Nhà chức trách Trung Quốc khai trương công trình trị giá 420 triệu bảng
Anh để giúp điện ảnh nội địa cạnh tranh với các bộ phim hoạt hình bom
tấn như Kung Fu Panda.
Theo dự kiến, đây là trung tâm sáng tạo, bệ phóng cho các nhà làm phim
địa phương hướng tới đẳng cấp của các đại gia hoạt hình Hollywood như
Pixar và DreamWorks. Trung Quốc đã khai trương công trình trị giá 4,5 tỉ
nhân dân tệ (420 triệu bảng Anh) ở Thiên Tân, gần Bắc Kinh, nhằm sản
xuất các bộ phim có thể cạnh tranh với những siêu phẩm của phương Tây.
Nhà
chức trách Trung Quốc cho hay hơn 180 công ty sẽ hiện diện tại công
trình mới rộng 190 mẫu Anh, cách thủ đô khoảng 30 phút đi xe lửa cao
tốc.
Động thái này kế tiếp việc ra mắt phim hoạt hình bom tấn mới nhất của Hollywood mang đề tài Trung Quốc Kung Fu Panda 2,
tại Mỹ và Trung Quốc vào cuối tuần trước. Phần đầu đã phá kỷ lục phòng
vé tại Trung Quốc ba năm về trước, song bị một số người chỉ trích là sự
khai thác văn hóa Trung Quốc của phương Tây. Tuy nhiên, nhiều người thắc
mắc vì sao chưa có công ty trong nước nào làm được phim như bộ phim của
DreamWorks.
Áp phích phim Legend of a Rabbit
Hoạt hình Trung Quốc nỗ lực trên bình diện quốc tế, tuy nhiên dự án sắp tới, Legend of a Rabbit,
có vẻ là cố gắng nhằm khôi phục thế cân bằng. Tương tự tác phẩm của
DreamWorks, nhân vật chính là một người hùng nhân cách hóa học võ thuật,
ở đây là một chú thỏ khiêm nhường chiến đấu chống lại một chú gấu trúc
lão luyện để cứu môn phái. Dự án 3D trị giá 18 triệu USD, được phát
triển trong ba năm nhờ đội ngũ hơn 500 họa sĩ hoạt hình, dự kiến phát
hành vào tháng 6 ở Trung Quốc.
Dường như đây là kết quả của sự tự vấn lương tâm rộng rãi ở Trung Quốc sau thành công của Kung Fu Panda.
Khi bộ phim trở thành phim hoạt hình đầu tiên vượt mốc 100 triệu nhân
dân tệ tại phòng vé, đạo diễn từng đạt giải Lục Xuyên đã viết một bài
trên tờ báo quốc dân China Daily đặt câu hỏi vì sao phim hoạt hình Trung Quốc không thể đọ nổi.
“Tôi
không khỏi tự hỏi khi nào Trung Quốc có thể sản xuất một bộ phim cỡ
này,” đạo diễn Lục nói, bổ sung rằng ông đã thử làm phim hoạt hình phục
vụ Olympics 2008 song bị buộc phải từ bỏ do can thiệp của chính phủ.
“Tôi
tiếp tục nhận chỉ đạo và đặt hàng về diện mạo của bộ phim,” ông viết.
“Chúng tôi mất đi niềm vui sướng, hân hoan khi làm điều thú vị, cùng với
trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.”
Tại lễ khai trương công
trình mới ở Thiên Tân hôm 27/5, bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Thái Vũ
nói rằng sản xuất phim hoạt hình là một phần trong kế hoạch phát triển
nền văn hóa quốc gia đến năm 2015.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Guardian