — con người là con người; mạch điện và chip thì không (chưa). Smith lưu ý rằng công nghệ có “sức mạnh phi thường” để thay đổi thế giới nhưng lập luận rằng ý thức hệ đằng sau công nghệ cũng thường có sức mạnh để gây hại. “Phim dành cho trẻ em phải thực sự đề cập đến những gì đang diễn ra trong cuộc sống của chúng, và đây là thay đổi lớn nhất trong việc nuôi dạy con cái mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể nhớ,” cô nói. “Việc tìm ra những phương thức văn hóa để kích thích cuộc trò chuyện là cực kỳ quan trọng.”

Họ đưa vào phim những nhà điều hành công nghệ cả tốt lẫn xấu chính xác bởi vì nhiều ông trùm công nghệ không coi mình là kẻ xấu. Xét tạo hình, người tốt Marc giống Zuckerberg hơn (áo hoodie), trong khi kẻ xấu Andrew giống Steve Jobs (áo cổ lọ)

Cho dẫu họ phải làm điều đó cũng trên một màn hình.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Wired